Hiệp Khách Quậy Chúng là những phát minh không đình đám cho lắm, nhưng thật sự mang lại sự khác biệt lớn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Xin mời đọc tiếp.
Chúng là những phát minh không đình đám cho lắm, nhưng thật sự mang lại sự khác biệt lớn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Bảo tàng Khoa học London ở Anh vừa mở một cuộc triển lãm mới kéo dài một tháng tên gọi là Những người anh hùng ẩn danh – Thiên tài của những đồ dùng hàng ngày. Trong triển lãm này, những vật dụng như cái kẹp giấy, dây cao su, túi trà, hộp trứng… được trưng bày một cách trang trọng.
Đến với triển lãm này, quan khách có thể tìm hiểu câu chuyện về những phát minh đó, từ ý tưởng của nhà phát minh, đến bằng đăng kí sáng chế, đến thiết kế của họ và quá trình sản xuất.
Giấy bọc bọt khí
Nó bắt đầu ra đời hồi thập niên 1950 dưới dạng giấy dán tường bị hỏng, rồi là giấy cách li nhà kính, trước khi được đóng mác hàng hóa bởi những nhà phát minh của nó Alfred Fielding và Marc Chavannes, họ đã thành lập công ti Sealed Air Corporation.
Ngay vài năm trước khi công dụng đóng gói bảo vệ của nó được tiết lộ, hãng IBM đã sử dụng nó để bảo vệ trong khâu phân phối máy vi tính.
Ngày nay, niềm tin yêu của chúng ta đối với giấy bọc bọt khí vẫn không hề vơi. Một nhóm người trên Facebook gọi là “Tôi vẫn thích làm nổ những cái bọt trên giấy bọc bọt khí” đã huy động được đến 95.000 người hâm mộ.
Kẹp giấy
Người Mĩ Samuel B Fay đã được cấp bằng sáng chế kẹp giấy vào năm 1867. Nó có thiết kế hình tam giác và cuối cùng bị thay thế bởi kẹp giấy Gem lần đầu tiên quảng cáo vào năm 1894. Thiết kế của nó vẫn sử dụng ngày nay.
Một trang Facebook gọi là “Cái kẹp giấy này có nhiều fan hâm mộ hơn Miley Cyrus hay không?” cho đến nay vẫn còn lâu mới đạt tới mục tiêu của nó. Nó mới chỉ có 13.000 fan, trong khi ca sĩ Miley Cyrus có tới 16 triệu fan.
Dây cao su
Là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nước Anh, dây cao su được cấp bằng sáng chế cho Stephen Perry vào năm 1845. Nó rất được giới bưu chính thế giới ưa chuộng kể từ đó.
Hãng Royal Mail hiện nay sử dụng dây cao su màu đỏ với hi vọng rằng vì dễ thấy hơn nên màu đỏ sẽ khuyến khích nhân viên nhặt chúng lên nếu chúng bị rớt. Hãng này sử dụng khoảng 342 triệu sợi dây cao su đỏ mỗi năm để buộc gói thư từ và hàng hóa.
Hộp thiếc
Chúng ta nên cảm ơn Napoleon vì phát minh này. Vị hoàng đế vì thương xót những người lính yếu ớt của mình do thiếu dinh dưỡng nên đã treo giải 12.000 franc cho bất kì ai tìm ra một giải pháp.
Nicolas Appert đã đáp lại lời kêu gọi trách nhiệm đó vào năm 1810 và đã chế tạo ra những cái hộp đựng rèn sắt kín hơi và giành lấy giải thưởng.
Tuy nhiên, lúc ấy không có cái bật nắp mở hộp nên những người lính phải mở chúng bằng gươm hoặc dùng đá đập để mở.
Nước Anh sản xuất hơn 20 triệu hộp đựng như thế này mỗi năm.
Kẹp phơi quần áo
David M Smith phát minh ra kẹp phơi quần áo kiểu lò xo vào năm 1853 sau khi Jérémie Victor Opdebec đã sáng chế ra kẹp phơi quần áo bằng gỗ một miếng vài năm trước đó.
Vì quá sức đơn giản nên thiết kế hầu như chẳng thay đổi gì theo năm tháng.
Mắt mèo
Người Anh Percy Shaw đã mơ tới mắt mèo vào năm 1934 sau khi ông để ý đến cách ánh sáng đèn trước xe hơi của ông phản xạ trong mắt mèo.
Không bao lâu sau, ông đã thành lập công ti Reflecting Roadstuds Limited ở Halifax và bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Ngày nay, chúng được sử dụng để giúp các lái xe tìm đường đi trong bóng tối trên khắp thế giới.
Mắc quần áo
Vào năm 1904, người Mĩ Albert J Parkhouse đã nảy lên ý tưởng sáng tạo khi ông nhìn thấy một cái giá quần áo quá tải – ông đã chộp lấy một sợi dây và tạo ra cái ngày nay gọi là mắc quần áo.
Phát minh của ông là một phát minh đa năng. Một số người sử dụng chúng làm anten thu radio, bọn trộm cắp dùng chúng để đột nhập xe hơi, và vào năm 1995 một bác sĩ đã tiệt trùng một cái mắc bằng rượu brandy và dùng để nó để tiến hành một ca phẫu thuật khẩn cấp ở độ cao 35.000 foot trên một máy bay chở khách cho một hành khách bị suy phổi.
Băng dính
Nếu bị xước da hoặc chảy máu thì băng dính thật là hữu ích – và chúng ta có một nhân viên hãng Johnson & Johnson ở nước Mĩ hồi thập niên 1920 để cảm ơn vì đã nghĩ ra chúng.
Ông bắt đầu sử dụng keo dính – loại dùng để vá xe đạp – để băng kín những vết thương trên tay vợ ông khi làm bếp và đã kể cho ông chủ của ông nghe rằng chúng hoạt động rất tốt.
Johnson & Johnson tung chúng ra thị trường với tên gọi Band-Aids.
Hộp trứng
Nước Mĩ là nơi ra đời hộp trứng bìa cứng loại rẻ tiền.
Hồi năm 1911, một biên tập viên báo chí tên gọi là Joseph Coyle ở British Columbia đã được mời làm trung gian hòa giải giữa hai nhân vật địa phương – một người nông dân và một người chủ khách sạn. Ông chủ khách sạn phàn nàn rằng trứng do người nông dân mang tới luôn bị vỡ. Và thế là phát minh mới ra đời.
Container xuất khẩu
Đây là một phát minh khá gần đây so với phát minh thường nhật khác – năm 1956.
Vinh quang thuộc về ông trùm hàng hải Malcolm McLean. Ông nhận thấy thay vì phải chở nguyên chiếc xe tải trên tàu, tốt hơn là nên chế tạo các thùng chứa tách rời.
Túi trà
Đây là phát minh của một người New York tên là Thomas Sullivan. Ông này đã đưa túi trà ra thị trường vào năm 1904.
Có lẽ ý tưởng xuất phát từ những người tiêu dùng thường dìm những túi trà chưa mở vào trong nước nóng để kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Theo Daily Mail