Những tấm bản đồ làm thay đổi thế giới

Hiệp Khách Quậy Từ bản đồ Phòng vệ năm 1921 của Liên Xô cho đến Google Earth, dưới đây là 10 tấm bản đồ đã giúp định hình nên thế giới của chúng ta ngày nay. Xin mời đọc tiếp.

Từ bản đồ Phòng vệ năm 1921 của Liên Xô cho đến Google Earth, dưới đây là 10 tấm bản đồ đã giúp định hình nên thế giới của chúng ta ngày nay.

1. Bản đồ Phòng vệ năm 1921

Đất nước Liên Xô còn non trẻ bị đe dọa trước nạn xâm lược, nạn đói kém và những bất ổn xã hội. Để giải quyết vấn đề này, những nhà thiết kế xuất sắc như Dimitri Moor đã được sử dụng để tuyên truyền cho quan điểm thân Bolshevik.

Sử dụng một bản đồ nước Nga châu Âu và những nước lân cận, ảnh của Moor vẽ một người lính cận vệ Bolshevik anh dũng đánh bại những người ‘da trắng’ xâm lược giúp tạo dựng nên hình ảnh Liên Xô trong trí tưởng của người dân Nga.

alt

2. Bản đồ thế giới Henricus Martellus, khoảng 1490

Người ta đồn rằng Columbus đã sử dụng tấm bản đồ này hay một bản đồ tương tự để thuyết phục Ferdinand xứ Aragon và Isabella xứ Castile ủng hộ ông vào đầu những năm 1490.

Tấm bản đồ do một thợ vẽ người Đức sống ở Florence thực hiện và phản ánh những lí thuyết mới nhất về sự định hình của thế giới và những phương pháp chính xác nhất miêu tả nó trên một mặt phẳng.

Có vẻ như Columbus tranh luận, chẳng có khoảng cách lớn lắm giữa châu Âu và Trung Quốc, tính theo đường biển.

Đây cũng là tấm bản đồ đầu tiên ghi lại chuyến đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở Nam Phí do người Bồ Đào Nha thực hiện vào năm 1488.

Tấm bản đồ này thể hiện không có đường đất liền nối giữa châu Á và phương nam – và người châu Âu có thể đi tới xứ Ấn Độ giàu có ở phương đông bằng đường biển mà không phải đi qua vùng đất do người Hồi giáo kiểm soát.

alt

Bản đồ thế giới Henricus Martellus là bản đồ đầu tiên ghi lại chuyến đi vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở Nam Phí do người Bồ Đào Nha thực hiện vào năm 1488.

3. Bản đồ toàn cầu của người Trung Quốc, 1623

Được thực hiện cho Đế chế Trung Hoa, đây là bản đồ toàn cầu xưa nhất từng được biết tới của người Trung Quốc, và là sự hợp nhất của các nền văn hóa Đông Tây.

Những người sáng tạo ra nó được cho là các giáo sĩ truyền đạo Cơ đốc Manuel Dias (1574-1659), người đã giới thiệu kính thiên văn ở Trung Hoa, và Nicolo Longobardi (1565-1655), tổng giám mục của sứ mệnh truyền đạo ở Trung Hoa.

Cả hai là những học giả danh tiếng, và trong bản đồ này, mô tả đường bờ biển châu Phi và châu Âu trái ngược với các bản đồ Trung Quốc cổ.

Hai người này đã phóng đại kích cỡ của Trung Quốc và đặt nó vào trung tâm của thế giới, nếu không thế giới sẽ chủ yếu gồm toàn những hòn đảo nhỏ xa khơi.

Tuy nhiên, việc xử lí các thiên thực và các đường kinh tuyến, và thông tin của nó về độ nghiêng từ, bản đồ toàn cầu này phản ánh những ý tưởng đó đã được phát triển ở Trung Quốc sớm hơn ở phương Tây.

alt

Bản đồ toàn cầu Trung Quốc được thực hiện cho Đế chế Trung Hoa vào năm 1623.

4. Bản đồ thế giới Waldseemuller, 1507

‘Châu Mĩ” được đặt tên và được vẽ là một lục địa tách rời lần đầu tiên trong bản đồ này.

Bản thân tấm bản đồ được vẽ bởi một người thợ vẽ tài năng, Martin Waldseemüller, và được Matthias Ringmann đưa vào một cuốn sách nhỏ. Ấn tượng trước những tác phẩm của nhà hàng hải thành Florence, Amerigo Vespucci, Ringmann đã đề xuất Americas không phải là một phần của châu Á, như Columbus nghĩ, mà là một lục địa độc lập.

Giống như những lục địa khác mang tên gọi của nữ, châu Mĩ (America) mang tên của Vespucci. Có lẽ để nhấn mạnh sự tồn tại độc lập của Americas, tấm bản đồ thể hiện cái ngày nay chúng ta biết là Thái Bình Dương vỗ sóng bên bờ biển phía tây của Nam Mĩ, mặc dù sự tồn tại của nó chỉ được xác nhận trong những năm sau này.

alt

Bản đồ thế giới Waldseemüller lần đầu tiên đặt tên cho châu Mĩ và vẽ nó là một lục địa độc lập.

5. Google Earth, 2005

Google Earth thể hiện thế giới trong đó khu vực bạn quan tâm nhất (chẳng hạn trong ảnh bên dưới là vùng Avebury ở Wittshire) nằm ngay trung tâm và – với những nội dung ghi chú chồng lên trên – có thể chứa những thông tin bạn cho là quan trọng.

Hầu như đây là lần đầu tiên khả năng tạo dựng một tấm bản đồ chính xác nằm trong tay của mỗi người, và nó đã làm thế giới cách thức chúng ta nhìn nhận về thế giới. Nhưng nó là một dịch vụ có tính phí.

Bản đồ Google Earth có độ phân giải chi tiết cao và chứa những thông tin khá chính xác. Tuy nhiên, một số vùng dân cư thưa thớt và ‘kém quan trọng’ bị bỏ qua, không có mặt trong bản đồ.

alt

Khả năng tạo một bản đồ chính xác nằm trong tay của mọi người với Google Earth.

Xem tiếp Phần 2...

Theo Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm