Hiệp Khách Quậy Đồng bằng là những vị anh hùng không được ca ngợi của hành tinh chúng ta. Chúng làm màu mỡ hàng trăm nghìn km dọc ngang hành tinh chúng ta vì chúng mang phù sa từ những con sông đến với miền duyên hải. Xin mời đọc tiếp.
Đồng bằng là những vị anh hùng không được ca ngợi của hành tinh chúng ta. Chúng làm màu mỡ hàng trăm nghìn km dọc ngang hành tinh chúng ta vì chúng mang phù sa từ những con sông đến với miền duyên hải.
1/15 dân số thế giới sinh sống, hít thở và làm việc trên một trong 40 đồng bằng lớn trên hành tinh Trái đất, dựa trên sức mạnh vô tận của chúng để giữ ổn định cho cuộc sống.
Từ không gian, những khu vực rộng lớn này trông tựa như những mạch máu đang lan tỏa, băng xuyên qua toàn lục địa cho đến khi chúng vươn tới biển.
Thật vậy, chỉ khi nhìn từ không gian vũ trụ ta mới có thể nhận thức đúng quy mô của chúng và tác động của chúng đối với sự định hình đất liền của chúng ta – và chúng trông mới đẹp làm sao.
Bức tranh Van Gogh: Đây là đồng bằng ở quần đào Bijagos, Tây Phi. Chỉ 20 trong số 80 đảo có cư dân sinh sống – và trông nó có khác nào một bức họa Van Gogh chứ?
Vịnh Papua, Papua New Guinea: Khu vực rộng 400 km gồm một vùng biển rộng xấp xỉ 35.000 km vuông, với miền duyên hải phủ xanh những cánh rừng đước
Giống cây tiến hóa: Đồng bằng Lena ở Nga chiếm 61.000 km vuông đất liền, với vùng trung tâm rộng khoảng 30.000 km vuông, nó là một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới
Đan chéo: Đồng bằng Sông Ganges, Bangladesh, con sông thiêng liêng trong thế giới Hindu giáo
Con sông chảy qua: một đồng bằng ở Mississippi, Mĩ, với những mảng thực vật tươi xanh trên màn nước
Thượng Hải, Trung Quốc: Một ảnh chụp vệ tinh cho thấy cảng biển quan trọng ở Thượng Hải và vùng cửa sông Dương Tử
Đồng bằng Sông Khatanga ở Siberia, Nga, trông tựa như một đám mây khi nó đổ tuôn ra biển
Ảnh chụp vệ tinh này cho thấy một đồng bằng ở Vịnh Bombetoka, Madagascar: Thật khó tưởng tượng rằng 500 triệu cư dân trên thế giới đang sinh sống ven những con sông châu thổ như thế này
Dòng Địa ngục ư? Không – đây là vùng cửa sông Betsiboka ở Madagascar, con sông mang rất nhiều phù sa đỏ ra biển – sự xói mòn tự nhiên đang diễn ra khốc liệt ở khu vực này
Đồng bằng Sông Ganges, Bangladesh, với màu giả thể hiện sự tương phản giữa đất liền và mặt nước
Đồng bằng sông Nile chạy xuyên Cairo ở Ai Cập, cung cấp nhu cầu nước rất lớn cho khu vực. Đồng bằng này có tới 240 km tiếp giáp với bờ biển Địa Trung Hải
Phiêu phiêu: Một ảnh khác của đồng bằng Lena ở Nga, với màu giả làm nổi bật những lớp trầm tích khác nhau
Đồng bằng Volga ở Nga: Do sự biến đổi mực nước ở Biển Caspi, đồng bằng này đã mở rộng từ 3.000 km vuông lên hơn 25.000 km vuông trong hơn 130 năm qua
Đồng bằng sông Yukon, Alaska, mĩ, có diện tích lớn hơn cả bang Oregon, và có khoảng 25.000 người đang sinh sống
Xuân Nguyễn – thuvienvatly.com
Theo Daily Mail