Hiệp Khách Quậy Một nhà thiên văn nhẫn nại vừa phát hiện ra 18 hành tinh đồ sộ đang quay xung quanh những ngôi sao khổng lồ đang hấp hối bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Kết quả trên có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mặt trời của chúng ta và những hành tinh quay xung quanh nó. Xin mời đọc tiếp.
Một nhà thiên văn nhẫn nại vừa phát hiện ra 18 hành tinh đồ sộ đang quay xung quanh những ngôi sao khổng lồ đang hấp hối bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Kết quả trên có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về nguồn gốc của mặt trời của chúng ta và những hành tinh quay xung quanh nó.
Đây là đám hành tinh nhiều thứ hai từng được phát hiện – nó làm tăng con số vật thể đã biết đang quay xung quanh những ngôi sao khổng lồ lên thêm 50%.
Giáo sư John Johnson và đội khoa học của ông tại Viện Công nghệ California đã bỏ ra gần 10 năm trời nhằm chăm chú vào 300 hệ mặt trời, tìm kiếm dấu hiệu chao đảo gây ra bởi sức hút hấp dẫn của các hành tinh.
Toàn bộ 18 hành tinh mà giáo sư John Johnson và đội của ông tìm thấy đều có kích cỡ chừng bằng Mộc tinh
Những hành tinh này được tìm thấy bằng cách tìm kiếm sự biến thiên trường hấp dẫn của ngôi sao của chúng khi chúng quay xung quanh
Đó là dự án mà giáo sư Johnson đã theo đuổi kể từ khi ông còn là sinh viên tại trường Đại học California, Berkley.
“Tôi ví nó như một khu vườn. Bạn gieo hạt giống và bỏ vào đó rất nhiều công sức”, giáo sư Johnson chia sẻ. “Rồi một thập niên trôi qua, khu vườn của bạn giờ đã to lớn và đầy màu sắc. Đó là tình trạng của tôi hiện nay. Khu vườn của tôi tràn ngập những quả cà chua to lớn, sáng rỡ, mọng nước – tức những hành tinh cỡ Mộc tinh này”.
Giáo sư Johnson sử dụng các kính thiên văn mạnh tại Đài thiên văn W.M. Keck ở Hawaii. Ông tập trung vào những ngôi sao sáng gấp 1,5 lần mặt trời. Những ngôi sao này vừa mới trải qua giai đoạn chính trong cuộc đời của chúng, gọi là ‘về hưu’, và hiện đang ‘thở dốc’ thành những ngôi sao ‘hạ kềnh’ (dưới mức khổng lồ).
Các hành tinh tìm thấy đều là những hành tinh khí khổng lồ, chừng bằng kích thước Mộc tinh. Nhưng có lẽ cái đáng chú ý nhất của khám phá trên là nghiên cứu của chúng đến ngôi sao của chúng – khoảng 27 triệu dặm, gần hơn 30% so với khoảng cách trung bình từ mặt trời đến trái đất.
Ảnh minh họa những hành tinh khí khổng lồ mới phát hiện. Ảnh thiên văn của các nhà khoa học không rõ ràng được như thế này
Nếu một hành tinh đồ sộ như Mộc tinh đến gần mặt trời của chúng ta, các nhà khoa học tin rằng nó sẽ bị nuốt vào và hủy mất trong một vụ nổ khủng khiếp. Giáo sư Johnson và các nhà khoa học khác hiện đang tìm hiểu xem tại sao điều này đã không xảy ra với 18 hành tinh có quỹ đạo quay gần như vậy.
Ngoài ra, các hành tinh dường như chuyển động trong những quỹ đạo tròn đơn giản xung quanh những ngôi sao lớn của chúng, trong khi các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta có những quỹ đạo elip khác biệt nhau nhiều.
Những đặc điểm độc đáo đó khiến giáo sư Johnson kết luận rằng những hành tinh này dường như đã hình thành những hạt giống tích góp chất khí và bụi trong một cái đĩa bao xung quanh một ngôi sao mới ra đời. Kết quả này giúp làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành của các hành tinh – kể cả các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.
Đài thiên văn W.M. Keck ở Hawaii
Theo Daily Mail