Có lẽ chúng ta đang sống trong một mô phỏng máy tính

Hiệp Khách Quậy Nếu vũ trụ chỉ là một mô phỏng kiểu như trong phim Ma trận, thì làm thế nào chúng ta biết được chứ? Nhà vật lí Silas Beane nghĩ rằng ông đã có câu trả lời. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của ông với tạp chí New Scientist. Xin mời đọc tiếp.

Nếu vũ trụ chỉ là một mô phỏng kiểu như trong phim Ma trận, thì làm thế nào chúng ta biết được chứ? Nhà vật lí Silas Beane nghĩ rằng ông đã có câu trả lời. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của ông với tạp chí New Scientist.

Silas Beane

Silas Beane là một nhà vật lí tại trường Đại học Bonn, Đức. Bài báo của ông “Những ràng buộc về Vũ trụ dưới dạng một mô phỏng số” vừa được duyệt đăng trên tạp chí Physical Review D

Có quan điểm cho rằng chúng ta đang sống trong một mô phỏng giống hệt như trong truyện khoa học viễn tưởng mô tả, có phải vậy không?

Có một lập luận nổi tiếng rằng có khả năng chúng ta thật sự đang sống trong một mô phỏng. Quan điểm đó là trong tương lai, con người sẽ có thể mô phỏng toàn bộ vũ trụ khá dễ dàng. Và biết trước sự vô tận của thời gian ở phía trước, số lượng những mô phỏng này có khả năng là khổng lồ. Cho nên nếu bạn hỏi: ‘có phải chúng ta đang sống trong một thực tại có thật hay trong một trong nhiều mô phỏng đó?’, thì câu trả lời, nói theo kiểu thống kê, là có khả năng hơn chúng ta đang sống trong một mô phỏng.

Làm sao ông nghiên cứu được vấn đề này?

Công việc thường ngày của tôi là làm các mô phỏng điện toán hiệu quả cao của các lực của tự nhiên, nhất là lực hạt nhân mạnh. Các đồng nghiệp của tôi và tôi sử dụng một mạng cấu trúc dạng lưới để biểu diễn một lát nhỏ của không gian và thời gian. Chúng tôi đưa hết các lực vào khối lập phương nhỏ đó và tính xem cái gì xảy ra. Tóm lại, chúng tôi đang mô phỏng một góc rất nhỏ bé của vũ trụ.

Các mô phỏng của ông chính xác ra sao?

Chúng tôi có thể tính ra một số tính chất của những cái có thật như những hạt nhân đơn giản nhất. Nhưng quá trình đó cũng gây ra một số cái nhân tạo không xuất hiện trong thế giới thực và chúng tôi phải loại bỏ. Cho nên chúng tôi bắt đầu nghĩ về loại tạo tác nào có thể xuất hiện nếu như chúng ta sống trong một mô phỏng.

Ông đã khám phá ra điều gì chăng?

Trong vũ trụ của chúng ta, các định luật vật lí là giống nhau theo mọi chiều. Nhưng trong một mạng lưới, điều này thay đổi vì bạn không còn có không thời gian liên tục nữa, và các định luật vật lí sẽ phụ thuộc vào chiều đang xét. Các mô phỏng sẽ có thể che ẩn hiệu ứng này nhưng chúng sẽ không thể tống khứ nó hoàn toàn.

Làm thế nào chúng ta có thể thu bằng chứng rằng chúng ta đang ở trong một mô phỏng?

Sử dụng những hạt năng lượng rất cao. Những hạt năng lượng cao nhất mà chúng ta biết là những tia vũ trụ và có một ngưỡng tự nhiên đã biết của năng lượng của chúng là khoảng 1020 electron volt. Chúng tôi tính được rằng nếu các mô phỏng sử dụng cỡ lưới khoảng 10-27m thì năng lượng ngưỡng đó sẽ biến thiên theo những chiều khác nhau.

Các tia vũ trụ có biến thiên theo kiểu này không?

Chúng tôi không biết. Những tia vũ trụ năng lượng cao nhất là rất hiếm. Một kilomet vuông trên Trái đất chỉ bị một hạt va trúng một lần trong một thế kỉ nên chúng ta không có thể lập bản đồ phân bố của chúng trong thời gian sớm được. Và cho dù chúng ta làm được thế, thì cũng sẽ khó mà chứng minh rằng đây là bằng chứng thuyết phục rằng chúng ta đang ở trong một mô phỏng.

Nhưng chúng ta có thể cải thiện các mô phỏng của mình không?

Cỡ vũ trụ mà chúng tôi mô phỏng chỉ là một fermi, tức là một hình hộp với mỗi cạnh dài 10-15m. Nhưng chúng ta có thể sử dụng định luật Moore để tưởng tượng ra cái chúng ta có thể mô phỏng trong tương lai. Nếu các xu hướng hiện nay trong kĩ thuật điện toán còn tiếp diễn, thì chúng ta sẽ có thể mô phỏng một vũ trụ kích cỡ bằng một con người trong vòng một thế kỉ tới và trong vòng năm thế kỉ chúng ta có thể làm chủ một hộp to 1026m. Đó là cỡ của vũ trụ có thể quan sát.

Mọi người phản ứng như thế nào trước nghiên cứu của ông?

Tôi đã có một bài giảng về đề tài này và những người có mặt đã bất ngờ. Một nửa số người đã nhìn tôi như thể tôi bị khùng và nửa số người còn lại thì rất nhiệt tình.

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm