Cần tổ chức một Năm Quốc tế Ánh sáng

Hiệp Khách Quậy Với rất nhiều lễ kỉ niệm diễn ra trong năm 2015 dành cho ngành quang học và điện từ học, Luisa Cifarelli kêu gọi dành riêng một năm gọi là Năm Quốc tế Ánh sáng. Xin mời đọc tiếp.

Với rất nhiều lễ kỉ niệm diễn ra trong năm 2015 dành cho ngành quang học và điện từ học, Luisa Cifarelli kêu gọi dành riêng một năm gọi là Năm Quốc tế Ánh sáng.

 Ánh sáng là trung tâm của văn hóa, cũng như khoa học, là bộ mặt của xã hội loài người

Ánh sáng là trung tâm của văn hóa, cũng như khoa học, là bộ mặt của xã hội loài người. Ảnh: iStockphoto.com/yuyanga

Ánh sáng giữ một vai trò quan trọng trong khoa học, công nghệ và văn hóa. Nghiên cứu ánh sáng và điện từ học là cơ sở cho sự phát triển của hầu như mọi ngành khoa học hiện đại. Ánh sáng đưa đến sự tồn tại của bản thân sự sống thông qua sự quang hợp, và là sứ giả chính yếu của chúng ta từ việc nghiên cứu vũ trụ vĩ mô đến vi mô. Các công nghệ nền tảng ánh sáng đã làm cách mạng hóa ngành y khoa và mở ra một kênh truyền thông quốc tế thông qua Internet, và sẽ tiếp tục lát đường cho sự phát triển trong tương lai của xã hội loài người.

Các nhà khoa học, từ nhà vật lí đến nhà thiên văn và nhà sinh vật học, tất nhiên, đều nhận thức được tầm quan trọng hết sức to lớn của ngành khoa học và công nghệ quang học đối với sự phát triển tương lai. Nhưng cái thiết yếu là thông điệp này được truyền đi ngày một nhanh hơn và những trí tuệ trẻ xuất sắc nhất tiếp tục bị thu hút vào những nghề nghiệp liên quan đến khoa học và công nghệ. Chính vì lí do này mà ta nên có một Năm Quốc tế Ánh sáng nhằm thúc đẩy công chúng và giới chính sách hiểu rõ hơn về vai trò trung tâm của ánh sáng trong thế giới hiện đại.

Được khởi xướng bởi Hội Vật lí châu Âu (EPS), lời kêu gọi cho một Năm Quốc tế Ánh sáng đã tập hợp được một nhóm đối tác ấn tượng, trong đó có Viện Vật lí. EPS hiện đang tiếp cận những hiệp hội khoa học quốc tế và các học viện để lôi kéo họ vào sự phát triển tương lai của sáng kiến trên. Đề xuất cũng đã nhận được một sự tán thành quan trọng từ Hội Vật lí và Vật lí Ứng dụng Quốc tế (IUPAP) trong phiên họp toàn thể của hội ở London trong tháng nước, sẽ cho phép các tổ chức chuẩn bị cho một đề xuất chính thức trong năm tới trước Liên hiệp quốc và UNESCO – tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, để có sự thành công, chúng ta cần có sự ủng hộ của toàn thể cộng đồng khoa học.

Ánh sáng là số một

Liên hiệp quốc đã công bố “năm quốc tế” kể từ năm 1959 để thu hút sự chú ý đến những chủ đề có tầm quan trọng toàn cầu, và những hoạt động này phải được sự nhất trí của hội đồng toàn thể của Liên hiệp quốc. Đã có một số kế hoạch khoa học thành công trong những năm qua, như năm vật lí 2005, năm thiên văn 2009, và năm hóa học 2011. Một Năm Quốc tế Ánh sáng vào năm 2015 dường như là một chọn lựa tự nhiên, biết rằng đây sẽ là năm có loạt lễ kỉ niệm, tất cả trong số đó đều giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ánh sáng.

Đặc biệt, năm 2015 sẽ là 200 năm kể từ khi đăng bài báo hạt giống của Augustin-Jean Fresnel giới thiệu khái niệm bản chất sóng của ánh sáng và 150 năm kể từ công trình của James Clerk Maxwell về điện từ học, lí thuyết đặt nền tảng cho các công nghệ phong phú từ laser cho đến điện thoại di động. Đây cũng là năm đánh dấu sự thống nhất của tốc độ ánh sáng là một bộ phận thiết yếu của sự mô tả của chúng ta về không gian và thời gian trong các phương trình thuyết tương đối rộng Einstein, đồng thời là kỉ niệm lần thứ 50 của khám phá của Arno Penzias và Robert Woodrow Wilson về bức xạ nền vi sóng vũ trụ - tiếng vọng điện từ của Big Bang.

Sau sáng kiến của phân viện quang học và điện tử học lượng tử thuộc EPS hồi năm 2009, Năm Quốc tế Ánh sáng được EPS tuyên bố trong hội thảo Passion for Light tổ chức ở Varenna, Italy, hôm 16 tháng 9 vừa qua. Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 nhà vật lí danh tiếng, trong đó có người đoạt giải Nobel Theodor Hänsch, chủ tịch IOP và nhà tiên phong quang học lượng tử Peter Knight và Luciano Maiani, cựu tổng giám đốc CERN. Ngoài ra, Mario Scalet, trưởng ban khoa học thuộc văn phòng UNESCO Venice, đã có một buổi nói chuyện giới thiệu vai trò chung của UNESCO trong việc ủng hộ khoa học, văn hóa và giáo dục, và Joseph Niemela, giám đốc chương trình giáo dục quang học thuộc UNESCO, đã giới thiệu tổng quan về những hoạt động vươn xa của UNESCO.

Với việc mang những người tham dự từ nhiều lĩnh vực khác nhau như vậy đến ngồi với nhau, hội thảo đã chứng tỏ rằng ánh sáng có tác động như thế nào đến tất cả các lĩnh vực khoa học. Cấu trúc chung của năm ánh sáng, đã được xác lập tại cuộc họp Varenna, sẽ tập trung vào bốn kế hoạch quy mô: khoa học cơ bản về ánh sáng; việc sử dụng ánh sáng làm một công nghệ đa năng; ứng dụng của ánh sáng để cải thiện chất lượng cuộc sống ở thế giới đang phát triển; và một kế hoạch giáo dục thu hút những nhà khoa học tiên phong từng nghiên cứu ánh sáng và quang học trong lịch sử.

Một Năm Quốc tế Ánh sáng sẽ có một tiềm năng gần như độc nhất vô nhị nhằm chứng minh rằng khoa học không còn gồm những ngành đơn giản và tách biệt nữa, và sẽ làm sáng tỏ rằng thế kỉ 21 sẽ chứng kiến một nhu cầu tăng dần đối với sự tương tác mạnh mẽ giữa mọi lĩnh vực nhằm đạt tới những mục tiêu khoa học đầy tham vọng nhất. Với sự ủng hộ của IUPAP, các đối tác trong dự án nay đang làm việc nhằm chuẩn bị những bước cần thiết cho năm 2015 có thể được tuyên bố là Năm Quốc tế Ánh sáng.

Nhưng chúng ta không nên quên rằng ánh sáng có tầm vươn xa hơn khoa học nhiều lắm. Biết vai trò trung tâm của nó trong văn hóa và nghệ thuật, một Năm Quốc tế Ánh sáng sẽ không chỉ dành cho các nhà khoa học và nhà vật lí, mà sẽ dành cho toàn thể nhân loại.

  • Nếu bạn quan tâm đến việc lập kế hoạch cho Năm Quốc tế Ánh sáng, hãy gửi e-mail đến light@eps.org

Luisa Cifarelli, chủ tịch Hội Vật lí châu Âu (Physics World, tháng 12/2011)

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm