Hiệp Khách Quậy Hôm nay chúng tôi vừa được tin từ Viện Pháp Quốc (Institut de France, Paris), một tin vui là giải thưởng “Cino del Duca 2012” trị giá 300.000 euros đã được dành cho Giáo sư Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận Xin mời đọc tiếp.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận
đoạt giải thưởng quốc tế Cino del Duca 2012
Hôm nay chúng tôi vừa được tin từ Viện Pháp Quốc (Institut de France, Paris), một tin vui là giải thưởng “Cino del Duca 2012” trị giá 300.000 euros đã được dành cho Giáo sư Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận
Giải thưởng “Cino del Duca” có mục đích khuyến khích các tác giá người Pháp hay nước ngoài mà sự nghiệp văn chương hay khoa học chất chứa một thông điệp nhân văn hiện đại. Các năm vừa qua, sau khi đã chọn các nhân vật như Vargas Llosa, Milan Kundera hay Patrick Modiano, ban Giám khảo đã quyết định trao giảo quốc tế 2012 cho Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn học, nhà văn, vì những cống hiến quý giá dùng tiếng Pháp đề quần chúng hóa hiểu biết khoa học. Ban Giám khảo cũng tỏ lòng ngưởng mộ đến tác giả.
Buổi lễ trao giải sẽ được tổ chức ngày 6/6/2012 tại « Coupole de l’Institut de France ».
Đây là một tin vui lớn, một vinh dự cho giới khoa học Việt Nam đặc biệt giới khoa học Việt Kiều!
Xin nhiệt liệt chúc mừng GS Trịnh Xuân Thuận.
Nguyễn Đăng Hưng
Giáo sư Danh dự Thực thụ trường Đại học Liège, Bỉ
Viện Pháp Quốc (Institut de France, Paris)
Về Quỹ Simone et Cino Del Luca
Quỹ « Simone et Cino Del Luca » thành hình năm 1975 trong khuôn khổ những sinh hoạt của Viện Pháp Quốc (Institut de France, Paris). Quỹ này trao giải thưởng về nghệ thuật, văn học và khoa học nhở ở nguồn kinh phí tài trợ. Theo thông lệ, mỗi năm sẽ có 3 giải thưởng : giải thưởng khoa học, giải thưởng quốc tế (trị giá 300.000 euros mỗi giải) và giải khảo cỗ trị giá 200.000 euros.
Giải thưởng “Cino del Duca” quốc tế được khai sinh bỡi Simone del Duca trong năm 1969. Một Hội đồng Giám khảo, do một thành viên thường trực của Hàn Lâm Viện Pháp chủ trì, mỗi năm đứng ra tuyển chọn và trao giải. Thành phần Hội đồng Giám khảo thay đồng hằng năm. Chính đây là dấu ấn đặc biệt của giải vì nó nói lên tinh thần tôn trọng tự do ngôn luận của Hội đồng. Năm nay 2012 người chủ trì Hội Đồng Giám khảo là Bà Hélène Carrère d’Encausse, thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, một nhà sử học đã tiên đoán sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết trước những năm 90.
Cũng cần kể ra đây những nhân vật nỗi tiếng đã được chọn trước đây :
1974 : Nhà vật lý học Nga Andrei Shaharov (cũng đã nhận giải Nobel hòa bình)
1978 : Nhà văn Léopold Sédar Senghor, nguyên Tổng thống Sénégal.
1997 : Vaclav Havel, nhà soạn kịch, nguyên Tổng Thống Cộng hòa Séc
2005 : Simon Leys nhà sử học Bỉ
2009 : Milan Kundera, nhà văn Pháp gốc Séc
2010: Patrick Modiano, nhà văn Pháp
Tóm tắt thân thế và sự nghiệp của Trịnh Xuân Thuận
theo WIKIPEDIA
Tiểu sử
Sinh ra tại Hà Nội, Trịnh Xuân Thuận lúc sáu tuổi theo gia đình di cư vào Nam rồi lớn lên ở Sài Gòn. Ông học Trường Yersin (Lycée Yersin) tại Đà Lạt (địa điểm nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), và Trường Jean Jacques Rousseau (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn) tại Sài Gòn.
Năm 1966, sau tú tài, ông rời Sài Gòn đi du học Thụy Sĩ, và sau đó được nhận một học bổng du học tại Hoa Kỳ.
Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Kỹ thuật California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Đại học Paris VII (Université Paris VII - Diderot)
Tác phẩm
Trịnh Xuân Thuận thấm nhuần văn hóa Pháp, là công dân và làm việc tại Hoa Kỳ, viết những công trình khoa học bằng tiếng Anh, nhưng viết những tác phẩm về vũ trụ lại bằng tiếng Pháp. Điều đáng nói là những tác phẩm về vũ trụ nhưng đọc dễ hiểu, bởi chúng được viết từ một nhà khoa học giàu mỹ cảm, bằng tư duy lô-gích của một nhà khoa học, nhà triết học và trí tưởng tượng của một nhà thơ sành sỏi thiên văn. Chính kiến thức sâu rộng, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của Trịnh Xuân Thuận, những khái niệm về thiên văn mà ông trình bày trở nên mềm mại, óng ả. Đó cũng là phương pháp của ông để đưa thiên văn học gần gũi với mọi người: ‘Tác phẩm này dành cho những chính nhân (honnête homme), những người không có một hành trang kỹ thuật, nhưng tò mò muốn biết không chỉ những điều kỳ lạ mới nhất của khoa học ở thế kỷ XX mà cả những hệ quả triết học và thần học của những thành tựu đó’ (lời đề tựa tác phẩm “Hỗn độn và hài hòa”). Chính phương pháp đó cũng được sử dụng trong “Giai điệu bí ẩn” và đưa nó trở thành tác phẩm best-seller ở Pháp và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Có lẽ đó cũng là lý do đưa Trịnh Xuân Thuận, một công dân Mỹ lại có mặt chính thức trong phái đoàn của Tổng thống Mitterrand thăm Việt Nam năm 1993.”
Các bản dịch tiếng Việt
Giải thưởng
Theo Blog của GS Nguyễn Đăng Hưng (http://www.ndanghung.com)