Hiệp Khách Quậy Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ đến với chúng ta. Trong khoa học cũng chính từ những việc bất ngờ mà đã dẫn đến rất nhiều những phát minh nổi tiếng của các nhà khoa học. Sau đây là một số mẫu chuyện kế về các thành tựu khoa học được phát minh bất ngờ. Xin mời đọc tiếp.
Tất cả chúng ta được sinh ra và tồn tại trong vũ trụ này là một điều không phải ngẫu nhiên. Mọi thứ trong vũ trụ đều có nguồn gốc và nguyên nhân của nó. Xã hội ta đang sống hiện nay cũng đã đi qua một quá trình lịch sử lâu dài. Ngay cả chúng ta cũng không biết mình được hình thành và tạo ra như thế nào. Để biết được chúng ta phải tìm hiểu về lịch sử của loài người là con người được xuất phát từ loài linh trưởng hay loài vượn người tinh khôn Homosapiens? Hay là sự xuất hiện đầu tiên là có hạt co-a-xet-va. Chúng ta thấy rằng tất các các môn học trong tự nhiên hay xã hội nó điều có quan hệ biện chứng chặt chẽ cho nhau chứ không tách rời nhau. Nhờ các ngành khoa học mà chúng ta đã xóa bỏ được quan niệm thế giới loài người là do thần linh tạo nên. Qua đó chúng ta hoàn toàn xóa bỏ đêm trường trung cổ.
Vật lý được coi là một môn khoa học cơ bản nhất của khoa học tự nhiên. Nó giải quyết các thành phần cơ bản nhất cùa vật chất và các tương tác của chúng cũng như nghiên cứu về các nguyên tử và việc tạo thành phân tử và chất rắn.Vật lý cố gắng đưa ra những mô tả thống nhất về tính chất của vật chất và bức xạ, bao quát rất nhiều loại hiện tượng.
Tri thức là một quá trình có tính lịch sừ, mỗi khoa học đều có lịch sử của nó. Lịch sử vật lý nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khoa học vật lý như một thể thống nhất. Nó trình bày các sự kiện vật lý có chọn lọc và có hệ thống nhằm tái hiện toàn bộ quá trình của khoa học vật lý. Lịch sử vật lý phân tích những sự kiện vật lý nhằm chứng minh rằng đó là sự phát triển tất yếu và điều quan trọng hàng đầu là tìm ra quy luật tổng quát của sự phát triển vật lý học. Vật lý là một hình thái nhận thức thế giới tự nhiên của con người.
Nó có nhiệm vụ phát hiện, trình bày các sự kiện vật lý một cách hệ thống có chọn lọc. Lịch sử vật lý phân tích và tìm ra các quy luật tổng quát của sự phát triển vật lý qua các thời đại. Nhà bác học Louis DeBroglie đã nói: “ Nhà vật lý tìm hiểu sự phát triển của vật lý sẽ mang lại nhiều bổ ích trong cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình”.
“Nghiên cứu lịch sử các khoa học không phải là bới đống tro tàn mà tìm trong đó ngọn lửa, rút ra bài học cho tương lai".
Bài viết này tìm hiểu những phát minh bất ngờ của quá trình lịch sử vật lý, nhưng không có thể hiện đầy đủ mà chỉ một phần nhỏ và không có độ chính xác cao. Vì có nhiều nguồn thông tin khác nhau nên mỗi tư liệu có sự khác biệt và nhóm nhất quyết thống nhất lấy theo sách Hứa Duy Lượng.
Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ đến với chúng ta. Trong khoa học cũng chính từ những việc bất ngờ mà đã dẫn đến rất nhiều những phát minh nổi tiếng của các nhà khoa học. Sau đây là một số mẫu chuyện kế về các thành tựu khoa học được phát minh bất ngờ.
Chúng tôi xin phép được trình bày về vấn đề những phát minh bất ngờ trong vật lý. Nhóm xin phép được đi sâu vào chi tiết một số mẫu chuyện.
Thẩm Quát: Mộng Khê Bút Đàm
Mã Quân: Xe chỉ Nam
Planck: Gợi ý từ người thợ nề
Rutherford: Mẩu hành tinh nguyên tử
Du Hạo: Biện Thành Bát Cảnh
chimede: Định Luật Archimede
Newton: Định luật vạn vật hấp hẫn
Franklin: Lý thuyết điện học
Alessandro Volta: Pin Volta
Samuel Morse: Tín hiệu Morse
Thomas Edison: Bóng đèn
Ronghen: Tia X
Bắc Tống Trung Quốc, Phố Nhuận Châu (Trần Giang Tỉnh Giang Tố) có nơi gọi là Mộng Khê Viên, ở đó có hòn núi, cạnh núi có ngôi nhà có một giá sách chiếm hơn nữa phòng, là nơi Thẩm Quát ngồi làm sách. Có một bộ nồi tiếng ông viết là Mộng Khê Bút Đàm. Có những trang viết về âm thanh ông có kể lại một câu chuyện, ông có một người bạn yêu nhạc, hôm nào đến ông cũng được nghe nhạc nhưng một hôm ông đến không nghe bạn đánh đàn. Ông hỏi lí do ở ông bạn thì nghe bạn ông giải thích là” phòng trống của nhà có treo cây đàn Tỳ Bà, cứ mỗi khi tấu nhạc điệu bằng Sáo và Sênh thì đàn Tỳ Bà cũng họa theo”, bạn ông cho là có ma nên không hòa tấu nữa.
Thẩm Quát nghĩ: Người ta dùng da bò làm ống đựng tên, lúc hành quân để gói đầu ngủ, trong ống rỗng có thề nghe tiếng người và ngựa trong vòng vài dặm. Suy nghĩ rồi ông cho rằng âm thanh đó có thể do cộng hưởng rồi ông giải thích cho bạn ông hiểu rõ.
Theo truyền thuyết thời thượng cổ ở Trung Quốc, Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu do trời có mây quân không nhìn rõ hướng Hoàng Đế nghĩ ra xe Chỉ Nam chỉ phương cho quân sĩ đánh lại Xuy Vưu. Còn một truyền thuyết vào thời Chu, Sứ giả người Việt Thường ở phương Nam không nhớ đường về, Chu Công làm ra xe Chỉ Nam sai người đưa sứ về nước.
Mã Quân là nhà phát minh máy móc kiệt xuất đời Tam Quốc, người nước Ngụy. Nghe truyền thuyết Ông suy nghĩ, có lần trước mặt Ngụy Minh Đế Mã Quân giải thích rõ và được Ngụy Minh Đế chuẩn cho Mã Quân chế thử. Ông về nghĩ cách, có một hôm Mã Quân ngồi xe ngựa cùng bạn đi dạo, trên xe Mã Quân chăm chú nhìn cách quẹo trái phải của xe, cuối cùng cũng tìm thấy chỗ thắt gút của vấn đề. Qua nhiều lần thử nghiệm ông đã chế tạo ra được chính xác. Mã Quân biểu diễn trong cung, trên xe Chỉ Nam có một người bằng gỗ, bất luận xe đi hướng nào ngón tay cũng chỉ về hướng Nam. Vậy có phải trong tay người gồ đề nam chăm không? Không! Trong xe có một hệ thống bánh răng cơ giới phức tạp, tinh xảo. Lợi dụng sự chuyền động theo chiều khác nhau của các bánh xe răng mà ông đã chế thành. Xe Chỉ Nam là thiết bị tự động hóa thuộc loại sớm nhất của thế giới.
Max Karl Ernst Ludwing Planck nhà vật lý nổi tiếng thế kỉ 19 đang yên nghỉ. Tấm bia trên mộ ông, không có những lời ca ngợi công đức dài dòng văn tự, mà chỉ có công thức toán học sau đây: “ h=6,625.10 erg .sec ”.
Nhờ đó mà ông đoạt giải Nobel, nhờ đó mà sáng lập ra thuyết lượng tử.
Khi còn đi học thầy Muller của ông có một hôm kể về một người thợ nề vất vả bưng từng viên gạch xây nhà. Thầy nói ông ta bỏ công ra nơ viên gạch mất công vô ích nhưng không mất nó tồn tại một năm, hai năm... nhiều năm cho đến khi viên gạch nọ bông ra rơi xuống đất mới kết thúc. Mẫu chuyện này nói rõ nguyên lý quan trọng là định luật bảo toàn. Năng lượng không tự sinh ra mà cũng không tự mất đi mà nó chỉ chuyền từ dạng này sang dạng khác, song trong hệ kín năng lượng được bảo tồn. Mẫu chuyện có vai trò lớn trong việc xây dựng thuyết lượng tử của ông.
Ông có tên đầy đủ là Ernest Rutherford. Năm 24 tuổi ông được học bổng nghiên cứu tại Đại Học Cambridge Anh. Năm1899, ông tìm ra tia phóng xạ anhpha, bê ta. Năm 1902 ông với Soddy cho ra thuyết phân rã nguyên tử (đoạt giải ba Nobel Hóa).
Thầy ông-Thomxon có lần giảng bài nói rằng: ”tôi cho rằng mô hình của nguyên tử giống như quả dưa hấu, ruột dưa tượng trưng cho các điện tích dương phân bố bên trong nguyên tử, còn vỏ dưa chính là điện tử”. Ông dựa vào đó làm thí nghiệm và nói rằng: ”Hạt nhân nguyên tử giống như mặt trời, điện tử giống như những hành tinh quay quanh mặt trời”. Đó là lý thuyết về mẫu nguyên tử hành tinh Rutheford. Từ đó vật lý nguyên tử, vật lý hạt nhân ra đời. Để tưởng niệm ông người ta đúc pho tượng đồng bán thân của ông trước cửa của phòng thực nghiệm Học hội Hoàng gia Anh.
Tháp nghiêng Pida nổi tiếng thế giới được xây dựng năm 1173, tháp bị nghiêng do có vấn đề về nền móng. Còn ở Trung Quốc, thời Tống có xây một tháp nghiêng, người tạo ra kiến trúc đó là Du Hạo năm 989 trên bờ sông Ngũ Trượng của thành Biện Kinh nay là thành phố Khai Phong, có đủ các loại người quan, dân..họ tập trung để xem khánh thành tháp linh cảm. Tháp cao 13 tầng, ngôi tháp có hình bát giác, cao 120m, tháp cao nhất Biện Kinh lúc đó. Có một người hỏi: ”Thưa Tiến sĩ tháp này rõ ràng nghiêng hẳn về Tây Bắc, mặt Bắc của ngôi tháp cao hơn hẳn mặt Nam đó là vì sao vậy?”. Ông giải thích ở Bắc Kinh có gió Tây Bắc quanh năm, đất thì bằng phẳng, gió mạnh, thời gian trôi qua thân tháp sẽ dần dần thẳng đứng, sông Ngũ Trượng nằm ở chân ngôi tháp này năm năm tháng tháng chảy qua sẽ làm cho chân ngôi tháp lún xuống. Hiện tại phía Bắc tháp cao hơn ở phía Nam là phòng khi chân tháp lún xuống”.
Nó bằng gỗ và rất chắc chắn. Lẽ ra theo tính toán nó tồn tại khoảng 700 năm, nhưng do khối lửa chiến tranh tàn phá. Sau đó người ta xây lại một ngôi tháp Sắt, không phải nó được dựng lên bằng gang thép mà có tên như vậy, mà do gạch nung có màu như gang thép. Về sau nó là một trong “Biện Thành Bát Cảnh” hấp dẫn người bốn phương tham quan du lich.
| ||
Archimede |
|
Archimede sinh năm 287 TCN. Ông là nhà Toán Học,Vật Lý của Hy Lạp.
Ông sinh ở thành phố cảng Syracure, Sicily.
Các thành tựu của ông như là:
+Lực đẩy Archimede.
+ Định luật đòn bẩy.
+ Làm các tấm gương lớn hội tụ ánh sáng mặt trời thêu rụi các con tàu của người La Mã…
Ä Góp phần lớn cho lĩnh vực phát triễn khoa học ngày nay.
Archimede có câu nói nổi tiếng rằng: ” Hãy cho tôi một đểm tựa, tôi sẽ nâng quả đất lên”. Tất nhiên đây chỉ là câu nói để nâng cao tính ưu việt của định luật đòn bẩy, chứ không làm được trong thực tế. Ông chỉ ra rằng: ” Đòn bẩy là cơ cấu để cân bằng momen của 1 lực lớn bởi momen của 1 lực nhỏ hơn”. Khi đòn bẩy ở trạng thái cân bằng tổng momen của 2 lực trực đối với điểm tựa bằng không, sau khi tính toán để nâng được một vật có khối lượng bằng Trái đất lên cao 1cm thì phải mất thời gian hơn 30 tỷ năm.
Archimede là nhà vật lý học cổ Hy Lạp, sinh ra ở thành phố Xuy-ra đảo xi-xi-ri. Do có kiến thức uyên bác nên ông được nhà vua và toàn dân kính trọng.
Có lần nhà vua giao cho thợ kim hoàn làm vương niệm bằng vàng, tất cả số vàng dùng làm vương niệm đều được cân trước. Một thời gian sau, vương niệm đã làm xong, đem dâng cho nhà vua. Nhà vua rất đỗi vui mừng, cầm chiếc vương niệm xoay vài vòng. Bỗng nhiên ý nghĩ hoài nghi lóe lên, nhà vua hỏi người thợ: ”Chiếc vương niệm này đều làm bằng vàng rồng cả đấy chứ ?”. “Thưa vâng ạ”,người thợ đáp dứt khoát.
“Không đúng, ta thấy các ngươi đã trộn bạc lẫn vào vàng để ăn cắp vàng của ta!”.
“Kẻ hèn mọn này đâu dám! Đâu dám!”
Vì không có chứng cứ, người thợ nhất định không nhận, nhà vua quay lại hỏi đám quần thần của mình: “Các khanh có thấy đúng vậy không?”
Đám quần thần cũng chẳng người nào biết. Lúc đó có một vị đại thần đề nghị:
“Thưa bệ hạ hãy cho triệu mời Archimede đến kiểm tra”
“Ừ, được”, nhà vua đồng ý với đề nghị.
Archimede được mời vào cung vua, vua nói với Archimede.
“Archimede ta cần ngươi kiểm tra xem trong chiếc vương này đã bị trộn vào bao nhiêu vàng, nhưng không được làm hỏng vương niệm”.
Archimede nhận lệnh nhà vua giao cho, đem vương niệm về nhà tìm cách kiểm tra. Nhiều ngày trôi qua mà ông vẫn chưa có cách gì để kiểm tra. Archimede lo lắng suy nghĩ, quên cả ăn, mất cả ngủ. Hôm đó, ông vào buồn tắm, ngâm mình vảo bồn nước nhìn thấy hiện tượng có nước tràn ra ngoài, trong đầu liền lóe lên biện pháp giải quyết ra vấn đề, vì quá mừng rỡ ông quên cả việc mặc quần áo nhảy vọt ra khỏi bồn tắm, vừa chay vừa la:
“Ơ rê ca! ơ rê ca!!!!” ( tìm thấy rồi, tìm thấy rồi ), mọi người chung quanh đều cho là Archimede bị điên, thì ra trong khi tắm Archimede phát hiện ra rằng: “ trọng lượng của vật thể bị giảm đi khi ngậm trong nước đúng bằng trọng lượng nước mà nó chiếm chỗ”. Trên cơ cở nguyên lý này ông đã tìm thấy biện pháp kiểm tra chiếc vương niệm. Ông bỏ chiếc vương niệm vào trong một chậu nước đầy, hứng lấy số nước tràn ra rồi đem cân. Tiếp đó, ông lấy vàng rồng có cùng trọng lượng với vương niệm lại bỏ vào chậu nước đầy đó hứng lấy nước tràn ra và đem cân, kết quả nước tràn ra khi bỏ vàng vào chậu ít hơn là nước tràn ra khi bỏ vương niệm vào chậu, vì tỉ trọng giữa vàng và bạc không bằng nhau vì vậy ông xác định được chiếc vương niệm đã bị trộn bạc vào. Trước chứng cứ đó, người thợ kim hoàn đành phải nhận tội. Từ đó, nhà vua càng thêm tin tưởng và tôn trọng Archimede: “bất luận Archimede nói gì đều phải tin tưởng ông ấy”.
Về sau người ta gọi nguyên lý do Archimede xác định được là định luật Archimede.
Lực đẩy Archimede. Đúng vậy, bất ngờ dẫn đến bất ngờ. Câu chuyện sau đây sẽ nói lên một bất ngờ thú vị khác.
Newton (1643-1727) là một nhà khoa học người Anh, 19 tuổi vào ĐH Cambirdge.
Newton có rất nhiều thành tựu cống hiến cho khoa học. Nhưng thành tựu lớn nhất và trở thành bất tử là 3 định luật Newton và định luật vạn vật hấp dẫn.
Tại sao mọi vật ném lên dù theo hướng nào cũng có xu hướng là rơi trở lại quả đất. Đó là nhờ vào định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton. Khơi gợi nào đã làm ông tìm ra định luật đó? Câu chuyện như sau:
Nhà vật lý nước Anh Isaac Newton rất thích đọc sách, luôn ưa động não suy nghĩ. Năm 21 tuổi, Newton thi đỗ trường Đại học Cam-brit-giơ, sau khi tốt nghiệp Newton được giữ lại làm việc ở trường. Năm 26, Newton đảm nhận chức giáo sư trường Đại học cam-brit-giơ.
Mùa hè năm 1665, nước Anh rơi vào một trận đại dịch, để tránh lây lan truyền dịch, các trường đại học đều tạm thời đình khóa. Newton trở về quê-một thôn nhỏ thuộc quận Rin-ghen nước Anh.
Một hôm, Newton ngồi trên một cái bãi bằng phẳng, mở sách cặm cụi đọc. Bỗng một làn gió nhẹ thoảng qua:”bộp”,”bộp” hai quả táo rơi xuống suýt nữa bộp lên đầu Newton.
“Ủa !thế là thế nào nhỉ?”. Đầu óc ưa hoạt động của Newton lập tức bị hiện tượng đó thu hút. ”Tại sao quả táo cứ rơi xuống đất mà không rơi lên trời?”. Câu hỏi đã làm Newton đắm chìm trong suy tưởng.
Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao quả táo rơi xuống đất mà không “rơi” lên trời. Newton đã suy nghĩ sớm chiều và cả trong giấc ngủ. Có bữa, Newton quá chăm chú tìm tư liệu mà ông đã lơ đãng tưởng đồng hồ là trứng nên đem bỏ vào luộc.
Sau khi trở lại trường đại học, Newton vừa dạy học vừa suy nghĩ về vấn đề tại sao quả táo lại rơi xuống đất, để lý giải về vấn đề đó Newton đã đọc:”bàn về sự vô hạn, vũ trụ và thế giới “ của Bru-nô,” thiên văn học mới của Keppler....
Ngoài ra còn học thêm toán cao cấp và không ngừng nâng cao tính toán.
Có hôm Newton mời bạn đến nhà ăn cơm, người bạn đúng giờ đến nhà, còn Newton vẫn mãi mê trong phòng thí nghiệm, người bạn đợi đến nửa giờ bụng đói ăn hết nửa con gà đã nấu đang đặt trên bàn, xương đặt lại chỗ cũ. Khi bạn ăn xong ra về, Newton mới đến phòng ăn, nhìn thấy xương gà trên bàn, ông ngạc nhiên lẩm bẩm:
-Hóa ra mình đã ăn rồi!
Và lại tiếp tục vào làm việc.
Newton đã học tập và làm việc say sưa quên mình như thế. Cuối cùng, ông tìm ra hàng loạt định luật về vật lý học, trong đó có định luật: “Vạn vật hấp dẫn”.
cây táo Newton (350 tuồi)
Tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn một nhà khoa học đã đóng góp những công trình của mình làm giàu cho thư viện vật lý của chúng ta.
PhranKlin (17/01/1706 __17/04/1790)
PhranKlin sinh ra ở Boston, Masschusetts. Ông là một trong những người thành lập nên đất nước nổi tiếng nhất Hoa Kỳ, là nhà khoa học, tác giả, một chính trị gia nổi tiếng.
Ông có thành tựu về:
+Lý thuyết điện học .
+Đàn Armonica.
+Kính hai tròng.
+ Bếp lò Phranklin.
+Tác phẩm Poor Richard’s Almanac.
+Nhà lãnh đạo của thời đại Khai Sáng.
Từ xa xưa, con người mang một cảm giác thần bí, sợ hãi đối với sấm sét. Mọi người cho rằng: sấm sét là sự trừng phạt của Thượng đế hay các đấng thần linh đối với kẻ có tội.
Vào thế kỷ 18, một nhà khoa học Mỹ Phran-klin (Benjamin Phlanklin) lại không tin vào điều đó. Qua sự quan sát và phân tích, ông suy đoán rằng :”sấm sét chẳng qua chỉ là một hiện tượng điện’. Nhưng làm thế nào để chứng thực được suy luận đó?
Một hôm, ông đang ngồi trước của sổ suy nghĩ về vấn đề này. Lúc đó, Phran-klin thấy thằng con Uy-li-am đang cầm dây diều chạy vụt qua cửa sổ. Mắt phran –klin chợt sáng lên, ông chợt nghĩ: nếu khi trời đang sấm sét mưa giông, đưa một chiếc diều lên không trung, rất có thể chúng thực được quan điểm của mình. Nếu sấm sét là điện nó sẽ được truyền từ chiếc diều xuống theo dây. Đương nhiên việc đó rất nguy hiểm vì sấm sét đã đánh chết không biết bao người rồi. Nhưng vì chân lý, phran-klin quyết định không sợ.
Tháng 7 năm 1752, đó là mùa có nhiều mưa. Một buổi chiều bầu trời đen kịt, mưa giông kéo đến. Phran-klin cùng con trai Uy-li-am mang theo một chiếc dù lớn làm bằng vải buồm và một chai lây-đen đến một khoảnh đất rộng ở ngoại ô.
Chiếc diều có hình quả trám bằng vải buồm trắng để dễ quan sát. Trên thân diều có lắp dây kim loại dễ “hấp thu” điện.
Từ xa đã có tiếng sấm ầm ĩ truyền lại. Mỗi tiếng sấm giống như tiếng trống trận vang rền trong tim phran-klin. Hai cha con Phran-klin thả diều lên, chiếc diều càng bay càng cao như đã xuyên thẳng vào tầng mây thấp.
Đến lúc mưa như trút nước, Phran-klin tay cầm chặt đầu dây diều cùng với con trai chạy núp vào trong túp liều ở giữa cánh đồng. Lúc đó quần áo của họ đã bị ướt sũng. Phran-klin móc ra chùm chìa khóa cột vào đầu dây diều.
Đột nhiên sét chớp ngang, những tua dây rũ xuống ngoài thân diều đều bị căng thẳng ra như bị một lực gì vô hình tác động, Phran –klin cảm thấy cánh tay tê buốt. Đúng lúc đó, chùm chìa khóa tóc ra những tia lửa điện. “Ái chà!” phran - klin kêu lên. Một niềm vui mạnh mẽ lan tỏa, ông kêu lên: "đúng là nó, đúng là sét, sét đã ở trong tay ta!”
Phran - klin không quản nguy hiểm đã dùng một khăn mùi xoa cột một đầu dây ướt đẫm, để cho chùm chìa khóa trực tiếp nạp điện vào chai lây-đen. Uy-li-am nhìn thấy tia lửa điện lóe sáng trong bình, vui mừng khôn tả. Dự đoán đã được chứng thực đích thị sấm sét là một hiện tượng phóng điện, nó hoàn toàn giống với tia lửa điện trong phòng thí nghiệm. Sau đó, Phran-klin thu được một thành công lớn với lý thuyết điện học của mình.
Ngày nay, chúng ta có rất nhiều nguồn điện như: pin tiểu, pin đại, pin Volta, acquy,…Thế các bạn có biết pin Volta do ai phát minh ra không?
Năm 1986, nhà khoa học Ý: Gan-va-ni, trong một trường hợp ngẫu nhiên phát hiện được chiếc đùi ếch được treo bằng một kim loại đến gần bản tích điện thì sinh ra co giật.
Phát hiện này của Gan-va-ni đã gây xôn xao trong giới học thuật Châu Âu lúc bấy giờ. Mọi người đều cảm thấy thú vị vì phát hiện mới mẻ này. Nhiều người vừa đọc kỹ bài viết của Gan-va-ni, vừa làm lại thí nghiệm và càng tin vào thí nghiệm và càng tin vào luận đoán: "điện động vật”. Nhưng có một nhà vật lý Ý khác, sau khi nghiên cứu kỹ, tỏ ra nghi ngờ luận đoán của Gan-va-ni, đó là giáo sư vật lý Alexandro Volta.
Alessandro Volta (1745-1827)
- Ông sáng lập ra học thuyết về điện năm 1800 và tạo nên nguồn điện đầu tiên (được gọi là pin Volta).
- Là một nhà khoa học người Ý, ông vừa giỏi vật lý vừa là nhà sinh học.
2. Cột Volta ra đời:
Volta là nhà vật lý nghiên cứu về điện học, qua rất nhiều thí nghiệm,ông phát hiện rằng đùi ếch bị co giật không phải là do dòng điện sinh ra trong bản thân con vật mà là do dòng điện sinh ra khi kim loại khác nhau cắm vào đùi ếch tiếp xúc; chính nó làm cho đùi ếch co giật.
Sau đó Volta dốc toàn lực nghiên cứu về vấn đề này. Ông thậm chí thí nghiệm ngay trên cơ thể của mình. Hôm đó,Volta làm thí nghiệm trên chính mình, các trợ thủ đang làm việc chẩn bị.
Thí nghiệm bắt đầu,Vôn-ta để cho trợ lý đặt một tấm thiết và một đồng bạc trắng lên trên lưỡi rồi dùng dây kim loại nối liền chúng với nhau. Đột nhiên Vôn-ta “phì” một tiếng, phun hết những đồ trong miệng ra bảo trợ lý ghi chép lại hiện tượng: Là vị axit nhưng khi đổi vị trí hai kim loại thì lại là vị kiềm, qua lần thí nghiệm này Volta tin rằng: hai kim loại khác nhau, trong điều kiện nhất định, có thể sinh ra dòng điện.
Đây là mô hình thí nghệm của Volta.
Tìm tới khoa học là rất gian khổ, kết quả của nó là làm cho nền nhân loại văn minh và tiến bộ. Bằng sự lao động cần cù thông minh, cuối cùng Vôn-ta đã phát minh thiết bị đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra dòng điện ổn định và duy trì nó. Thiết bị đó về sau được gọi là nguồn “pin Vôn-ta”. Nó mở ra cục diện mới cho việc nghiên cứu điện học.
Với sự xuất hiện của nguồn điện, nhiều loại máy móc dùng điện đã dựa trên đó mà ra đời. Máy điện báo cũng thế. Có lẽ sẽ có người hỏi họa sĩ có liên quan gì đến máy điện báo?
Thế mà, thực tế lại là, để cho chiếc máy ra đời và nhanh chóng sử dụng vào thực tế.
SAMUEL MORSE (1791-1872 )
-Là nhà họa sĩ (nghệ thuật điêu khắc).
-Năm 1842 ông tạo ra bảng tín hiệu đầu tiên.
-Năm 1844 ông gửi bức điện báo dầu tiên.
Vậy các bạn có từng thắc mắc nguyên nhân nào đã thúc đẩy ông từ một nhà họa sĩ trở thành một nhà phát minh không?
Đó là một buổi chiều mùa thu 1832, trên chiếc tàu thủy đi từ Pháp sang Mỹ Morse thật may mắn khi nghe bài diễn thuyết của một chàng trai bác sĩ người Mỹ tên là Giắc-xơn về năng lực kỳ diệu của sắt điện từ.
Moocxo trở về buồng nghỉ của mình những ý nghĩ cứ ào ạt xuất hiện, không thể nào ngủ được. Ông thầm hạ quyết tâm: " ta nhất định phải tìm cho ra hiện tượng kỳ diệu này, con đường ứng dụng trong thực tế, để cho dòng điện phục vụ nhân loại". Trong khoảnh khắc đó, lòng hiếu kì mãnh liệt đã chuyển hóa thành một lòng trách nhiệm đầy đủ.
Về đến New York, Morse gác bỏ sự nghiệp hội họa mà mình yêu thích và cắm đầu nghiên cứu máy điện báo. Ông vốn là nhà họa sĩ, kiến thức về điện rất ít nên khó khăn lại chồng chất khó khăn. Ba năm ròng rã qua đi, tiền nong cạn kiệt. Mà hình bóng chiếc máy vẫn chưa thấy đâu.
Cực chẳng đã Morse đành phải trở lại nghề cũ, nhưng hình bóng chiếc máy điện báo vẫn nguyên vẹn nằm đâu đó trong lòng ông. ông dồn từng đồng xu kiếm được để chi phí cho những nghiên cứu về máy điện báo. Cứ kiên trì như vậy, lại 3 năm nữa trôi qua cuối cùng ông đã chế thử thành công chiếc máy điện báo.
Trớ trêu thay trời không thương lòng người, không có ai thông hiểu ý nguyện của Morse, không có ai chịu bỏ tiền chế tạo cái của khác đời đó. Nhưng khó khăn không thể làm ngã lòng người, ông vừa dạy học vừa dạy vẽ để kiếm sống, vừa tiếp tục cải tiến máy điện báo.
Năm 1842, với nguồn viện trợ của Quốc Hội Mỹ cùng lòng hăng hái hừng hực, Morse thi công hoàn thành đường dây điện báo từ Oasinton đến thành phố Morse trong một thời gian rất ngắn.
Ngày 24 tháng 5 năm 1844, Morse xơ vô cùng xúc động trình diễn chiếc máy điện báo do ông phát minh. Trước mặt các quan khách, âm thanh “tích tích…tà tà…” do Morse nhấn ma-níp một cách điêu luyện được truyền tới Quốc Hội Mỹ cách đó 40 dặm.
Morse đã phát đi điện báo đường dài đầu tiên của nhân loại, bức điện báo chỉ có câu: "thượng đế sáng tạo ra biết bao kỳ tích ”.
Đây là bức điện báo đầu tiên.
Hệ thống mã do ông phát minh (ngày nay được gọi là mã tín hiệu Morse)
Tháp Morse
Từ đó, tên tuổi Morse vang lừng khắp nơi, ông trở thành người anh hùng trong mắt mọi người.
Có ý kiến đánh giá rằng: "Trong lịch sử hóa học, ông dùng một chủ đề đơn giản mà đã gọi ra được cả thế giới". Vậy các bạn có biết ông là ai không?.
MENDELEEV (1834 - 1907)
Tên đầy đủ của ông là Dmitri Ivanovich Mendeleev.
+Menđêlêep là nhà hóa học.
+Là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nước Nga.
+Là giảng viên của trường Đại học Pêtécbua chuyên ngành hóa học.
+Người sau mệnh danh ông là "thần cửa của khoa học Nga" (door - god).
Cống hiến xuất sắc nhất của Menđêlêep là phát hiện ra quy luật biến hóa mang tính chu kỳ của các nguyên tố hóa học gọi tắt là quy luật tuần hoàn các nguyên tố.
Khi Mendeleev viết "Nguyên lý hóa học", ông nghĩ đến lúc này trong số các nguyên tố đã phát hiện trên thế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định có những quy luật biến hóa thống nhất, vì rằng tất cả các sự vật điều có liên quan với nhau. Để phát hiện quy luật này, ông đã đăng ký 63 nguyên tố này vào 63 chiếc thẻ. Trên thẻ ông viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học của nguyên tố. Ông dùng 63 chiếc thẻ mang tên 63 nguyên tố này xếp đi xếp lại trên bàn. Bỗng nhiên một hôm, ông phát hiện ra rằng nếu xếp các nguyên tố này theo sự lớn nhỏ của nguyên tử lượng thì sẽ xuất hiện sự biến hóa mang tính liên tục rất kỳ lạ, nó giống như một bản nhạc kỳ diệu vậy. Mendeleev không giấu nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng loại quy luật này chứng tỏ quan hệ của vạn vật trên thế giới này là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng.
Mendeleev như đã có chìa khóa mở cánh cửa của mê cung phát hiện trên những bí mật của cả cung điện. Ông đã sắp xếp những nguyên tố thành một bảng tuần hoàn, trong đó có những nguyên tố vẫn phải để trống. Ông công bố tác phẩm của mình, kiên trì chờ đợi kết quả kiểm nghiệm của các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đối với quy luật tuần hoàn của các nguyên tố. Tuy nhiên suốt 4 năm, ông không phát hiện thêm được nguyên tố mới nào.
Năm 1875, Viện Hàn lâm khoa học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, trong thư nói ông đã tạo ra được một nguyên tố mới trong quặng kẽm trắng, ông gọi nguyên tố là "Gali". Dưới sự kiểm định của Mendeleev bởi công thức: "4 + ( ) = 10".
Bốn năm sau, Thụy Điển phát hiện một loại nguyên tố mới khác, có người gọi nó là "Scanđi".
Ngày 19/8/1887 là ngày Nhật thực, một cơ hội hiếm có, lúc đó ông tuổi đã ngoài 50 nhưng vẫn quyết định bay vào không trung một mình để không bỏ lỡ thời cơ. Nhật thực toàn phần lần trước cách đây 19 năm, nhà thiên văn học người Pháp dùng kính phân tích ánh sáng nhìn thẳng lên mặt trời Nhật thực, thấy xuất hiện một vạch sáng màu vàng. Mọi người đều đoán đó là nguyên tố mới gọi là Hêli….
Bảng tuần hoàn nhanh chóng được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền bá đi khắp nơi trên trái đất. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (còn gọi là bảng tuần hoàn Mendeleev) trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.
Cũng giống như trang phục, âm nhạc cũng là thức ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Vậy các bạn có biết ai đã sáng tạo ra chiếc máy hát đầu tiên và được mệnh danh là “phù thủy Menlopark” không?
Thomas Edison (1847-1931)
Là nhà phát minh, thương nhân.
Ông được mệnh danh là “phù thủy Menlo Park”. Những phát minh của ông gây ảnh hưởng lớn đến thế kỷ XX, nổi tiếng nhất là bóng đèn.
Nước Mỹ có một ông vua phát minh tên là Thomas Edison. Cả đời ông có nhiều phát minh lớn nhỏ.bóng đèn dây tóc mà ta đang dùng là phát minh của ông.trước khi đèn điện ra đời người ta đã sơ bộ nắm được những tri thức về điện. Ở Anh một nhà hóa học đã dùng nhiều chiếc đèn pin và hai thanh cacbon chế ra cây đèn huỳnh quang đầu tiên trên thế giới, song ánh sáng của nó quá gay gắt, chỉ có thể lắp ở đường phố hoặc trên quảng trường và chỉ sáng vài tiếng đồng hồ là tắt ngay.Thời đó nói chung mọi nhà đều dùng đèn dầu lửa hoặc đèn khí than (bunsen). Edison đã nghĩ: " nếu mọi nhà đều có đèn điện để dùng thì hay biết bao!”
Tháng 9 năm 1878 bắt đầu tiến công vào thành lũy chiếu sáng bằng điện.
Tin tức lan ra và bắt đầu lan khắp nước Mỹ và lan tràn sang nước Anh làm cổ phiếu khí than sụt giảm nghiêm trọng
Edison bắt đầu thực hiện ráo riết những thí nghiệm khoa học.Trước tiên là thí nghiệm đèn điện sáng trắng. Nguyên lý của loại đèn này là lắp một mẫu nhỏ vật liệu chịu nhiệt vào trong bóng đèn thủy tinh, đấu vào nguồn điện được nung nóng tới mức sáng trắng. Dựa theo nguyên lý này Edison cho rằng muốn làm tốt thí nghiệm, trước tiên phải tìm được một vật liệu chịu nhiệt thích hợp.
Đêm đó Edison ngồi ở bàn làm việc, khều sáng chiếc đèn khí than (bunsen), lấy giấy bút ra và ghi lại tất cả các vật liệu chịu nhiệt mà ông nhớ được, sau cùng đếm tất cả có 1600 loại. Hôm sau ông cho người lo đầy đủ các loại vật liệu này và tiến hành thí nghiệm với từng loại. Đồng thời, ông lại không ngừng về cấu tạo của bóng đèn và không ngừng cải tiến rút khí làm cho bóng đèn thủy tinh đạt tới mức chân không tuyệt đối. Trong thời gian này Edison vắt óc suy nghĩ hết cách này đến cách khác, quên ăn quên ngủ, thử đi thử lại mãi vẫn không đạt kết quả như mong muốn.
Vào ngày mùa hè năm đó Edison vùi đầu làm việc trong phòng thí nghiệm, nóng đến nỗi đầu ông đẫm mồ hôi, tiện tay ông cầm chiếc quạt nan tre phẩy cho mát, bất chợt ông nhìn như dán mắt vào chiếc quạt. Một lát sau, ông lại xé chiếc quạt ra thành từng mảnh vụn, đặt dưới kính hiển vi quan sát tỉ mỉ; xem đi xem lại không nén được sự vui mừng tột độ:
"Hừ, sao lâu nay mình không nghĩ ra cách dùng sợi than tre nhỉ?”.
Lúc đó, các trợ thủ của Edison cũng đã quay lại, họ cho những nan tre vừa xé vụn vào lửa và đốt cháy thành than, rồi cho những sợi than tre vào bóng thủy tinh,vừa cho thông điện là đèn đã sáng lên, hơn nữa còn sáng liên tục hơn 1000 tiếng đồng hồ.
Lần này toại nguyện rồi, mọi trợ thủ cũng điều mừng vui nói vậy.
Về sau Edison vẫn tiếp tục nghiên cứu làm cho chất lượng bóng đèn không ngừng nâng cao.Sau này ông lại thay bóng đèn sợi than tre bằng bóng đèn sự von-fram. Đó chính là bóng đèn điện tròn mà chúng ta dùng hiện nay vì chiếc bóng đèn điện nho nhỏ này mà Edison mất cả 12 năm, đã làm hàng nghìn thí nghiệm và tốn biết bao nhiêu tâm huyết.
Vào một chiều mùa hè năm 1877, trong khi Edison đang loay hoay với chiếc máy dịch điện tín tự động, chiếc máy này gồm một mũi kim thép rạch các rãnh trên một đĩa giấy, đột nhiên khi cho đĩa quay nhanh hơn Edison đã nghe thấy tiếng cọ sát tăng lên và giảm đi tùy theo sự gồ ghề của chiếc đĩa. Sự kiện này đã ám ảnh nhà phát minh. Ông liền làm lại thí nghiệm nhưng lần này, thêm vào chiếc kim bộ phận chứa một màng mỏng. Edison nhận thấy cơ phận này đã làm tăng âm độ lên một cách đáng kể.
Các công trình khảo cứu về máy điện thoại đã khiến Edison nhận thức rằng một màng kim loại mỏng đã rung động khi nói vào một máy phát. Như thế có thể ghi lại sự rung động này trên một chất gì đó để rồi làm cho màng kim loại rung động trở lại mà phát ra các âm thanh như tiếng nói. Nửa đêm hôm đó, Edison ngồi lại văn phòng và vẽ trên giấy một bức họa về thứ máy móc sẽ thực hiện. Ngày 24/12/1877, Edison cầu chứng cho chiếc máy hát và bằng phát minh được chính phủ Hoa Kỳ cấp cho ông vào ngày 19/02/1878.
Từ bóng đèn diện do Edison phát minh, ánh sáng được thắp sáng cho mọi gia đình. Cũng nhờ vào ánh sáng mà Einstein đã tìm ra công thức E=mc2. Vậy nhà vật lý Rơnghen phát hiện ánh sáng có tính chất gì?
Ronghen (1845-1923)
-Ông là người Đức.
-Ông có công trong việc tìm ra tính chất áp điện và hỏa điện của tinh thể về từ học.
-Ông được giải thưởng Nobel đầu tiên về Vật Lý năm 1901.
Một đêm khuya 1895 sau khi chuông đồng hồ điểm 12, ông đi về nhà rất chậm rãi, vừa đi vừa suy nghĩ về ánh sáng thần bí vừa nhìn thấy lúc nãy. Lúc đang thí nghiệm về tia âm cực, Rơnghen vô tình phát hiện thấy màn huỳnh quang đặt cách đó 2m nhấp nháy. Ông không bỏ qua hiện tượng đó, lại làm hàng loạt lần, phóng điện trong tia âm cực, kết quả là trên màng huỳnh quang đó cũng lại nhấp nháy. Tia âm cực không thể vượt qua khoảng cách 2m để làm cho màn huỳnh quang nhấp nháy trong đầu Rơnghen cuồn cuộn những con sóng suy nghĩ: rất có thể là một loại tia mới chưa từng thấy...
Về nhà, ông đang ăn miếng bánh mì vì bụng đói bỗng nhìn thấy bóng của mình, Rơnghen như chợt nghĩ ra điều gì, vội vàng quay trở lại phòng thí nghiệm. Trong vài tuần lễ quên ăn quên ngủ, Rơnghen đã làm rỏ tia mà ông gọi là tia X.
Hôm đó,vợ Rơnghen mang mấy thứ đồ ăn đến phòng thí nghiệm vì đã mấy tuần ông không về nhà. Nhìn thấy vợ đến, Rơnghen rất vui mừng: “nào em thân yêu, hãy đến đây, anh sẽ chụp cho bàn tay em bức ảnh!”.
Bức ảnh nhanh chóng rửa ra.Trên bức ảnh hình ảnh toàn bộ xương bàn tay của bà Rơnghen rỏ mồn một, kể cả chiếc nhẫn chưới đeo ở ngón tay.
Không lâu sau đó, Rơnghen tuyên bố những nghiên cứu của mình về tia X cùng với bức ảnh xương bàn tay của bà Rơn-ghen.
Nhưng mà rơn-ghen không ngờ rằng phát hiện của mình lại gây nên một cơn giông bão trong xã hội. Vì do hạn chế về hiểu biết, một nghị sĩ Mỹ còn đòi đưa ra đạo luật cấm sử dụng tia X.
Những ánh sáng chân lý không thể nào ngăn chặn được. Rơnghen không hề khiếp sợ những lời công kích ngu xuẩn đó. Ông tiếp tục nghiên cứu sâu tính chất tia X. Để dùng nó phục vụ cho lợi ích con người. Phát hiện này đã lôi cuốn hàng trăm nhà khoa học đã lao vào nghiên cứu. Chẳng bao lâu sau người ta ứng dụng tia X vào việc phẩu thuật xương.
Phát hiện của Rơnghen đã dẫn đến cuộc cách mạng lớn trong vật lý học. Để biểu dương cống hiến kiệt xuất của Rơnghen, năm 1901 viện hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển trao tặng giải thưởng Nobel.
Nhà vật lý Otto Hahn đã đựơc nhận giải thưởng Nobel về hoá học năm 1944 nhờ thí nghiệm khám phá ra sự phân hạch. Vậy nhà vật lý nào đã giải thích được quá trình phân hạch này?
Lise Meitner(1878-1968). Bà là người Do Thái lớn lên và học ở Vienna.
-Lise Meitner đến Berlin năm 1907 và bà tham gia vào nhóm của Otto Hahn nghiên cứu về phóng xạ.
-Năm 1918, họ khám phá ra đồng vị Protactinium 231. Sau đó, Hahn trở thành giáo sư hóa học phóng xạ và Meitner trở thành giáo sư vật lý ở Viện Kaiser Wilhelm.
-Dù bà mang lại lý thuyết giải thích phân chia hạt nhân nhưng bà vẫn không đạt giải Nobel.
-Bà rời Stockholm đến Cambridge năm 1960 và mất ở đó năm 1968.
Các thành tựu của Lise Meitner:
+ Người phụ nữ thứ hai nhận bằng tiến sĩ vật lí ở Vienna,
+ Là người phát hiện ra hiện tượng phân hạch…
Khám phá ra neutron của Chadwick vào năm 1932 đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu một vũ khí mới để làm việc. Tại Rome, Enrico Fermi và đồng nghiệp đã quan tâm đặc biệt đến việc bắn phá hạt nhân bằng neutron.
Tại Berlin, Hahn và Meitner được hỗ trợ bởi Fritz Strassman (1902-1980) thực hiện những thí nghiệm tương tự với thí nghiệm của Fermi. Lúc đầu họ đồng ý với Fermi là các nguyên tố siêu uran (nguyên tố có nguyên tử số lớn hơn 92, không có trong tự nhiên) đã được tạo thành. Tuy nhiên, vào năm 1938, họ bắt đầu thực hiện phân tích hóa học một cách cực kỳ chính xác các sản phẩm tạo thành khi bắn phá uran bằng neutron. Đúng vào thời gian này, phát xít Đức xâm chiếm nước Áo, và Meiner- một người Áo gốc Do thái, chạy sang Hà Lan rồi tới Thuỵ Điển, nhưng bà vẫn giữ liên lạc với công việc bởi Hahn và Strassman bằng những lá thư. Một trong bức thư gởi cho Meitner, Hahn kết luận rằng: sản phẩm phân rã nhẹ hơn uran rất nhiều và bao gồm bari có nguyên tử số 56. Hahn viết rằng là một nhà hóa học, ông chắc chắn đó là bari. Nhưng là một nhà “hóa học hạt nhân”, ông không thể tin được điều đó. Khi ấy, bà từng nghĩ rằng: cả ba quá trình bắt neutron khác nhau này đều bắt nguồn từ đồng vị urani 238. Từ những phân tích lý thuyết, bà đã không thể hiểu được làm thế nào mà sự bắt một neutron đơn lẻ lại có thể gây ra một sự bất ổn định đến mức mà có tới 4 hoặc 5 sự phát xạ beta sau đó. Và thậm chí còn một điều khó hiểu hơn là, hai chuỗi phân rã beta dài diễn ra song song với nhau trong một vài bước phân rã. Lý thuyết khi ấy đã không giải thích được.
Vì thế, Meitner mời người cháu của bà là Ottro Frisch, một nhà vật lý tại viện của Bohr ở Copenhagen, đến thăm bà tại thị trấn Kungaln trên bờ biển phía tây Thụy Điển. Bà cùng cháu trai đi dạo và cùng nhau thảo luận về sự khó hiểu của notron khi bắn vào nguyên tử uran 238. Khi bà đang nhìn lên cành cây phủ đầy tuyết, bỗng chợt giọt nước rơi xuống, Meitner liền nghĩ xét đến mô hình hạt nhân- dạng giọt chất lỏng dao động và có thể phân tách thành hai phần. Frisch đã nhận ra rằng, sức căng bề mặt của một hạt nhân nặng như urani có thể là nhỏ không đáng kể. Meitner thì đã hình dung ra những tính toán về sự hụt khối và sinh năng lượng khi hạt nhân phân tách. Khi Meitner và Frisch đưa ra lý thuyết của họ, cộng đồng vật lý đã ngay lập tức chấp nhận khái thuật ngữ "phân hạch" mà họ đề xuất. Và Bohr đã sử dụng nghiên cứu của họ như một xuất phát điểm để xây dựng một lý thuyết đầy đủ hơn.
Cuối cùng, Hahn đã thực nghiệm bắn notron vào nguyên tử uran 238 cùng cơ sở lý thuyết phân rã hạt nhân của Meitner.
Chúng tôi chỉ có thể giới thiệu cho các bạn hiểu rõ nguyên nhân vì sau lại có những phát hiện bất ngờ về vât lý. Để làm rõ về nội dung, bản chất các vấn đề này chúng tôi hy vọng các bài thuyết trình sau sẽ giải thích, phân tích chứng minh và đi sâu vào vấn đề hơn những phát minh, những định lý, định luật, tiên đề vật lý giúp nhóm. Nếu được vậy nhóm xin nói lời cám ơn đến với Thầy và các bạn đã lắng nghe.
Cuối cùng nhóm xin tổng kết lại. Hai chữ "bất ngờ" đã làm cho các nhà khoa học tìm ra rất nhiều những thành tựu, những ứng dụng, những công thức; các định luật, định lý thật có ích cho chúng ta ngày nay. Vậy có bao giờ bạn mong đợi hay lo lắng rằng vào một ngày nào đó sẽ có một sự kiện bất ngờ nào đó xảy ra đến với bạn? Với chúng tôi thì chúng tôi xin phép trả lời: "Không! ”. Vì những sự việc xảy đến với chúng ta là luôn bất ngờ, khi nó đã đến với chúng ta thì chúng tôi nghĩ trước hết chúng ta nên chấp nhận và sau đó hãy suy nghĩ về nó.