Bộ GD-ĐT giải đáp về chất lượng dạy học bậc phổ thông

Hiệp Khách Quậy Bộ GD&ĐT trả lời những băn khoăn của các ĐBQH liên quan đến chất lượng dạy học cấp học phổ thông, trong đó có chất lượng dạy học các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Lịch Sử Xin mời đọc tiếp.

(GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT trả lời những băn khoăn của các ĐBQH liên quan đến chất lượng dạy học cấp học phổ thông, trong đó có chất lượng dạy học các môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Lịch Sử.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đồng chí Trần Minh Diệu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình chất vấn:

Kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm vừa qua và kết quả thi môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học là những biểu hiện không bình thường về chất lượng dạy học của ngành học phổ thông. Là người đứng đầu của ngành giáo dục và đào tạo, trách nhiệm của Bộ trưởng đối với vấn đề nói trên là như thế nào? Trong thời gian tới với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có những biện pháp gì để từng bước không để tình trạng nói trên tái diễn?

Bộ GD&ĐT trả lời:

Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành, đã tạo ra những cố gắng cải thiện chất lượng dạy học, góp phần quan trọng từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục chú trọng các giải pháp: giáo dục nâng cao ý thức của học sinh (học thực chất vì tương lai của mình và trách nhiệm với xã hội); hỗ trợ học sinh yếu từ đầu năm học, đầu cấp học; vận động đảm bảo 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở); đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; hoàn thiện cơ sở vật chất; Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhà giáo và hiệu trưởng các trường phổ thông; Tham mưu để cấp ủy, chính quyền các địa phương có sự chỉ đạo sát sao cả hệ thống chính trị ở địa phương chung tay với ngành chăm lo cho giáo dục.

Với sự chỉ đạo quyết liệt Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp quản lý giáo dục, giáo viên và ý thức vươn lên trong học tập của các em học sinh, chất lượng giáo dục đã được từng bước nâng lên, kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Chất lượng ở ‘‘vùng trũng’’, ở khu vực học sinh yếu kém đã chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: Tỷ lệ tốt nghiệp trong kỳ thi năm 2007 chỉ đạt 66,7%; năm 2008: 76,0%, tăng hơn 9% so với năm 2007; năm 2009: 83,8%, tăng 7,8% so với năm 2008; năm 2010: 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009; năm 2011: 95,72%, tăng 3,15% so với năm 2010. Trong đó, số thí sinh tốt nghiệp loại trung bình chiếm đa số (86,17%), chỉ có 13,83% đạt loại khá giỏi và tỷ lệ thí sinh có điểm bình quân bài thi từ trung bình trở lên chỉ đạt 81,36%.

Những chỉ số trên cho thấy sự cố gắng những năm qua nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh mới chủ yếu đạt được nhờ nâng chất lượng học sinh học từ học lực yếu, kém lên mức trung bình, chưa nâng được nhiều chất lượng học sinh khá giỏi. 

Riêng đối với môn học Lịch sử, kết quả kì thi tuyển sinh vào đại học và cao đẳng năm 2011 vừa qua không cao có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do cách dạy, cách học, cách thi chưa thực sự có hiệu quả; cách biên soạn chương trình và sách giáo khoa Lịch sử còn có những chỗ chưa thật phù hợp, chưa sát thực tế; phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá chưa thật sự hấp dẫn và khoa học, chưa cuốn hút học sinh. Nhưng những ảnh hưởng khách quan từ thực tiễn cuộc sống và bối cảnh xã hội trong những năm gần đây (như một số sinh viên học các chuyên ngành khoa học xã hội khi ra trường không dễ tìm việc làm hoặc có việc làm thì lương thấp, cuộc sống khó khăn,…) đã tác động không nhỏ đến mục đích, động cơ, hứng thú của người học, người dạy. Điều này đã được báo chí và nhiều nhà nghiên cứu phản ánh, lên tiếng.

Nhận thức được những khó khăn và những hạn chế về chất lượng dạy học nói chung, chất lượng môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội nói riêng, thời gian vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện nhiều giải pháp chỉ đạo cải tiến dạy và học ở trường phổ thông, trong đó chú trọng với các bộ môn khoa học xã hội. Cụ thể, từ năm 2008 đến nay, Bộ đã tổ chức một số hội nghị chuyên ngành như: Hội nghị về hướng dẫn biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương tại Lâm Đồng; Hội thảo quản lý đổi mới phương pháp dạy học dạy học tại Nghệ An; Hội nghị kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn ngữ văn, Lịch sử, Địa lý tại Cần Thơ, Hội nghị đánh giá sâu môn giáo dục công dân tại Đà Lạt... .Tại các hội nghị, những vấn đề cốt lõi như hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, phương pháp soạn bài, giảng bài, kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt, đi tìm nguyên nhân vì sao chất lượng dạy và học của từng môn khoa học xã hội chưa được cao đã được phân tích, làm rõ, để từ đó có sự thống nhất trong chỉ đạo của các c
ấp quản lý đối với các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các môn khoa học xã hội.

Xác định rõ trách nhiệm của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tăng cường chỉ đạo toàn ngành đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, khuyến khích phát triển các nhà trường đổi mới phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả phù hợp với vùng miền; tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng dạy học trong  toàn ngành.

Trước mắt, Bộ đã hướng dẫn thực hiện có hiệu quả việc điều chỉnh những bất hợp lý trong chương trình, SGK theo hướng tinh giảm nội dung, dành nhiều cơ hội cho giáo viên được chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học; khắc phục lối dạy học thuần tuý đọc - chép;  bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh. Khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp
thời những giáo viên giỏi, học sinh giỏi đi đôi với việc giúp đỡ, phụ đạo các học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Tổ chức có hiệu quả việc ôn tập để học sinh nắm vững nội dung kiến thức và phương pháp học tập, làm bài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục yêu cầu các sở, các nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả hơn; gắn phong trào này với việc dạy lịch sử, địa lý và giáo dục công dân để làm cho mọi học sinh yêu thích môn học.

Bên cạnh đó, Bộ tích cực chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra, đánh giá cả trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì cũng như thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng: Giảm yêu cầu phải nhớ máy móc; tăng yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức và kỹ năng.

Cùng với những giải pháp cấp bách đó, về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ  nghiên cứu và tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng bồi dưỡng năng lực, thái độ và tình cảm mà học sinh đạt được sau khi học tập; Tăng cường các điều kiện dạy học, phối hợp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho việc dạy và học.

Đồng chí Nguyễn Thành Tâm - Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh chất vấn: Bộ đã làm gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn học xã hội trong trường phổ thông, nhất là các môn học lịch sử, giáo dục công dân, đạo đức cho học sinh, khắc phục tình trạng “bạo lực học đường”, “học lệch” trong học sinh?

Bộ GD&ĐT trả lời: Về việc cải thiện chất lượng, hiệu quả giảng dạy các môn học xã hội trong trường phổ thông, nhất là các môn học lịch sử, giáo dục công dân, đạo đức cho học sinh

Từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành, đã tạo ra những cố gắng cải thiện chất lượng dạy học, góp phần quan trọng từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục chú trọng các giải pháp: giáo dục nâng cao ý thức của học sinh (học thực chất vì tương lai của mình và trách nhiệm với xã hội); hỗ trợ học sinh yếu từ đầu năm học, đầu cấp học; vận động đảm bảo 3 đủ (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở); đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; hoàn thiện cơ sở vật chất; Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhà giáo và hiệu trưởng các trường phổ thông; Tham mưu để cấp ủy, chính quyền các địa phương có sự chỉ đạo sát sao cả hệ thống chính trị ở địa phương chung tay với ngành chăm lo cho giáo dục.

Với sự chỉ đạo quyết liệt Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp quản lý giáo dục, giáo viên và ý thức vươn lên trong học tập của các em học sinh, chất lượng giáo dục đã được từng bước nâng lên, kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Chất lượng ở ‘‘vùng trũng’’, ở khu vực học sinh yếu kém đã chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: Tỷ lệ tốt nghiệp trong kỳ thi năm 2007 chỉ đạt 66,7%; năm 2008: 76,0%, tăng hơn 9% so với năm 2007; năm 2009: 83,8%, tăng 7,8% so với năm 2008; năm 2010: 92,57%, tăng 8,97% so với năm 2009; năm 2011: 95,72%, tăng 3,15% so với năm 2010. Trong đó, số thí sinh tốt nghiệp loại trung bình chiếm đa số (86,17%), chỉ có 13,83% đạt loại khá giỏi và tỷ lệ thí sinh có điểm bình quân bài thi từ trung bình trở lên chỉ đạt 81,36%.

Những chỉ số trên cho thấy sự cố gắng những năm qua nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh mới chủ yếu đạt được nhờ nâng chất lượng học sinh học từ học lực yếu, kém lên mức trung bình, chưa nâng được nhiều chất lượng học sinh khá giỏi.  

Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan, bên cạnh nhiều mặt tích cực, chất lượng dạy học vẫn còn có những hạn chế, nhất là ở một số môn khoa học xã hội, như Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân.

Để từng bước nâng cao chất lượng dạy học nói chung và đối với các môn học xã hội nói riêng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Hướng dẫn quy trình biên soạn đề kiểm tra; Hàng năm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên và tăng cường rà soát nội dung dạy học nhằm điều chỉnh các vấn đề bất hợp lý.

Từ năm 2008 đến nay, Bộ đã tổ chức một số hội nghị chuyên ngành như: Hội nghị về hướng dẫn biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương tại Lâm Đồng; Hội thảo quản lý đổi mới phương pháp dạy học dạy học tại Nghệ An; Hội nghị kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn ngữ văn, Lịch sử, Địa lý tại Cần Thơ, Hội nghị đánh giá sâu môn giáo dục công dân tại Đà Lạt... .Tại các hội nghị, những vấn đề cốt lõi như hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, phương pháp soạn bài, giảng bài, kiểm tra, đánh giá học sinh, đặc biệt, đi tìm nguyên nhân vì sao chất lượng dạy và học của từng môn khoa học xã hội chưa được cao đã được phân tích, làm rõ, để từ đó có sự thống nhất trong chỉ đạo của các cấp quản lý đối với các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các môn khoa học xã hội.

Mặt khác, Bộ thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, việc thực hiện các nội dung chuyên môn của các môn học, trong đó có môn Lịch sử và các môn khoa học xã hội khác. Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng có tác động rất tích cực về đổi mới phương pháp dạy học, gắn dạy học với giáo dục truyền thống ở các di tích lịch sử- văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng…

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo toàn ngành đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích các mô hình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, Giáo dục công dân, nhân rộng các giờ dạy mẫu, hiệu quả cao tới tất cả các trường trong khối, cấp học trên địa bàn tỉnh, thành phố từng bước nâng cao chất lượng dạy học các môn khoa học xã hội trong cả nước.

Trước mắt, Bộ đã hướng dẫn thực hiện có hiệu quả việc điều chỉnh những bất hợp lý trong chương trình, sách giáo khoa theo hướng tinh giảm nội dung, dành nhiều cơ hội cho giáo viên được chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, Bộ tích cực chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra, đánh giá cả trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì cũng như thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng: Giảm yêu cầu phải nhớ máy móc nhiều con số, sự kiện; Khuyến khích các suy nghĩ độc lập có liên quan đến đánh giá các sự kiện, các bài học lịch sử, qua đó rèn luyện năng lực tư duy, bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống cho học sinh.

Bộ khuyến khích các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông tranh thủ tận dụng các cơ hội, điều kiện để tổ chức dạy học tại thực địa, giáo dục truyền thống bằng các hoạt động ngoại khóa, các lớp học ở bảo tàng, di tích, qua các phương tiện thông tin đại chúng; Xây dựng và nhân rộng các mô hình về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; Khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên giỏi, học sinh giỏi đi đôi với việc giúp đỡ, phụ đạo các học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Tổ chức có hiệu quả việc ôn tập để học sinh nắm vững nội dung kiến thức và phương pháp học tập, làm bài.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục yêu cầu các sở, các nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả hơn; gắn phong trào này với việc dạy lịch sử, địa lý và giáo dục công dân để làm cho mọi học sinh yêu thích môn học.

Cùng với những giải pháp cấp bách đó, về lâu dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ  nghiên cứu và tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng bồi dưỡng năng lực và thái độ, tình cảm mà học sinh đạt được sau khi học tập; Đổi mới việc ra đề thi phù hợp với nhận thức học sinh, khoa khọc, đúng sát chương trình phổ thông, cấu trúc đề hợp lí, cân đối giữa kiến thức và kĩ năng và định hướng thái độ hành vi của học sinh, đồng thời bảo đảm được sự phân hóa học sinh; Tăng cường các điều kiện dạy học, phối hợp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho việc dạy học các bộ môn này; Tích cực thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật lồng ghép trong môn giáo dục công dân, giúp học sinh hiểu và thực hiện pháp luật phù hợp với nhận thức và lứa tuổi; Tổ chức thi giáo viên giỏi và học sinh giỏi môn giáo dục công dân thông qua đó tạo sự nhận thức về kiến thức cũng như hành vi ứng xử đúng đắn của học sinh góp phần giảm dần.

Bộ GD&ĐT

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm