Bạn có thể sống sót bao lâu trong chân không?

Hiệp Khách Quậy Thật đáng buồn khi biết con người có thể tồn tại bao lâu nếu như đột ngột lọt vào chân không vũ trụ. Ba nhà du hành vũ trụ Xô Viết đã qua đời vào năm 1971 khi một cái van hỏng làm cho tổ hợp Soyuz 11 của họ bị hạ áp suất ở cao độ 168 km, không bao lâu sau khi quay trở về khí quyển Trái đất. Xin mời đọc tiếp.

Thật đáng buồn khi biết con người có thể tồn tại bao lâu nếu như đột ngột lọt vào chân không vũ trụ. Ba nhà du hành vũ trụ Xô Viết đã qua đời vào năm 1971 khi một cái van hỏng làm cho tổ hợp Soyuz 11 của họ bị hạ áp suất ở cao độ 168 km, không bao lâu sau khi quay trở về khí quyển Trái đất. Các nghiên cứu cho biết áp suất cabin giảm xuống mức zero trong 11 phút 40 giây, cho đến khi tổ hợp chạm vào khí quyển. Phi hành đoàn tử vong trong vòng 30 đến 40 giây do sự giảm oxygen trong máu. “Bạn cần cả oxygen và áp suất không khí để phân phối oxygen lên não”, theo Jonathan Clark, một cựu bác sĩ trên tàu con thoi vũ trụ.

alt

Giảm áp suất. (Ảnh: NASA)

Tuy nhiên, người ta có thể hồi phục sức khỏe sau một sự suy kiệt ngắn trong chân không. Năm 1966, một kĩ thuật viên NASA đang kiểm tra một bộ đồ du hành vũ trụ trong một buồng chân không khi áp suất giảm xuống tới mức bằng như khi bạn dang ở cao độ 36.500 mét. Ông đã trụ qua sau 12 đến 15 giây. Điều cuối cùng ông còn nhớ là nước bọt sôi lên trong lưỡi mình; đó là vì nước bốc hơi ở áp suất thấp. Ông đã hồi phục trạng thái tỉnh táo sau 27 giây khi căn buồng được tăng áp suất đến tương đương ở cao độ 4200 mét. Mặc dù bị xanh xẩm mày mặt, nhưng ông chẳng bị tác dụng nguy hại nào đối với sức khỏe.

Khi áp suất bên ngoài giảm đi, các bọt khí hình thành trong máu, dẫn tới sự phá hoại phổi trong vòng vài phút. Và hệ thần kinh có thể bị phá hoại trong vài giờ do nitrogen hòa tan vào trong máu. Tuy nhiên, nếu bạn đạt tới trạng thái gần chân không theo kiểu nhẹ nhàng hơn và với sự chuẩn bị y tế sẵn sàng, thì bạn có thể trụ tới một phút đồng hồ, Clark nói.

Theo New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm