Hiệp Khách Quậy Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tính đến sự phản xạ ánh sáng mặt trời của Trái đất. Và bản thân mặt trời là một yếu tố quan trọng nữa. Khi nhìn từ khoảng cách xa, Trái đất hiện ra ở bên cạnh mặt trời – và, từ một khoảng cách xa, ánh chói của ngôi sao địa phương của chúng ta sẽ làm cho Trái đất khó hoặc... Xin mời đọc tiếp.
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tính đến sự phản xạ ánh sáng mặt trời của Trái đất. Và bản thân mặt trời là một yếu tố quan trọng nữa. Khi nhìn từ khoảng cách xa, Trái đất hiện ra ở bên cạnh mặt trời – và, từ một khoảng cách xa, ánh chói của ngôi sao địa phương của chúng ta sẽ làm cho Trái đất khó hoặc không thể nhìn thấy.
Trái đất nhìn từ mặt trăng qua các nhà du hành Apollo 8 hồi năm 1968. Apollo 8 là chuyến bay đầu tiên có người lái rời khỏi quỹ đạo Trái đất. Nó là phi thuyền trái đất đầu tiên bị bắt giữ và thoát ra khỏi trường hấp dẫn của một thiên thể khác, trong trường hợp là mặt trăng. Đó là chuyến du hành đầu tiên trong đó loài người đã đặt chân lên một thế giới khác và quay trở về Trái đất. Ảnh: NASA
Bạn hãy tưởng tượng bay lên lơ lửng cách mặt đất khoảng 300 km. Đó là độ cao quỹ đạo của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Bề mặt Trái đất hiện ra lờ mờ bên cửa sổ của ISS. Bạn có thể nhìn thấy rõ những địa hình lớn, và ánh đèn của các thành phố.
Khi bạn đi tới mặt trăng - ở xa khoảng 380.000 km – Trái đất trông giống như một quả cầu sáng trong vũ trụ - không khác gì mấy với mặt trăng trong con mắt của chúng ta.
Bức ảnh Trái đất và Mặt trăng khuyết – bức ảnh đầu tiên thuộc loại này được chụp bởi một phi thuyền vũ trụ - chụp hôm 18 tháng 9, 1977, bởi phi thuyền Voyager 1 của NASA khi nó ở cách Trái đất 11,66 triệu km. Ảnh: NASA
Tiếp tục đi xa ra bên ngoài, bạn đi qua quỹ đạo của Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Từ những thế giới này, Trái đất trông tựa như một ngôi sao – nó mờ dần đi khi bạn càng đi ra xa.
Ánh sáng từ Trái đất cuối cùng sẽ quá mờ và không thể nhìn thấy nữa ở cự li 14 tỉ km – đó là giới hạn ngoài của hệ mặt trời của chúng ta.
Hiện nay, phi thuyền Voyager 1 đã đi xa hơn khoảng cách đó. Trong tháng 2 năm 2012, nó ở cách mặt trời của chúng ta khoảng 18 tỉ km.
Nếu một nhà du hành hay người ngoài hành tinh nào đó có kính thiên văn, thì anh ta chắc chắn có thể nhìn thấy Trái đất khi ở xa hơn cự li đó nữa.
Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Nguồn: EarthSky.org