Maser tiên đoán số phận của Dải Ngân hà

Hiệp Khách Quậy Trong vài tỉ năm nữa, Dải Ngân hà của chúng ta sẽ lao vào thiên hà khổng lồ láng giềng, Andromeda? Một đốm sáng kiểu laser trong thiên hà trên gợi ý cho một câu trả lời. Xin mời đọc tiếp.

Trong vài tỉ năm nữa, Dải Ngân hà của chúng ta sẽ lao vào thiên hà khổng lồ láng giềng, Andromeda? Một đốm sáng kiểu laser trong thiên hà trên gợi ý cho một câu trả lời.

Tốc độ mà Andromeda đang tiến về phía Dải Ngân hà có thể xác định từ độ dịch chuyển Doppler của ánh sáng mà nó phát ra. Nhưng vì thiên hà trên phân tán quá rộng nên chuyển động sang ngang nhỏ của nó trên bầu trời khó mà phát hiện ra. Nếu nó chuyển động đủ nhanh theo hướng này, thì nó có thể bỏ lỡ Dải Ngân hà hoàn toàn.

 

Thiên hà Andromeda có thể va chạm với Dải Ngân hà hay không? (Ảnh: T A Rector và B A Wolpa/NOAO/AURA/NSF)

 

Maser mới tìm thấy (khoanh tròn) (Ảnh: L Sjouwerman et al./Astrophysical Journal Letters)

Loránt Sjouwerman thuộc Đài thiên văn Vô tuyến Quốc gia ở Socorro, New Mexico, và các đồng nghiệp vừa phát hiện ra một đốm sáng kiểu laser của bức xạ vi sóng, gọi là maser, trong Andromeda có thể giúp xác định chuyển động ngang của nó.

Được phát hiện ra với Ma trận Kính thiên văn Rất Lớn mới nâng cấp ở New Mexico, maser trên xuất hiện khi các phân tử methanol giữa các sao bị các ngôi sao gần đó làm cho nóng lên. Theo dõi chính xác chuyển động của đốm sáng này sẽ dễ dàng hơn nhiều so với theo dõi toàn bộ thiên hà Andromeda. Tuy nhiên, trước tiên các nhà nghiên cứu phải tìm ra những maser khác nữa trong thiên hà Andromeda, để xác nhận chuyển động của maser phản ánh quỹ đạo toàn thể của Andromeda.

“Việc đo chuyển động riêng của Andromeda là điều then chốt để xác định số phận của Dải Ngân hà”, theo lời Mark Reid thuộc Trung tâm Thiên văn Vật lí Harvard-Smithsonian ở Cambridge, Massachusetts. “Một phép đo như vậy được thực hiện tốt nhất với nguồn sáng nhỏ gọn như một maser chẳng hạn, nhưng cho đến nay người ta chưa phát hiện ra một maser nào đủ mạnh để các kính thiên văn hiện nay đo lấy”.

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm