Hiệp Khách Quậy Cái gì định hình nên tấm thảm bụi nổi bật ở gần Dải Ngân hà này? Không ai biết chắc chắn cả. Những cấu trúc rối rắm, thể hiện ở trên, được phân giải chi tiết mới gần đây trong một vùng rộng của bầu trời chụp trong ánh sáng hồng ngoại xa bởi vệ tinh Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Xin mời đọc tiếp.
Cái gì định hình nên tấm thảm bụi nổi bật ở gần Dải Ngân hà này? Không ai biết chắc chắn cả. Những cấu trúc rối rắm, thể hiện ở trên, được phân giải chi tiết mới gần đây trong một vùng rộng của bầu trời chụp trong ánh sáng hồng ngoại xa bởi vệ tinh Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Ảnh trên là ảnh hợp nhất kĩ thuật số của ba ảnh hồng ngoại: hai ảnh chụp ở độ phân giải cao bởi Planck, còn ảnh kia là ảnh cũ hơn chụp bởi vệ tinh IRAS nay không còn nữa. Ở những màu sắc này, bầu trời bị thống trị bởi ánh lóe mờ nhạt của chất khí rất lạnh bên trong cự li cách Trái đất chỉ 500 năm ánh sáng. Trong bức ảnh trên, màu đỏ tương ứng với nhiệt độ lạnh cỡ 10 độ Kelvin trên không độ tuyệt đối, còn màu trắng tương ứng với chất khí ấm cỡ 40 Kelvin. Dải màu hồng vắt ngang qua phần dưới của ảnh là chất khí ấm giới hạn bởi mặt phẳng thiên hà của chúng ta. Những vùng sáng thể hiện những đám mây phân tử dày đặc đang từ từ co lại để hình thành sao, còn những vùng mờ hơn là chất khí liên thiên hà bị khuếch tán thường xuyên nhất và bụi vũ trụ. Tại sao những vùng này lại có hình dạng tơ sợi rối rắm cả ở quy mô lớn lẫn quy mô nhỏ vẫn còn là đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu tương lai về nguồn gốc và sự tiến triển của bụi có thể giúp tìm hiểu lịch sử gần đây của Thiên hà của chúng ta cũng như các hệ hành tinh như hệ mặt trời của chúng ta đã ra đời như thế nào.
Ảnh: ESA, Planck HFI Consortium, IRAS