Hiệp Khách Quậy Từ trường ở vùng trung tâm thiên hà Ngân Hà (Milky Way) của chúng ta trông như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, đài quan sát SOFIA của NASA (đang bay trên quỹ đạo) đã chụp ảnh vùng trung tâm Ngân Hà bằng một thiết bị gọi là HAWC+. Xin mời đọc tiếp.
Từ trường ở vùng trung tâm thiên hà Ngân Hà (Milky Way) của chúng ta trông như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, đài quan sát SOFIA của NASA (đang bay trên quỹ đạo) đã chụp ảnh vùng trung tâm Ngân Hà bằng một thiết bị gọi là HAWC+. HAWC+ lập bản đồ từ trường bằng cách quan sát ánh sáng hồng ngoại phân cực được phát ra bởi những hạt bụi thuôn dài đang quay thẳng hàng với từ trường địa phương. Lúc này tại trung tâm Ngân Hà của chúng ta là một siêu lỗ đen với thói hấp thụ chất khí từ các ngôi sao mới bị nó phá hủy. Tuy nhiên, lỗ đen của thiên hà chúng ta chẳng mấy ồn so với tốc độ hấp thụ của các lỗ đen trung tâm ở các thiên hà hoạt tính. Hình ảnh này đem lại manh mối giải thích vì sao một từ trường xung quanh có thể tuồn chất khí vào trong lỗ đen, làm thắp sáng phần bên ngoài của nó, hoặc ép chất khí vào đĩa bồi tụ, làm cho nó kém hoạt tính đi – chí ít là tạm thời. Hình ảnh này cũng đem lại manh mối về từ trường ở trong và xung quanh vành đai bụi bao lấy Sagittarius A*, lỗ đen tại trung tâm Ngân Hà của chúng ta.
Ảnh: NASA, SOFIA, Hubble
Nguồn: NASA