Hiệp Khách Quậy Hướng một chiếc kính thiên văn khiêm tốn lên một thiên hà xoắn ốc lân cận, chụp một bứ ảnh với độ phơi sáng rất lâu, bạn sẽ thấy vùng xoắn ốc sáng rỡ của thiên hà bị bao quanh bởi những dòng mờ tối – nhưng tàn dư le lói của những thiên hà khác bị xé toạc ra bởi “ông chủ” lớn hơn của chúng. Xin mời đọc tiếp.
Hướng một chiếc kính thiên văn khiêm tốn lên một thiên hà xoắn ốc lân cận, chụp một bứ ảnh với độ phơi sáng rất lâu, bạn sẽ thấy vùng xoắn ốc sáng rỡ của thiên hà bị bao quanh bởi những dòng mờ tối – nhưng tàn dư le lói của những thiên hà khác bị xé toạc ra bởi “ông chủ” lớn hơn của chúng.
M81 láng giềng là mẫu mực của một thiên hà xoắn ốc, với một vùng sáng ở chính giữa và những cánh tay quét trải dài và những vệt bụi tối. Nhưng những ảnh chụp “sâu” của thiên hà trên cho thấy một cái quầng phức tạp đầy những dòng khí và bụi màu lục mong manh.
Những đặc điểm này được khuấy lên giống như thủy triều bởi những đợt chạm trán trong quá khứ với các láng giềng của M81 là M82 và NGC 3077, cách nay khoảng 200 triệu năm trước. M81 ở cách chúng ta chừng 12 triệu năm ánh sáng và xuất hiện trong chòm sao Đại Hùng (Ursa Major).
(Ảnh: M. K. Barker & A. M. N. Ferguson, Đại học Edinburgh/M. Irwin, Đại học Cambridge/N. Arimoto, NAOJ/P. Jablonka, Đài thiên văn Geneva)
Những bức ảnh chụp sâu này của quầng vật chất xung quanh các thiên hà xoắn ốc láng giềng làm nổi bật các đặc điểm phong phú là hóa thạch của những tương tác trước đây giữa những thiên hà xoắn ốc đồ sộ và các thiên hà lùn bướng bỉnh. Chúng cho thấy sự đa dạng của các đặc điểm có thể tìm thấy ngoài đĩa sáng của một thiên hà, bao gồm những dòng vật chất sao kéo dài, các nhánh và các nêm, các thiên hà bị biến dạng một phần, và những quầng sáng của những mảnh vụn hầu hết đã bị hấp thu.
Ảnh màu đĩa sáng của từng thiên hà được lồng vào trong những bức ảnh chụp sâu này.
(Ảnh: David Martínez-Delgado, Viện Thiên văn học Max Planck/IAC, và các đồng nghiệp)
Những vòng thắt hình cung của những mảnh vỡ bao quanh thiên hà xoắn ốc bị biến dạng NGC 5907, nằm cách xa chúng ta 40 triệu năm ánh sáng và xuất hiện trong chòm sao Draco.
Những dòng vật chất này, chỉ có thể nhìn thấy trong các ảnh chụp phơi sáng lâu, có khả năng là tàn dư của một thiên hà lùn đã bị xé toạc ra cách nay 4 tỉ năm trước. Thiên hà lùn ban đầu có lẽ là nguyên nhân giải thích cho hình dạng bị xoắn của đĩa NGC 5907.
Đường đi của dòng vật chất “vòng tròn lớn” này tương tự như dòng Nhân mã (Sagittarius) của Dải Ngân hà, nó cũng bao gồm các ngôi sao bị xé toạc ra từ một thiên hà lùn đang quay xung quanh.
(Ảnh: R. Jay GaBany/cosmotography.com)
Một đám mây sao hình cái dù trải ra từ thiên hà xoắn ốc NGC 4651. Đặc điểm bất thường trên được cho là đã hình thành bởi sự biến dạng của một thiên hà lùn trên quỹ đạo tiến gần đến tâm của NGC 4651.
Cấu trúc hình cái dù này mở rộng hàng chục nghìn năm ánh sáng ra ngoài đĩa sáng ở giữa của thiên hà trên.
(Ảnh: R. Jay GaBany/cosmotography.com)
Một cấu trúc mờ nhạt, hình thòng lọng (phía trên bên trái) trải ra từ thiên hà xoắn ốc nhìn nghiêng NGC 4013, nằm cách xa chúng ta chừng 50 triệu năm ánh sáng và xuất hiện trong chòm sao Đại Hùng. Ước tính chừng 3 tỉ năm tuổi, dòng vật chất này dường như bị hút từ một thiên hà nhỏ hơn khi nó quay xung quanh NGC 4013. Nó trải rộng chừng 85.000 năm ánh sáng ra khỏi tâm của thiên hà trên.
(Ảnh: R. Jay GaBany/cosmotography.com)
Theo New Scientist