Khi các lỗ đen trở mặt, chúng giết luôn các thiên hà

Hiệp Khách Quậy Những lỗ đen to nặng có lẽ đang tận diệt cuộc sống của các thiên hà bởi việc xé toạc khối khí thiết yếu của chúng, để lại những nạn nhân thiên hà nhuốm máu phân tán trong khắp vũ trụ. Trong khi trường hợp trên cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, thì nghiên cứu mới cho thấy những lỗ đen này ít... Xin mời đọc tiếp.

Những lỗ đen to nặng có lẽ đang tận diệt cuộc sống của các thiên hà bởi việc xé toạc khối khí thiết yếu của chúng, để lại những nạn nhân thiên hà nhuốm máu phân tán trong khắp vũ trụ. Trong khi trường hợp trên cho đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng, thì nghiên cứu mới cho thấy những lỗ đen này ít nhất cũng có phương tiện để thực thi chế độ hà khắc của chúng.

Người ta đã biết rằng những lỗ đen “siêu trọng” nằm tại tâm của đa số các thiên hà thỉnh thoảng phát ra những lượng lớn bức xạ. Nhưng không ai có ý tưởng rõ ràng rằng hoạt động dữ dội đó phổ biến đến mức nào. Việc khảo sát vũ trụ một cách thoáng qua không cung cấp đủ thông tin để đưa ra phán xét này vì hoạt động của các lỗ đen được cho là không liên tục, tùy thuộc vào chỗ có bao nhiêu vật chất lân cận mà chúng phải nuốt vào.

alt
Một dòng phun trào từ một lỗ đen siêu trọng đang thổi tung một thiên hà lân cận trong hệ tên là 3C321. (Ảnh: (NASA/CXC/CfA/D.Evans)

Nay một đội các nhà thiên văn học vừa biên soạn một quyển biên niên hoạt động lùi ngược dòng lịch sử vũ trụ, sử dụng kính thiên văn Chandra đang bay trên quỹ đạo để theo dõi tia X do những lỗ đen phát ra, cùng với những ảnh chụp của kính thiên văn Hubble để khảo sát những thiên hà chủ của chúng. Những nghiên cứu trước đây với những thiết bị kém nhạy hơn không thể theo dõi những nguồn mờ nhạt ở xa mà Chandra và Hubble nhặt nhạnh được. Đội nghiên cứu hiện nay đã có một tập hợp thiên hà đạt tới 13 tỉ năm ánh sáng.

Đội nghiên cứu tính được rằng ít nhất là một phần ba tất cả những thiên hà lớn có chứa một lỗ đen siêu trọng phát ra năng lượng ít nhất là gấp 10 tỉ lần mặt trời, thường là ở xa một tỉ năm ánh sáng.

Sự ác liệt như thế giải phóng đủ năng lượng để làm nóng chất khí của thiên hà và thậm chí thổi nó ra khỏi thiên hà. Các ngôi sao chỉ ra đời trong những đám mây khí lạnh, vì thế bạn sẽ thấy một thiên hà thật sự qua đời, bị thống trị bởi những ngôi sao đỏ già nua thay cho những ngôi sao trẻ xanh sáng tô điểm cho một thiên hà xoắn ốc “sống động” kiểu như Dải Ngân hà.

Các lỗ đen có thể là thủ phạm giải thích cho nhiều thiên hà đỏ, đã chết trong vũ trụ. Đa số những thiên hà màu đỏ được cho là đã sinh ra khi các thiên hà va chạm, sự kiện có thể giúp cấp thêm nhiên liệu cho những lỗ đen trung tâm của những thiên hà đang hợp nhất, kích hoạt sự phát xạ tia X chết chóc của chúng. Những lỗ đen thô bạo cũng có thể giải thích cho sự tồn tại của những thiên hà hình thấu kính cô lập, chúng không có vẻ gì là đã trải qua những vụ va chạm lớn.

Tuy nhiên, người ta vẫn không rõ là lỗ đen thật sự mạnh dường nào đối với việc chia rảnh chất khí thiên hà, theo thành viên đội nghiên cứu Asa Bluck thuộc trường đại học Nottingham ở Anh. “Cho nên, chúng tôi không chứng minh được đây là kẻ sát thủ thiên hà chủ yếu”, ông nói. “Nhưng hiện nay người ta nghi ngờ chúng là tay đao phủ đã sát hại đa số các thiên hà chết”.

Theo New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm