250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí (Phần 58)

Hiệp Khách Quậy Thiên hà Mắt Đen cư trú trong chòm sao Coma Nerenices và ở cách Trái Đất khoảng 24 triệu năm ánh sáng. Nhà văn và nhà tự nhiên học Stephen James O’Meara từng viết đậm chất thơ ca về thiên hà nổi tiếng này với “những cánh tay lụa mượt mà quấn nhẹ nhàng quanh một cái lõi sứ lung linh… Thiên hà trông na... Xin mời đọc tiếp.

Thiên hà Mắt Đen

1779

Edward Pigott (1753–1825), Johann Elert Bode (1747–1826), Charles Messier (1730–1817)

Thiên hà Mắt Đen cư trú trong chòm sao Coma Nerenices và ở cách Trái Đất khoảng 24 triệu năm ánh sáng. Nhà văn và nhà tự nhiên học Stephen James O’Meara từng viết đậm chất thơ ca về thiên hà nổi tiếng này với “những cánh tay lụa mượt mà quấn nhẹ nhàng quanh một cái lõi sứ lung linh… Thiên hà trông na ná như một con mắt người nhắm lại với một khe nhìn ‘he hé’. Đám mây bụi tối trông dày kệch và bẩn thỉu như đất sét [nhưng] sẽ khó phân biệt được một chai vật liệu này với một chân không hoàn hảo.”

Được khám phá vào năm 1779 bởi nhà thiên văn Anh Edward Pigott, rồi được khám phá một cách độc lập đúng mười hai ngày sau đó bởi nhà thiên văn Đức Johann Elert Bode và khoảng một năm sau bởi nhà thiên văn Pháp Charles Messier. Như đã đề cập trong mục từ “Giải thích Cầu vồng,” những khám phá gần như đồng thời như vậy thường xảy ra trong lịch sử khoa học và toán học. Ví dụ, các nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin và Alfred Wallace đều phát triển thuyết tiến hóa một cách độc lập và đồng thời. Tương tự, Isaac Newton và nhà toán học Đức Gottfried Wilhelm Leibniz đã độc lập nhau phát triển phép tính giải tích gần như cùng một lúc. Các sự kiện xảy ra cùng lúc trong khoa học khiến một số nhà triết học đề xuất rằng các khám phá khoa học xảy ra là tất yếu khi nhìn từ một vị thế và một thời đại nhất định.

Điều thú vị là những khám phá gần đây cho biết chất khí giữa các sao trong vùng phía ngoài của Thiên hà Mắt Đen quay ngược chiêu với chất khí và các sao trong các vùng phía trong. Chuyển động quay khác nhau này có thể là do Thiên Hà Mắt Đen từng va chạm với một thiên hà khác và đã hấp thu nó hơn một tỉ năm trước.

Tác giả David Darling viết rằng vùng phía trong của thiên hà có bán kính khoảng 3.000 năm ánh sáng và “cọ dọc theo rìa phía trong của cái đĩa bên ngoài, nó quay theo chiều ngược lại ở tốc độ khoảng 300 km/s và mở rộng ra ít nhất đến 40.000 năm ánh sáng. Sự cọ xát này có thể giải thích sự hình thành sao mãnh liệt đang diễn ra trong thiên hà và có thể nhìn thấy dưới dạng các nút màu xanh chìm trong làn bụi khổng lồ.”

Thiên hà Mắt Đen

Chất khí giữa các sao trong các vùng ngoài của Thiên hà Mắt Đen quay ngược chiều với chất khí và bụi trong các vùng phía trong. Chuyển động quay khác nhau này có thể là do thiên hà từng va chạm với một thiên hà khác và đã hấp thu thiên hà này hơn một tỉ năm trước.

XEM THÊM. Lỗ đen (1783), Giả thuyết Tinh vân (1796), Nghịch lí Fermi (1950), Quasar (1963), Vật chất tối (1933).

250 Mốc Son Chói Lọi Trong Lịch Sử Vật Lí
Clifford A. Pickover
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm