Biển Aral đã chết như thế nào

Hiệp Khách Quậy Đã từng là hồ nước lớn thứ tư trên thế giới, những Biển Aral ở Trung Á đã co lại hết 90% trong 50 năm qua, cái được người ta mô tả là trong ‘những thảm họa môi trường gây chấn động nhất’ hành tinh. Xin mời đọc tiếp.

Đã từng là hồ nước lớn thứ tư trên thế giới, những Biển Aral ở Trung Á đã co lại hết 90% trong 50 năm qua, cái được người ta mô tả là trong ‘những thảm họa môi trường gây chấn động nhất’ hành tinh.

Biển Aral, là biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan, từng rộng 26.000 dặm vuông, đã khô đi thấy rõ kể từ những năm 1960 khi những con sông cấp nước cho nó phần lớn bị làm chệch hướng trong một dự án Xô Viết nhằm cấp nước cho sản xuất bông ở vùng đất khô cằn trên.

Năm 1997, nó đã co lại bằng 10% kích thước ban đầu của nó và tách thành một phần Uzbek lớn và một phần Kazakh nhỏ hơn.

alt

Ảnh chụp qua vệ tinh của Biển Aral (trên và dưới) cho thấy nó đã biến mất dần từ năm 1973 đến 1986, và đến 2001 và 2004.

alt

Biển rút dần đã làm phá hủy nghiêm trọng nền kinh tế đánh bắt một thời sôi động và để lại những con tàu đánh cá trơ vơ trên đất cát khô cằn, trông cứ như chúng rơi từ trên trời xuống.

Những bay hơi của biển đã để lại những lớp cát có độ muối cao, và những cơn gió có thể mang chúng đi xa đến tận Scandinavia và Nhật Bản, và gieo rắc tai ương bệnh tật cho người dân địa phương.

Việc xây dựng những con kênh đào dẫn nước bắt đầu trong thập niên 1940, và vào năm 1960, có đến 60 km khối nước đã bị làm chệch hướng vào trong đất liền mỗi năm.

Mực nước biển giảm đi trung bình 31-35 inch mỗi năm.

Mong muốn của Liên Xô phát triển những cánh đồng bông bao la là nguyên nhân làm cho biển chết.

Bông vẫn là nguồn thu nhập chính đối với nhiều nước cộng hòa độc lập mới (thuộc Liên Xô cũ).

Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Á xúc tiến những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề sau khi đi thị sát vùng biển trên bằng trực thăng trong ngày hôm nay, là một phần của chuyến viếng thăm đến năm nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Chuyến đi của ông cũng hạ cánh xuống Muynak, Uzbekistan, một thành phố đã từng nằm bên bờ biển, nơi còn đó một cầu tàu trải dài im ắng trên cát xám và những con lạc đà đang đứng gần những xác tàu trên cạn.

alt

Một ảnh vệ tinh cho thấy khu vực rộng lớn khô cằn còn lại sau sự co rút của Biển Aral, biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan.

“Trên một cầu tàu, tôi chẳng nhìn thấy gì cả, tôi chỉ có thể thấy một bãi tha ma của những con tàu”, ông Ban phát biểu sau khi đến Nukus, thành phố khá lớn gần đó nhất và là thủ phủ của vùng tự trị Karakalpak.

“Nó rõ ràng là một trong thảm họa tồi tệ nhất, những thảm họa môi trường của thế giới. Tôi thật sự bị sốc”, ông Ban nói.

Sau chuyến đi 6 ngày qua vùng trên, ông Ban kêu gọi các nhà lãnh đạo nên gác bỏ một bên những sự kình địch để hợp tác nhằm khắc phục một số thiệt hại.

alt  alt

Biển Aral thể hiện trên bản đồ atlas năm 1967, trái, và năm 2007.

“Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo… hãy ngồi lại với nhau và cố gắng đi tìm những giải pháp khắc phục”, ông nói. Ông Ban cho biết Liên hiệp quốc sẽ ủng hộ nỗ lực này.

Tuy nhiên, sự hợp tác bị đe dọa bởi những bất đồng xung quanh việc bên nào có quyền khai thác đối với phần nước khan hiếm còn lại và nó nên được sử dụng như thế nào.

Trong một phát biểu với Ban trước chuyến bay thị sát của ông, các viên chức Uzbek phàn nàn rằng những dự án ngăn đập ở Tajikistan sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lưu lượng nước ở Uzbekistan. Đất nước Tajikistan nghèo khó thì xem các dự án thủy điện là hướng giải quyết cho những khó khăn trước mắt.

alt

Ảnh toàn cảnh Muynal, một thành phố nằm gần Biển Aral. Sự bay hơi của nó đã phá hỏng nền kinh tế đánh bắt tại địa phương.

alt

Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon khảo sát ‘bãi tha ma tàu cá’ còn lại trên vùng biển Aral đã cạn khô.

Sự cạnh tranh nguồn nước có thể thêm căng thẳng vì sự ấm lên toàn cầu và sự gia tăng dân số đang làm giảm hơn nữa lượng nước cung cấp tính theo bình quân đầu người.

Những vấn đề nước cũng có thể gây thêm sự bất mãn trong thường dân vốn đã chán ngấy cảnh bần hàn và những chính phủ hà khắc; một số quan sát viên e ngại rằng điều đó có thể gây thêm sự cực đoan Hồi giáo trong vùng.

Ông Ban cũng đề cập đến những vấn đề sống còn của những người nghèo trong vùng. Theo kế hoạch, ông sẽ thảo luận vấn đề đó khi ông gặp tổng thống Uzbek, Islam Karimov, vào ngày mai.

Karimov đã lãnh đạo đất nước trên kể từ sự sụp đổ năm 1991 của Liên Xô và đang chịu áp lực từ phe chống đối và những nhà hoạt động chính trị quyền công dân.

alt

Trẻ em chạy giỡn quanh những xác tàu trên cát, nơi đã từng là đáy biển Aral, ở gần ngôi làng Zhalanash, miền tây nam Kazakhstan.

alt

Những con lạc đà thẩn thờ đi qua một nghĩa địa xác tàu gần thành phố Muynak. Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Á nên hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề môi trường của vùng.

Cuộc gặp diễn ra chưa tới hai tuần sau khi Ủy ban Quyền Con người của Liên hiệp quốc đưa ra một bản báo cáo chỉ trích Uzbekistan, kêu gọi nghiên cứu thêm về sự đàn áp đẫm máu của vụ nổi dậy năm 2005 ở thành phố Andijan.

Phe đối lập và những nhóm quyền con người khẳng định có hàng trăm người đã bị giết, nhưng chính quyền khăng khăng rằng các báo cáo là cường điệu quá mức và giận dữ bác bỏ mọi sự chỉ trích.

Theo Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm