Hiệp Khách Quậy Rất khó để lần ra dấu vết của các lỗ đen có khối lượng gấp vài lần khối lượng Mặt trời, có thể chúng không tồn tại. Vì vậy, việc tìm thấy chúng sẽ mang lại nhiều ý tưởng mới về các cách mà lỗ đen được tạo thành. Xin mời đọc tiếp.
Rất khó để lần ra dấu vết của các lỗ đen có khối lượng gấp vài lần khối lượng Mặt trời, có thể chúng không tồn tại. Vì vậy, việc tìm thấy chúng sẽ mang lại nhiều ý tưởng mới về các cách mà lỗ đen được tạo thành.
Những vụ nổ "hoành tráng" như thế này thường thành sao nơ-tron, thay vì lỗ đen.
(Nguồn wikipedia.com)
Các ngôi sao có khối lượng không nhỏ hơn 8 lần khối lượng Mặt trời sẽ bùng nổ như các Siêu tân tinh vào trước khi kết thúc sự sống của chúng. Nếu phần lõi còn lại nặng cỡ hai đến ba lần khối lượng Mặt trời, thì chúng sẽ biến thành sao nơ-tron. Nếu phần lõi này nặng hơn, chúng sẽ tạo thành lỗ đen.
Feryal Özel và các cộng sự tại Đại học Arizona ở Tucson đã tiến hành nghiên cứu 16 hệ thống trong Dải Ngân hà có chứa một lỗ đen và một ngôi sao đồng hành với nó. Họ nhận ra rằng, không tìm thấy các lỗ đen nằm trong khoảng từ 2 đến 5 lần khối lượng Mặt trời. Điều này càng không thể được giải thích do giới hạn của việc quan sát. "Các lỗ đen kiểu này dường như không tồn tại," Özel cho biết. Công trình sẽ được đăng trên Chuyên san Vật lý thiên văn của Mỹ.
Nếu kết quả này được thừa nhận, chúng có thể mang lại góc nhìn mới về cách mà các ngôi sao suy sụp và bùng nổ, Chris Fryer ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos đặt tại New Mexico cho biết.
Các ngôi sao lớn hơn được cho là sẽ bùng nổ với năng lượng thấp hơn các ngôi sao nhỏ, Fryer nói. Điều này có nghĩa là, khi bùng nổ các ngôi sao nhẹ hơn, tạo thành sao nơ-tron, sẽ bắn ra lớp vỏ "dày hơn" so với các ngôi sao nặng hơn, tạo thành lỗ đen. Do vậy, các lỗ đen giữ lại phần khối lượng lớn hơn. Điều này cũng giải thích vì sao những lỗ đen nhỏ lại khan hiếm đến vậy.
Theo Newscientist.com