JAXA tìm thấy ‘các hạt vụn’ tiểu hành tinh trong thiết bị tàu Hayabusa mang về

Hiệp Khách Quậy Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hôm nay cho biết họ đã tìm thấy “các hạt vụn” của cái họ hi vọng là bụi tiểu hành tinh trong thiết bị của tàu vũ trụ Hayabusa mang về Trái đất hồi tháng trước. Xin mời đọc tiếp.

Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hôm nay cho biết họ đã tìm thấy “các hạt vụn” của cái họ hi vọng là bụi tiểu hành tinh trong thiết bị của tàu vũ trụ Hayabusa mang về Trái đất hồi tháng trước.

 alt

Ảnh minh họa tàu vũ trụ Hayabusa (Chim ưng) và một tiểu hành tinh tên gọi là Itokawa trong vũ trụ.

Các nhà khoa học hi vọng bất kì mẫu bụi nào lấy từ tiểu hành tinh hình củ khoai tây Itokaea cũng có thể giúp tiết lộ các bí ẩn về nguồn gốc của hệ mặt trời.

“Chúng tôi đã bắt đầu tiến hành xử lí thiết bị chứa mẫu của tàu Hayabusa kể từ hôm 24/06/2010 và xác nhận có ba hạt vụn”, Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) chi biết.

Nhưng JAXA cho biết thêm rằng vẫn không rõ những hạt đó là chất ô nhiễm từ Trái đất hay có nguồn gốc từ tiểu hành tinh Itokawa mà con tàu vũ trụ trên đã hạ cánh lên trong hành trình nhiều tỉ km của nó.

Sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa mới có được những kết quả cuối cùng của phép phân tích trên.

Khi tàu Hayabusa được phóng lên hồi năm 2003, thiết bị trên đã mở ra, nghĩa là nó có thể chứa các vật liệu có nguồn gốc trên Trái đất, một phát ngôn viên JAXA cho biết.

Các trục trặc kĩ thuật đã gây khó khăn cho hành trình của tàu Hayabusa, có một giai đoạn nó đã rơi khỏi vùng kiểm soát và mất liên lạc với JAXA trong bảy tuần, làm trễ sứ mệnh mất 3 năm cho đến khi tiểu hành tinh trên và Trái đất thẳng hàng trở lại.

Khi cuối cùng nó đáp lên tiểu hành tinh Itokawa, một hệ thống bắn đạn được thiết kế để khuấy tung bụi mù đã không hoạt động như dự tính, khiến người ta không rõ có bao nhiêu vật liệu mà con tàu trên có khả năng thu thập được.

Sau chuyến du hành vũ trụ 7 năm, cái vỏ nang chống nhiệt đã được tàu Hayabusa thả xuống Trái đất hồi tháng 6.

Các nhà nghiên cứu tại Cơ sở Sagamihara ở gần Tokyo, đã mở thiết bị nhiều lớp trên với sự hợp tác của cơ quan vũ trụ Mĩ, NASA.

Các nhà khoa học hi vọng sẽ lấy về ít nhất là một số bụi tiểu hành tinh từ sứ mệnh hàng đầu thế giới này.

  • Duy Khắc (theo AFP & PhysOrg.com)
Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm