Trái đất lại bị tiểu hành tinh đe dọa vào năm 2182

Hiệp Khách Quậy Theo một nghiên cứu quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học Tây Ban Nha, một tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại tên gọi là (101955) 1999 RQ36 có xác suất 1/1000 sẽ va chạm với Trái đất chúng ta và hơn nửa xác suất này cho thấy cú va chạm định mệnh sẽ xảy ra vào năm 2182. Xin mời đọc tiếp.

Theo một nghiên cứu quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học Tây Ban Nha, một tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại tên gọi là (101955) 1999 RQ36 có xác suất 1/1000 sẽ va chạm với Trái đất chúng ta và hơn nửa xác suất này cho thấy cú va chạm định mệnh sẽ xảy ra vào năm 2182.

 

Đây là những tiểu hành tinh vad sao chổi đã được phi thuyền của loài người thăm viếng. Ảnh: ESA, NASA, JAXA, RAS, JHUAPL, UMD, OSIRIS

María Eugenia Sansaturio, đồng tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Icarus và là nhà nghiên cứu tại trường Đại học Valladolid, cho biết: “Tổng xác suất va chạm của tiểu hành tinh '(101955) 1999 RQ36' có thể ước tính là 0,00092 – xấp xỉ một phần nghìn, nhưng cái bất ngờ nhất là hơn nửa xác suất này (0,00054) tương ứng với năm 2182”.

Tiểu hành tinh '(101955) 1999 RQ36' là một phần của Nhóm Tiểu hành tinh Có nguy cơ gây hại (PHA) có khả năng va chạm với Trái đất do quỹ đạo gần của chúng, và chúng có thể gây phá hủy nghiêm trọng đối với hành tinh chúng ta. PHA này được phát hiện ra vào năm 1999 và có đường kính 560 m.

Quỹ đạo của tiểu hành tinh trên được xác định qua 290 quan sát quang học và 13 phép đo radar, nhưng “sai số quỹ đạo” là lớn vì ngoài hấp dẫn ra quỹ đạo của nó còn bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Yarkovsky. Hiệu ứng Yarkovsky là những nhiễu loạn gây biến đổi chút ít đối với quỹ đạo của các vật thể nhỏ thuộc hệ mặt trời vì, khi đang quay, chúng đẩy bức xạ mặt trời đến từ phía này sang phía bên kia, nghĩa là hai phía của chúng có sự chênh lệch áp suất bức xạ mặt trời.

Tuy nhiên, biết trước những thực tế này có thể cho phép các nhà khoa học nghĩ ra các cơ chế làm chệch hướng đi của tiểu hành tinh trên.

Nguồn: PhysOrg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm