30 năm chương trình tàu con thoi vũ trụ qua ảnh

Hiệp Khách Quậy Trong ba thập kỉ qua, chương trình tàu con thoi vũ trụ của NASA đã mở rộng kiến thức của chúng ta về vũ trụ và làm cho vũ trụ trở nên gần gũi hơn với việc thiết lập sự hiện diện liên tục của con người trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những thời khắc tuyệt vời nhất và tồi tệ nhất của... Xin mời đọc tiếp.

Trong ba thập kỉ qua, chương trình tàu con thoi vũ trụ của NASA đã mở rộng kiến thức của chúng ta về vũ trụ và làm cho vũ trụ trở nên gần gũi hơn với việc thiết lập sự hiện diện liên tục của con người trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những thời khắc tuyệt vời nhất và tồi tệ nhất của chương trình trên.

Tàu con thoi vũ trụ

Phi thuyền dùng lại nhiều lần

Năm 1972, tổng thống Mĩ Richard Nixon công bố việc phát triển một loại phi thuyền vũ trụ mới có thể dùng lại nhiều lần sẽ được phóng lên giống như tên lửa nhưng đáp xuống thì giống như máy bay. Qua một loạt thử nghiệm, các kĩ sư NASA đã trau chuốt thiết kế của tàu con thoi vũ trụ và đã phát triển tên lửa thử đầu tiên, Enterprise, vào năm 1976.

Ở đây là một mô hình đang trong lúc thử nghiệm đường hầm gió hồi năm 1975, phỏng theo những chất khí ion hóa vây xung quanh phi thuyền khi nó đi trở vào khí quyển.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Hành trình đường dài đầu tiên

Columbia trở thành tàu con thoi đầu tiên được phóng vào vũ trụ hôm 12 tháng 4 năm 1981. Với các nhà du hành John Yuong và Robert Crippen trên tàu, con tàu đã bay quanh Trái đất 36 vòng trước khi hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards trong sa mạc Mojave ở California.

Con tàu trông có màu trắng, nhưng NASA đã ngừng sơn bình nhiên liệu ngoài sau chuyến bay thứ hai, mang lại cho bình nhiên liệu màu cam đặc trưng của nó tiết kiệm cho phi thuyền 272 kg nước sơn trắng.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Đi ngoài không gian vũ trụ

Chuyến bay khánh thành tàu Challenger vào năm 1983 đã chứng kiến chuyến đi bộ vũ trụ đầu tiên của chương trình tàu con thoi. Ở đây, Story Musgrave (trái) và Donald Peterson trôi nổi trong vịnh hàng của tàu quỹ đạo sử dụng dây dắt và dây trượt để di chuyển dọc theo lan can. Hoạt động ngoài tàu của hai nhà du hành kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ. Trong sứ mệnh trên, phi hành đoàn còn triển khai vệ tinh đầu tiên của chương trình tàu con thoi.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Người phụ nữ (Mĩ) đầu tiên

Với chuyến bay của tàu Challenger, Sally Ride đã trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ với NASA (Valentina Tereshkiva người Liên Xô đã trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ trước đó 20 năm). Ride làm chuyên gia sứ mệnh cho chuyến bay thứ hai của tàu con thoi trên. Sau này, bà còn làm thành viên của ủy ban trực thuộc tổng thống có nhiệm vụ nghiên cứu thảm họa tàu Challenger diễn ra sau đó.

Sau khi không làm ở NASA nữa, Ride đã thành lập một công ti giáo dục khuyến khích giới nữ theo đuổi sự nghiệp khoa học, toán học và công nghệ. Trong bức ảnh này, Ride đang theo dõi bảng điều khiển trong khi cuốn sổ tay ghi chép về chuyến bay trôi nổi bồng bềnh trong tầm tay.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Không cần buộc dây nữa

Thả phao bằng một cái ba lô phản lực trên lưng, Bruce McCandless II liều lĩnh đi xa vào trong không gian vũ trụ trong chuyến đi bộ vũ trụ không dây dắt đầu tiên vào tháng 2 năm 1984. Bức ảnh mang tính biểu tượng này cho thấy vị chuyên gia sứ mệnh nổi bật trong khung cảnh không gian đen thăm thẳm và một hành tinh xanh xa xa. Sử dụng cần chỉnh gắn với mỗi kho điều khiển, McCandless đã được dẫn đi xa tàu Challenger gần 100 mét. Một camera gắn bên phải đơn vị đã ghi lại hành động dũng cảm của ông.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Thảm họa Challenger

Tháng 1 năm 1986, tàu con thoi Challenger đã nổ sau khi cất cánh 73 giây. Phi hành đoàn 7 người, trong đó có giáo viên Christa MacAuliffe, bị thiệt mạng.

Một nghiên cứu sau đó xác định rằng nhiệt độ thấp vòng nhựa hình chữ O của bộ đẩy nhiên liệu rắn và vết nứt đã cho phép lửa bốc vào nhiên liệu hydrogen của bình chứa ngoài. Vụ tai nạn đã làm đình trệ chương trình tàu con thoi đến năm 1988.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Hubble ra đời

Năm 1990, tàu con thoi Discovery đã triển khai Kính thiên văn vũ trụ Hubble, thiết bị trở thành một cánh cửa mới vô song để nhìn vào vũ trụ. Ảnh chụp này cho thấy Hubble được thả ra từ vịnh neo hàng của tàu con thoi. Mặc dù được phóng lên thành công, nhưng một vết nứt ở chiếc gương chính của kính thiên văn trên đã làm méo mó hình ảnh của nó. Vào năm 1993, các nhà du hành tàu Endeavour đã sửa chữa Hubble một cách thành công trong hành trình dài năm ngày. Tàu con thoi Atlantis đã triển khai sứ mệnh dịch vụ thứ tư và thứ năm của Hubble vào năm 2009.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Nhà du hành lớn tuổi nhất

Nhà du hành kì cựu John Glenn trở lại không gian trên tàu Discovery vào năm 1998. Glenn trở thành người Mĩ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất trong sứ mệnh Mercury của ông năm 1962. Trên tàu Discovery, nhà du hành 77 tuổi này đảm đương vai trò chuyên gia trọng tải. Là người lớn tuổi nhất từng viếng thăm vũ trụ, ông còn tham gia vào những thí nghiệm nghiên cứu về tuổi tác và du hành vũ trụ. Ở đây, Glenn tự định vị để chụp ảnh từ cửa số buồng lái phi thuyền.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Luôn luôn có mặt

Tàu con thoi Endeavour thả ra Unity, module Mĩ đầu tiên cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), vào năm 1998. Vốn là phòng thí nghiệm đa mục đích, địa điểm thử nghiệm và là đài quan sát, ISS mang lại sự có mặt liên tục của con người trong vũ trụ. Ảnh này chụp từ tàu con thoi cho thấy module cấp năng lượng có lắp cánh của Nga, Zarya, nối với Unity sau khi nó được triển khai từ vịnh hàng của tàu con thoi.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Bi kịch lại xảy ra

Sau một sứ mệnh nghiên cứu thành công, tàu con thoi Columbia đã nổ tung trong lúc trở vào khí quyển vào hôm 1 tháng 2 năm 2003, làm thiệt mạng phi hành đoàn 7 người. Các mảnh vỡ rơi khắp bang Texas 15 phút trước khi tàu con thoi hạ cánh xuống Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida như dự tính. Trong ảnh, NASA lắp ghép mảnh vụn trong một nhà chứa máy bay để nghiên cứu vụ tai nạn.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Bay úp để sửa chữa ISS

Sau hai năm nghiên cứu và đại tu, tàu con thoi đã trở lại bay với việc phóng tàu Discovery vào tháng 7 năm 2005. Trong sứ mệnh trên, phi thuyền đã thực hiện một chuyến bay úp bên dưới Trạm Vũ trụ Quốc tế để cho phép kiểm tra tấm chắn nhiệt mặt dưới của nó. Sau một chuyến đi bộ vũ trụ để sửa chữa tấm chắn, sứ mệnh đã hạ cánh an toàn, nhưng những e ngại về sự an toàn của tàu con thoi vẫn còn đó.

(Ảnh: NASA)

Tàu con thoi vũ trụ

Hành trình cuối cùng

Với Endeavour và Discovery giờ đã ngừng hoạt động, Atlantis theo lịch định đã đánh dấu sứ mệnh cuối cùng của chương trình tàu con thoi vào thứ sáu hôm qua. Trên hành trình thuộc 134 sứ mệnh, các phi thuyền đã bay hơn 1320 ngày trong không gian. Tương lai của NASA sẽ tùy thuộc vào sự tham gia của các công ti tư nhân nhằm phát triển taxis vũ trụ và một thế hệ tên lửa mới dùng cho thám hiểm vũ trụ xa.

(Ảnh: NASA)

Theo New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm