Ảnh: Toàn bộ các màu phổ của Mặt trời

Hiệp Khách Quậy Người ta vẫn chưa rõ vì sao ánh sáng Mặt trời bị thiếu mất một số màu. Thể hiện ở trên là toàn bộ các màu nhìn thấy được của Mặt trời, tạo ra bằng cách cho ánh sáng Mặt trời đi qua một dụng cụ kiểu lăng kính Xin mời đọc tiếp.

alt

Người ta vẫn chưa rõ vì sao ánh sáng Mặt trời bị thiếu mất một số màu. Thể hiện ở trên là toàn bộ các màu nhìn thấy được của Mặt trời, tạo ra bằng cách cho ánh sáng Mặt trời đi qua một dụng cụ kiểu lăng kính. Quang phổ ở trên được tạo ra tại Đài thiên văn Mặt trời McMath-Pierce và cho thấy, trước hết, mặc dù Mặt trời có vẻ vàng rực của chúng ta phát ra ánh sáng thuộc gần như mọi màu sắc, nhưng nó thật sự sáng nhất trong ánh sáng màu vàng-lục. Các mảng tối trong quang phổ ở trên phát sinh từ chất khí tại hoặc ở trên bề mặt của Mặt trời hấp thụ mất ánh sáng mặt trời phát ra bên dưới. Vì những loại chất khí khác nhau hấp thụ những màu sắc ánh sáng khác nhau, nên người ta có thể xác định chất khí nào cấu tạo nên Mặt trời. Helium, chẳng hạn, được phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1870 trên quang phổ mặt trời và chỉ sau này mới được tìm thấy trên Trái đất này. Ngày nay, đa phần các vạch phổ hấp thụ đã được nhận dạng – nhưng không phải tất cả.

Ảnh: Nigel Sharp (NSF), FTS, NSO, KPNO, AURA, NSF

Tải ảnh cỡ lớn


Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm