Hiệp Khách Quậy Các nhà điều hành cỗ máy va chạm nguyên tử lớn nhất thế giới hôm thứ sáu vừa qua (19/3) đã tăng tốc cỗ máy to lớn của họ đến ba lần mức năng lượng trước đây từng đạt tới, trong lần chạy lấy đà cho những thí nghiệm khảo sát những bí ẩn sâu sắc nhất của vũ trụ. Xin mời đọc tiếp.
Các nhà điều hành cỗ máy va chạm nguyên tử lớn nhất thế giới hôm thứ sáu vừa qua (19/3) đã tăng tốc cỗ máy to lớn của họ đến ba lần mức năng lượng trước đây từng đạt tới, trong lần chạy lấy đà cho những thí nghiệm khảo sát những bí ẩn sâu sắc nhất của vũ trụ.
Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, hay CERN, cho biết các chùm proton đã quay tròn ở mức 3,5 nghìn tỉ electronvolt theo cả hai hướng xung quanh tầng hầm 27 km chứa Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) bên dưới đường biên giới Thụy Sĩ-Pháp ở Geneva. |
Bước phát triển chính kế tiếp được trông đợi trong vòng vài ba ngày tới khi CERN bắt đầu cho va chạm các chùm hạt trong một lộ trình nghiên cứu mới nhằm khảo sát những hạt và lực nhỏ bé nhất bên trong nguyên tử, với hi vọng tìm ra nhiều thông tin hơn xem vật chất được cấu tạo như thế nào.
Hồi tháng 12, LHC đã vượt kỉ lục lập bởi cỗ máy mạnh nhất kế tiếp, Tevatron tại Fermilab ở ngoại ô Chicago, với lần chạy thăm dò ở mức một nghìn tỉ electronvolt, hay 1 TeV.
Năng lượng vượt trội ở Geneva được trông đợi sẽ tiết lộ nhiều thông tin thêm nữa về những câu hỏi chưa được trả lời của ngành vật lí hạt, ví dụ như sự tồn tại của năng lượng tối và vật chất. Các nhà khoa học cũng hi vọng đạt tới một chiều kích nhỏ xíu đã xảy ra trong những giây phân tách đầu tiên sau Big Bang, cái họ đã lí thuyết hóa là sự ra đời của vũ trụ cách nay chừng 14 tỉ năm.
Một góc màn hiển thị LHC chính trong sáng 19/3, sau lần tăng tốc năng lượng thành công. |
CERN đã báo cáo một loạt thành công kể từ khi cỗ máy va chạm khởi động lại hồi năm ngoái, sau 14 tháng sửa chữa và nâng cấp do một trục trặc kĩ thuật khi các nhà khoa học lần đầu tiên thử cho cỗ máy hoạt động.
CERN đã nâng cấp cỗ máy trong đợt nghỉ dưỡng mùa đông 2 tháng rưỡi để nó có thể hoạt động ở năng lượng cao hơn.
“Việc đạt tới các chùm hạt 3,5 TeV là sự chứng thực cho tính đúng đắn của thiết kế tổng thể của LHC và những nâng cấp mà chúng tôi đã thực hiện kể từ khi cỗ máy ngừng hoạt động vào tháng 9 năm 2008”, phát biểu của Steve Myers, giám đốc các máy gia tốc và công nghệ CERN.
Theo PhysOrg.com