Ảnh: Tunguska – Sự kiện va chạm lớn nhất thời cận đại

Hiệp Khách Quậy Vâng, nhưng thiên thạch của bạn có làm được như vậy không? Vụ nổ tự nhiên lớn nhất trong lịch sử Trái đất cận đại xảy ra vào hôm 30 tháng 6 năm 1908 khi một thiên thạch nổ tung phía trên dòng sông Tunguska ở Siberia, nước Nga. Nổ tung với sức mạnh ước tính gấp 1000 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima,... Xin mời đọc tiếp.

Tunguska – Sự kiện va chạm lớn nhất thời cận đại

Vâng, nhưng thiên thạch của bạn có làm được như vậy không? Vụ nổ tự nhiên lớn nhất trong lịch sử Trái đất cận đại xảy ra vào hôm 30 tháng 6 năm 1908 khi một thiên thạch nổ tung phía trên dòng sông Tunguska ở Siberia, nước Nga. Nổ tung với sức mạnh ước tính gấp 1000 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, sự kiện Tunguska đã san phẳng rừng cây trong phạm vi bán kính 40 km và làm rung chuyển mặt đất với một cơn địa chấn dữ dội. Những báo cáo chứng kiến tận mắt thật đáng kinh ngạc. Bức ảnh trên do một nhà thám hiểm người Nga chụp tại địa điểm Tunguska gần 20 năm sau sự kiện trên, vẫn thấy cây cối ngổn ngang trên mặt đất như những que tăm. Ước tính đường kính của thiên thạch trên từ 60 mét đến hơn 1000 mét. Bằng chứng gần đây cho thấy Hồ Cheko ở gần đó có lẽ đã được tạo ra bởi cú va chạm trên. Mặc dù một thiên thạch cỡ như thiên thạch Tunguska có thể quét sạch một thành phố, nhưng những khu vực đô thị chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích bề mặt Trái đất nên một cú va chạm trực tiếp rất là không có khả năng. Có khả năng hơn là một cú va chạm trong nước ở gần một thành phố sinh ra một con sóng thần nguy hiểm. Một tiêu điểm của thiên văn học hiện đại là đi tìm những vật thể thuộc hệ mặt trời có khả năng tạo ra những sự kiện hủy diệt trước khi chúng lao vào Trái đất.

Ảnh: Leonid Kulik

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm