Những bí ẩn của hiện tượng mặt trăng giả

Hiệp Khách Quậy Có lẽ bạn đã từng nghe nói tới – và có khả năng từng chứng kiến – hiện tượng mặt trời giả, một hiện tượng trong khí quyển tạo ra những đốm màu cầu vồng hay những cung sáng ở hai bên mặt trời. Nhưng bạn có biết mặt trăng cũng có mặt trăng giả hay không? Còn có tên gọi khoa học là trăng ảo (paraselenae),... Xin mời đọc tiếp.

Có lẽ bạn đã từng nghe nói tới – và có khả năng từng chứng kiến – hiện tượng mặt trời giả, một hiện tượng trong khí quyển tạo ra những đốm màu cầu vồng hay những cung sáng ở hai bên mặt trời. Nhưng bạn có biết mặt trăng cũng có mặt trăng giả hay không? Còn có tên gọi khoa học là trăng ảo (paraselenae), mặt trăng giả (moondog) ít gặp hơn mặt trời giả. Bức ảnh bên dưới do Jeff Schultz chụp là một thí dụ hoàn hảo của loại bầu trời đêm mà bạn có thể nhìn thấy hiện tượng kì diệu này.

Mặt trăng giả

Mặt trăng giả, chụp ở Southport, New York vào tháng 11 năm 2011. Ảnh: Jeff Schultz

Vậy mặt trăng giả được tạo ra như thế nào?

Mặt trăng giả thường dễ nhìn thấy nhất vào mùa đông khi các tinh thể băng có thể hiện diện trong khí quyển. Nhưng chúng có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào trong năm khi những tinh thể băng hình lục giác có thể ở cao trên bầu trời, hoặc khi những đám mây ti mỏng nằm ở độ cao thích hợp. Cái xảy ra là các tinh thể băng hay các đám mây làm nhiễu xạ ánh trăng, tạo ra những đốm sáng hay những cung sáng vắt qua bên trái và bên phải mặt trăng, hoặc thỉnh thoảng chỉ nằm ở một bên.

Ngoài ra, hiện tượng thường dễ xảy ra hơn vào những ngày trăng tròn hoặc gần tròn, và mặt trăng ở thấp bên bầu trời đêm. Khoảng cách góc từ đốm sáng đến mặt trăng thường là 22 hoặc 46 độ.

Thỉnh thoảng, nguyên một quầng sáng vây quanh mặt trăng cũng sẽ xuất hiện cùng với mặt trăng giả; có khi có những cung sáng nhỏ hơn, nhưng thường thì mặt trăng giả xuất hiện mà không có thêm hiệu ứng nào khác.

Mặt trăng giả

Mặt trăng giả xuất hiện ở Adelaide, Australia vào ngày 28 tháng 11, 2012. Ảnh: Ian Musgrave.

Mặt trăng giả có thể sáng gần bằng như mặt trăng thật, và tùy thuộc vào mặt trăng giả đó sáng bao nhiêu, thỉnh thoảng chúng có thể hiện ra lộng lẫy màu sắc như mặt trời giả, nhưng thường thì chúng “chiếu sáng” với ánh sáng tương tự như mặt trăng.

Mặt trăng giả xuất hiện ở cả hai bán cầu. Có vẻ như hiệu ứng thường dễ thấy nhất khi bạn ở xa về mạn bắc của bán cầu bắc và khi bạn ở xa về mạn nam của bán cầu nam.

Nguồn: EarthSky.org

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm