Hiệp Khách Quậy Isaac Newton, một biểu tượng của sức khám phá khoa học, đã từng có một cuộc sống bí mật với tư cách là một học giả của trường phái giả kim bí ẩn. Xin mời đọc tiếp.
Isaac Newton, một biểu tượng của sức khám phá khoa học, đã từng có một cuộc sống bí mật với tư cách là một học giả của trường phái giả kim bí ẩn. Trong sáu năm qua, William Newman đã đi khai thác cuộc sống ít người biết đến ấy và mang nó ra ánh sáng. Newman là giáo sư lịch sử và triết lí khoa học tại trường Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Indiana Bloomington.
Giả kim thuật, một ngành học thời thế kỉ 17 nhằm tìm cách biến kim loại thành vàng và một loại tiên dược cải lão hoàn đồng, trong số nhiều mục tiêu tham vọng khác nữa, thường được gọi là “chymistry” vào thời gian ấy. Newman đã thiết lập “The Chymistry of Isaac Newton” (Sự nghiệp giả kim thuật của Isaac Newton), một dự án liên ngành cung cấp nghiên cứu mới về sự nghiệp giả kim thuật của Newton.
Đội dự án "The Chymistry of Isaac Newton" vừa mới cho công bố 23 bản thảo giả kim thuật đã biên tập lại do Isaac Newton viết. Đây là lần đầu tiên những tư liệu này được công bố trước công chúng.
Website "The Chymistry of Isaac Newton", tại địa chỉ http://webapp1.dlib.indiana.edu/newton/, còn mô tả chi tiết các khám phá quang học của Newton, những thành quả đã làm chuyển biến triệt để các lí thuyết cả thiên niên kỉ tuổi về ánh sáng và màu sắc, có liên quan đến ngành giả kim thuật của ông. Các bản thảo do Newton viết cho thấy sự phân tích và tổng hợp ánh sáng trắng của Newton bằng phương tiện lăng kính có mối nghi ngờ không thể phủ nhận đối với nghiên cứu giả kim thuật của ông.
“Newton là một nhà giả kim thuật tận tụy trong 30 năm”, Newman nói, “nhưng ông giữ các hoạt động của mình trong lĩnh vực này một cách kín đáo trước những người đương thời và đồng nghiệp của ông, cho nên nghiên cứu giả kim thuật của ông chẳng được ai biết đến”.
Newman và các thành viên dự án đã dịch, biên tập và giải nghĩa các bản thảo, bao gồm các sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm và những tư liệu khác. Các bản thảo đã biên tập có thể tìm kiếm tự do, và website dự án trên còn kết hợp các văn bản đã biên tập với các bản sao trong phòng thí nghiệm của các thí nghiệm của Newton.
Phần lớn nhờ vào những nỗ lực của Newman, mà sự tham gia của Newton với ngành giả kim thuật ngày một được hiểu rõ hơn.
'The Chymistry of Isaac Newton' không những cung cấp một cánh cửa độc đáo nhìn vào trí tuệ của một thiên tài lỗi lạc, mà còn làm sáng tỏ khuôn khổ trọn vẹn của nền văn hóa vật liệu và công nghệ của ngành ‘chymistry’ mà Newton phát triển.
Mục tiêu tối hậu của dự án trên là cung cấp các giải thích hoàn chỉnh cho các bản thảo của Newton và các công cụ tương tác toàn diện cho việc nghiên cứu các văn bản đó. Cho đến nay, hơn 600 trang đã được biên tập và đưa vào khai thác trực tuyến, trong đó có quyển sổ ghi chép dùng trong phòng thí nghiệm hoàn chỉnh nhất của Newton, Portsmouth Collection Add. MS. 3975, tìm thấy tại Đại học Cambridge.
Khách đến thăm website trên cũng có thể tìm kiếm hình vẽ các kí hiệu giả kim thuật của Newton, một số trong đó biểu diễn những công thức kì lạ như “Sư tử Hi Lạp”, “Ngôi sao Antimony”, và “Que thủy ngân Y hiệu”. Những kí hiệu này là tiền thân phổ biến của ngành giả kim thuật hiện đại, và Newton sử dụng hết các kí hiệu ấy.
Newman và các cộng tác viên của ông đã sao lại các quá trình giả kim thuật trích từ quyển “Từ điển Các thuật ngữ Giả kim thuật” của Newton. Sử dụng một lò luyện đốt than nguyên thủy và các bản sao hiện đại của thời kì đồ thủy tinh, các thành viên dự án đã sản xuất ra “dầu sunfat” (acid sulfuric), “nước căng” (chủ yếu là acid nitric) và “muối tinh thần” (acid hydrochloric). Những thí nghiệm này, thực hiện với sự hợp tác của Khoa Hóa học tại Đại học IU Bloomington, được giới thiệu cùng với hình ảnh minh họa có tại website trên.