Hiệp Khách Quậy Hôm nay, Google chính thức chúc mừng sinh nhật lần thứ 115 phát minh ra tia X, một phát minh vĩ đại trong vật lý được ứng dụng rộng rãi trong y học và các ngành khoa học khác, trong công nghệ chẩn đoán bằng hình ảnh X quang. Xin mời đọc tiếp.
Năm nay chính thức chúc mừng sinh nhật lần thứ 115 phát minh ra tia X, một phát minh vĩ đại trong vật lý được ứng dụng rộng rãi trong y học và các ngành khoa học khác, trong công nghệ chẩn đoán bằng hình ảnh X quang.
Hôm nay, Google Doodle đã chúc mừng sự kiện này bằng logo với các mẩu xương, chìa khóa và các viên đá cảm thạch.
Tia X được phát hiện vào năm 1895 bởi nhà khoa học người Đức - Wilhelm Conrad Roentgen
Công nghệ chẩn đoán bằng tia X được sử dụng hầu hết trong các khoa của bất kì bệnh viện nào, trong phòng mạch bác sĩ nha khoa, thậm chí trong chẩn đoán điều trị cho những con chó hiếu động.
Từ năm 1895, người ta có thể nhìn xuyên vào cơ thể bằng công nghệ chụp ảnh tia X
Wilhelm Conrad Roentgen (1845-1923)
Nhà khoa học Roentgen chụp được bàn tay vợ bằng tia X, khi tráng ảnh đã thấy rất rõ từng đốt xương và cả chiếc nhẫn cưới trên ngón tay bà. (Ảnh: uab.edu)
Tia X hay quang tuyến X hay X quang hay tia Röntgen là một sóng điện từ có bước sóng ngắn trong khoảng 0.01 nm đến 10 nm.
Vì có năng lượng lớn (120eV - 120keV), Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất (như cơ thể người) nên thường được dùng trong chụp ảnh y tế, nghiên cứu tinh thể. Tuy nhiên tia X có khả năng gây ion hóa hoặc các phản ứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người, do đó bước sóng, cường độ và thời gian chụp ảnh y tế luôn được tính toán cẩn thận để tránh tác hại cho sức khỏe. Tia X cũng được phát ra bởi các thiên thể trong vũ trụ, do đó nhiều máy chụp ảnh trong thiên văn học cũng hoạt động trong phổ tia X.
Tia X còn được sử dụng trong phương pháp xạ trị chữa bẹnh ung thư...>>đọc thêm
Với những khả năng do tia X mang lại, chủ tịch hội vật lý học thành phố Wurtzbourg (Đức) đã đề nghị gọi tia X là tia Roentgen và gọi năm 1896 là năm của tia Roentgen. Nhưng suốt đời Roentgen vẫn gọi những tia đó là tia X và có giai thoại sau: Một nhà vật lý học đồng hương với ông tên là Lêna, trước những vinh quang đó đã tìm cách tranh công với ông và đề nghị phải gọi tên trên là tia Roentgen Lêna. Ông bình thản trả lời: "Tia X được gọi bằng tên ai, tôi không hề quan tâm. Tôi chưa bao giờ gọi những tia đó bằng tên mình. Mong ông hãy trao đổi với những ai gọi như vậy". >>đọc thêm
Sự phát minh ra tia X là một sự tình cờ trong khoa học. May mắn xảy ra vào tối ngày 8/11/1895, sau khi rời phòng thí nghiệm một quãng, sực nhớ quên chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia catod, Wilhelm Conrad Roentgen (1845-1923) quay lại phòng và nhận thấy một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối om...>>đọc thêm