Sao băng và Sao chổi – Phần 6

Hiệp Khách Quậy Thỉnh thoảng, một vệ tinh hoặc hành tinh tiến vào quỹ đạo của một sao chổi hoặc thiên thạch. Có sự va chạm lớn khi xảy ra hiện tượng này. Cú va chạm để lại một hố trên bề mặt của vệ tinh hoặc hành tinh. Cái hố đó có hình dạng giống một cái bát. Cái hố hình bát này được gọi là hố thiên thạch. Xin mời đọc tiếp.

Mặt trăng của Trái đất bị va chạm bởi hàng triệu sao chổi và sao băng. Chúng để lại những lỗ tròn trên bề mặt chị Hằng. Những lỗ này được gọi là gì?

CHƯƠNG 4
LAO VÀO CÁC VỆ TINH VÀ HÀNH TINH

Thỉnh thoảng, một vệ tinh hoặc hành tinh tiến vào quỹ đạo của một sao chổi hoặc thiên thạch. Có sự va chạm lớn khi xảy ra hiện tượng này. Cú va chạm để lại một hố trên bề mặt của vệ tinh hoặc hành tinh. Cái hố đó có hình dạng giống một cái bát. Cái hố hình bát này được gọi là hố thiên thạch.

Đa số những vệ tinh khác trong hệ mặt trời đều có những miệng hố thiên thạch. Thủy tinh, Kim tinh và Hỏa tinh cũng thế. Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh thì không có hố thiên thạch. Chúng cấu tạo từ chất khí. Khi một vật thể va vào chúng, chất khí sẽ choán đầy cái sẽ là hố thiên thạch.

Trái đất cũng có những hố thiên thạch. Đa số chúng đã bị nước và gió ăn mòn. Nhưng vẫn có thể tìm thấy chừng 120 miệng hố. Một trong những hố thiên thạch của Trái đất nằm ở Arizona. Nó có tên gọi là Hố Thiên thạch.

Hố Thiên thạch ra đời vào khoảng 50.000 năm trước. Các nhà khoa học nghĩ rằng thiên thạch đã tạo ra miệng hố đó có cấu tạo bằng kim loại. Nó nặng khoảng 300.000 tấn. Cú va chạm đã tạo ra một miệng hố rộng đến 1275 mét. Chiều dài này tương đương 90 chiếc xe bus chở học sinh nối đuôi nhau.

Trái đất thường xuyên bị va chạm bởi những vật thể đến từ vũ trụ. Đa số rơi vào dưới dạng những mảnh bụi rất nhỏ hoặc những hạt nhỏ. Những mảnh này quá nhỏ nên người ta mà khó trông thấy chúng. Thỉnh thoảng, sao chổi và tiểu hành tinh va chạm với Trái đất. Những sự kiện này xảy ra thường xuyên trong quá khứ trước đây. Nhưng ngày nay chúng hiếm khi xảy ra.

Sao băng và Sao chổi

Gregory L. Vogt
Trần Nghiêm dịch

Phần trước | Phần tiếp theo

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm