Đón năm 2013 để ngắm siêu sao chổi và siêu lỗ đen nuốt khí

Hiệp Khách Quậy Xin mời đọc tiếp.

Những người cảm thấy thất vọng trước ngày tận thế năm 2012 không xảy đến sẽ có dịp bàn tán xôn xao trong năm 2013. Một ngôi sao chổi hiếm, sáng gấp 15 lần trăng rằm, sẽ xuất hiện trên bầu trời đêm tháng 11. Tên gọi của kẻ mới đến là C/2012 S1 (ISON).

Ảnh minh họa sao chổi ISON

Ảnh minh họa sao chổi ISON lúc mặt trời vừa lặn hôm 29 tháng 11, 2013 nhìn từ nước Anh

Lần đầu tiên được phát hiện ra hồi tháng 9, ISON đang chuyển động về phía mặt trời từ vùng nghĩa địa xa xôi của các sao chổi nằm gần biên giới của hệ mặt trời. Nó sẽ đi tới gần Mặt trời nhất vào tháng 11 tới. Khi đó, theo Timothy Spahr tại trường Đại học Harvard, nó sẽ sáng ngang ngữa như sao chổi Hale-Bopp hồi năm 1997.

Đây sẽ chuyến hành trình đầu tiên của nó tiến vào hệ mặt trời phía trong, nên ISON có thể chứa những chất khí dễ bay hơi mà những sao chổi khác đã mất. Nó sẽ mang đến cho chúng ta cơ hội nhìn vào chất liệu thuộc hệ mặt trời phía ngoài hồi 4,6 tỉ năm trước, khi ISON ra đời.

Năm 2013 cũng sẽ chứng kiến một màn pháo hoa rực rỡ sắc màu trên thiên cầu, nhờ một đám chất khí gấp ba lần khối lượng Trái đất đang tiến về lỗ đen siêu khối vốn yên bình tại tâm của thiên hà. Mắt trần không nhìn thấy sự va chạm đó, nhưng các kính thiên văn tia X sẽ thu được bức xạ từ sóng xung kích tạo ra khi đám mây khí lao vào thành của chất khí nóng bao xung quanh lỗ đen.

Vì lỗ đen, tên gọi là Sagittarius A*, chỉ cách chúng ta 25.000 năm ánh sáng, nằm ngay trên thềm cửa vũ trụ của chúng ta, nên vụ va chạm sẽ đem đến một cái nhìn chưa có tiền lệ của vật chất cày xới vào trong một lỗ đen. Nó còn có thể cung cấp những manh mối quan trọng về cái xảy ra hồi 300 năm trước, khi lỗ đen đó sẽ hơn bây giờ nhiều lần.

Nguồn: New Scientist

Mời đọc thêm