Ảnh: M27 – Không phải sao chổi

Hiệp Khách Quậy Trong khi đang săn lùng sao chổi trên bầu trời thế kỉ thứ 18 ở nước Pháp, nhà thiên văn học Charles Messier đã cần cù ghi lại một danh sách dài gồm những cái ông bắt gặp chắc chắn không phải là sao chổi. Đây là số 27 trong bản danh sách không-phải-sao-chổi nổi tiếng của ông. Xin mời đọc tiếp.

Tinh vân hành tinh M27

Trong khi đang săn lùng sao chổi trên bầu trời thế kỉ thứ 18 ở nước Pháp, nhà thiên văn học Charles Messier đã cần cù ghi lại một danh sách dài gồm những cái ông bắt gặp chắc chắn không phải là sao chổi. Đây là số 27 trong bản danh sách không-phải-sao-chổi nổi tiếng của ông. Thật ra, các nhà thiên văn học của thế kỉ 21 sẽ nhận ra nó là một tinh vân hành tinh; nó không phải là một hành tinh, mặc dù nó trông có dạng tròn và giống như hành tinh khi nhìn qua một kính thiên văn nhỏ. Messier 27 (M27) là một thí dụ hay của một tinh vân phát xạ khí sinh ra khi một ngôi sao kiểu mặt trời đã cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân trong lõi của nó. Tinh vân trên hình thành khi những lớp bên ngoài của ngôi sao bị tống ra ngoài không gian, với ánh sáng rỡ có thể nhìn thấy sinh ra bởi các nguyên tử bị kích thích bởi ánh sáng tử ngoại cường độ mạnh và không nhìn thấy của ngôi sao đang qua đời. Có tên gọi nổi tiếng là Tinh vân Quả tạ, đám mây khí giữa các sao đối xứng xinh đẹp trên có bề ngang hơn 2,5 năm ánh sáng và ở cách chúng ta 1200 năm ánh sáng theo hướng chòm sao Vulpecula. Bức ảnh màu ghép lộng lẫy này làm nổi bật các chi tiết bên trong vùng trung tâm đã được nghiên cứu kĩ và những chi tiết ít khi được ghi ảnh, mờ nhạt hơn, trong quầng phía ngoài của tinh vân. Bức ảnh ghép từ ảnh phổ hẹp và phổ rộng, sử dụng các bộ lọc nhạy với sự phát xạ từ các nguyên tử sulfur, hydrogen và oxygen.

Ảnh: Martin Pugh

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm