Hiệp Khách Quậy Các nhà khoa học nghĩ rằng có lẽ họ đã giải được một trong những bí ẩn lớn của Hệ Mặt trời: vì sao những cơn gió trên Kim tinh thổi nhanh hơn chuyển động quay của hành tinh mang tên nữ thần tình yêu [Venus]? Xin mời đọc tiếp.
Các nhà khoa học nghĩ rằng có lẽ họ đã giải được một trong những bí ẩn lớn của Hệ Mặt trời: vì sao những cơn gió trên Kim tinh thổi nhanh hơn chuyển động quay của hành tinh mang tên nữ thần tình yêu [Venus]?
Kim tinh quay một vòng mất 143 ngày Trái đất, nhưng chỉ cần 4 ngày Trái đất cho các đám mây trong khí quyển Kim tinh quay trọn vòng xung quanh hành tinh ở tốc độ 200 mét mỗi giây.
Hiện tượng này, gọi là chuyển động quay siêu tốc, được biết chỉ thường xảy ra trên Kim tinh và vệ tinh Titan của Thổ tinh.
Các nhà thiên văn vật lí lâu nay cho rằng sự chênh lệch nhiệt độ giữa phía bên ngày và phía ban đêm của Thủy tinh là cái gây ra những cơn gió này.
Tính nhớt của bầu khí quyển Kim tinh phải đủ lớn để tiêu tán năng lượng này và làm những cơn gió chậm lại bớt.
Nhưng điều đó không xảy ra, nên còn có cái gì đó nữa đưa năng lượng vào trong hệ để giữ cho mọi thứ chuyển động nhanh như trông chúng như vậy.
Có phải gió mặt trời là nguyên nhân gây ra chuyển động quay siêu tốc trên Kim tinh? (Ảnh: ESA, MPS/DLR-PF/IDA)
Những cơn gió ion
Nay một đội gồm các nhà khoa học đứng đầu bởi Hector Javier Durand-Manterola ở trường đại học quốc gia Mexico cho biết những cơn gió trên bị chi phối bởi một dòng gió khác nhanh hơn nhiều, ở cao phía trên hành tinh.
Tường thuật trên blog vật lí ArXiv.com, Durand-Manterola cho biết những cơn gió trong tầng điện li nằm ở độ cao 150 đến 800 km phía trên mặt đất giữ một vai trò quan trọng trong chuyển động quay siêu tốc.
Những cơn gió ion này đã được phát hiện ra bởi Phi thuyền American Pioneer Venus hồi đầu những năm 1980.
Những cơn gió trên chuyển động ở tốc độ siêu thanh chừng vài kilo mét mỗi giây, và được cho là có nguyên nhân do tương tác của hành tinh với gió mặt trời đến từ Mặt trời.
Durand-Manterola cho biết những cơn gió siêu thanh trong tầng điện li phát ra các sóng âm qua sự nhiễu loạn, đưa thêm năng lượng vào bầu khí quyển.
Các nhà nghiên cứu nói các tính toán của họ cho thấy quá trình trên đưa vào vừa đủ năng lượng để bù cho lượng thất thoát vì sự nhớt khí quyển.
Họ dự đoán các sóng âm tạo ra bởi sự cấp thêm năng lượng có cường độ 84 dB.
Để củng cố lí thuyết của mình, họ đã tiến hành một thí nghiệm đơn giản với nước để chứng tỏ sự truyền năng lượng xảy ra như thế nào.
“Chị em ghẻ”
Kim tinh thường được gọi là hành tinh chị em của Trái đất vì hai hành tinh giống nhau về kích cỡ, trường hấp dẫn và thành phần.
Nhưng nếu Kim tinh là chị em của chúng ta thì nó là người chị em “ghẻ”.
Nhiệt độ bề mặt đủ cao để làm tan chảy chì, nó có một bầu khí quyển carbon dioxide đậm đặc với áp suất không khí mặt trung bình gấp 92 lần trên Trái đất và một đám mây dày bao phủ hành tinh trút xuống những cơn mưa sulphuric acid chưa không phải nước.
Nhà khoa học hành tinh người Australia, tiến sĩ Andrew Prentice ở trường đại học Monash tại Melbourne nói nghiên cứu trên “đọc thấy hấp dẫn” nhưng thật bất ngờ là dữ liệu từ sứ mệnh Venus Express không được tính đến trong công trình trên.
Prentice nói ông hiện đang chờ xem các đánh giá ngang hàng của bài báo và thật thú vị là cơ chế này không được xét đến trước đây.
Phi thuyền Akatsuki của Nhật Bản, phóng trên tên lửa H-2A từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở phía nam Tokyo, cách đây vài ngày, hiện đang trên hành trình của nó tiến đến Kim tinh.
Khi nó đến nơi vào tháng 12 tới, nó có thể giúp mang lại một vài câu trả lời mới cho bí ẩn dai dẳng này.
Theo abc.net.au