Hiệp Khách Quậy Sao chổi trải qua phần lớn quãng đời của chúng chuyển động trong bóng tối. Thỉnh thoảng, lực hấp dẫn của một hành tinh hoặc một ngôi sao ở gần làm thay đổi quỹ đạo của một sao chổi. Lực hấp dẫn là lực hút các vật thể lại với nhau. Đường đi mới của sao chổi khiến nó chuyển động đến gần hành tinh hoặc... Xin mời đọc tiếp.
Sao chổi trải qua phần lớn quãng đời của chúng chuyển động trong bóng tối. Thỉnh thoảng, lực hấp dẫn của một hành tinh hoặc một ngôi sao ở gần làm thay đổi quỹ đạo của một sao chổi. Lực hấp dẫn là lực hút các vật thể lại với nhau. Đường đi mới của sao chổi khiến nó chuyển động đến gần hành tinh hoặc ngôi sao đó.
Ở gần Mặt trời là điều nguy hiểm đối với các sao chổi. Một số sao chổi rơi vào trong Mặt trời và bị hủy diệt. Một số khác đi qua gần Mặt trời và một phần của chúng bị tan chảy.
Sao nhiều vòng quỹ đạo, các sao chổi hầu như tan chảy hoàn toàn. Nhưng bụi và những hạt vật chất từ sao chổi vẫn tiếp tục chuyển động xung quanh Mặt trời. Những hạt này có thể rơi vào khí quyển Trái đất dưới dạng sao băng.
Các nhà khoa học tin rằng các sao chổi rất già. Họ nghĩ sao chổi là những mảnh còn sót lại từ khi hệ mặt trời bắt đầu ra đời. Điều này có thể xảy ra hồi hàng tỉ năm trước. Đó là một đám mây khổng lồ gồm khí, bụi, băng và đá.
Lực hấp dẫn làm cho chất khí và những vật chất khác kết tụ lại với nhau. Nó làm cho đám mây đó co lại. Đa phần đám mây gồm đá, băng và chất khí rơi vào chính giữa và trở thành Mặt trời. Những đám nhỏ hơn hình thành nên các hành tinh và vệ tinh. Cái còn sót lại trở thành sao chổi và tiểu hành tinh.
Đa số sao chổi trông tựa những ngôi sao mờ nhạt. Bạn có thể cần một chiếc kính thiên văn để nhìn thấy chúng. Kính thiên văn là thiết bị làm cho những vật ở xa trông như gần hơn. Một trong những sao chổi nổi tiếng nhất là sao chổi Halley. Ngôi sao chổi này đến gần Mặt trời 76 năm một lần. Nó sẽ trở lại vào năm 2061.
Sao băng và Sao chổi – Phần 5
Gregory L. Vogt
Trần Nghiêm dịch
Phần trước | Phần tiếp theo