Hiệp Khách Quậy Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã đọc cuốn [bộ ba cuốn sách nền tảng] Trilogy Foundation của Isaac Asimov, tác phẩm được vinh danh như một trong những vì sao sáng vĩ đại nhất trong lịch sử về khoa học viễn tưởng. Tôi đã bị choáng váng rằng Asimov, bởi thay vì viết về những trận đấu súng và chiến tranh không... Xin mời đọc tiếp.
GIỚI THIỆU: HƯỚNG LẾN GIỐNG LOÀI ĐA HÀNH TINH
Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã đọc cuốn [bộ ba cuốn sách nền tảng] Trilogy Foundation của Isaac Asimov, tác phẩm được vinh danh như một trong những vì sao sáng vĩ đại nhất trong lịch sử về khoa học viễn tưởng. Tôi đã bị choáng váng rằng Asimov, bởi thay vì viết về những trận đấu súng và chiến tranh không gian với người ngoài hành tinh, thì đã hỏi một câu hỏi đơn giản nhưng sâu sắc: Nền văn minh nhân loại sẽ ở đâu trong tương lai năm mươi nghìn năm tới? Số phận cuối cùng của chúng ta là gì?
Trong bộ ba kinh điển đột phá của mình, Asimov đã vẽ một bức tranh nhân loại trải rộng khắp dải Ngân hà, với hàng triệu hành tinh có sự sống ở chung với nhau bởi một đế chế cấp thiên hà (Galactic Empire) rộng lớn. Chúng ta đã đi du hành rất xa đến nơi mà ở đó chính là quê hương ban đầu đã sinh ra nền văn minh vĩ đại này, chốn ấy đã bị thất lạc trong màn sương mù của thời kì tiền lịch sử. Và đã có rất nhiều xã hội tiên tiến phân bố khắp thiên hà, với rất nhiều người gắn kết với nhau thông qua một mạng lưới ràng buộc kinh tế phức tạp, với cỡ mẫu ví dụ khổng lồ này, có thể sử dụng các công cụ toán học để dự đoán tương lai của các sự kiện, như thể chúng ta đã dùng chúng để dự đoán chuyển động của phân tử.
Nhiều năm trước, tôi đã mời Tiến sĩ Asimov phát biểu tại trường đại học của chúng tôi. Lắng nghe những lời nói suy tư từ ông ấy, tôi đã rất ngạc nhiên với kiến thức sâu rộng của ông. Sau đó tôi hỏi ông một câu hỏi đã hấp dẫn tôi từ khi còn nhỏ: Điều gì đã truyền cảm hứng cho ông để viết loạt tác phẩm Foundation? Làm thế nào mà ông nảy ra một chủ đề quá lớn đến nỗi nó ôm trọn lấy cả toàn bộ thiên hà này? Không chút do dự, ông trả lời rằng ông được truyền cảm hứng bởi sự trỗi dậy và sụp đổ của Đế chế La Mã. Trong câu chuyện về đế chế này, người ta có thể thấy số phận của người La Mã diễn ra trong suốt lịch sử hỗn loạn của nó như thế nào.
Tôi bắt đầu tự hỏi liệu lịch sử nhân loại có một số phận tương tự như thế hay không. Có lẽ số phận của chúng ta là cuối cùng tạo ra một nền văn minh trải rộng khắp thiên hà Milky Way này. Có lẽ vận mệnh của chúng ta thực sự là ở giữa các vì sao.
Nhiều chủ đề cơ bản trong tác phẩm của Asimov thậm chí đã được khám phá sớm hơn trước đó, như cuốn tiểu thuyết "Star Maker – Người tạo ra Mặt Trời - Ngôi Sao" của Olaf Stapledon. Trong cuốn tiểu thuyết đó, người anh hùng của chúng ta ban ngày nằm mơ rằng anh ấy bằng cách nào đó bay vào không gian bên ngoài cho đến khi anh ta tiến đến các hành tinh xa xôi. Vượt qua thiên hà khi ý thức hoàn toàn sáng rõ, lang thang từ hệ sao đến hệ sao khác, anh chứng kiến những đế chế ngoài hành tinh kì quái. Một số trong chúng vươn đến tầm vóc của vĩ đại, mở ra một kỷ nguyên hòa bình và trù phú, và một số khác thậm chí còn tạo ra các đế chế giữa các vì sao với các phi thuyền của họ. Một số khác rơi vào đống đổ nát, bị xé tan bởi những thù hận, xung đột và chiến tranh.
Nhiều khái niệm mang tính cách mạng trong tiểu thuyết của Stapledon đã được phối trộn vào danh mục khoa học viễn tưởng về sau này. Ví dụ, người anh hùng của chúng ta trong "Star Maker" phát hiện ra rằng nhiều nền văn minh rất cao cấp đã cố ý giữ bí mật sự tồn tại của họ với các nền văn minh thấp hơn, để ngăn chặn vô tình làm ô nhiễm chúng với công nghệ cao của họ. Khái niệm này tương tự như "Chỉ thị chính – Prime Directive", một trong những nguyên tắc hướng dẫn của "Liên đoàn – Federation" trong loạt phim "Star Trek".
Anh hùng của chúng ta cũng đi qua một nền văn minh tinh vi đến nỗi các thành viên của nó bao quanh mặt trời mẹ của chúng trong một quả cầu khổng lồ để tận dụng mọi năng lượng của nó. Khái niệm này, mà sau này được gọi là quả cầu Dyson, bây giờ là một yếu tố trọng yếu hay sản phẩm chính của khoa học viễn tưởng.
Anh hùng của chúng ta gặp một chủng tộc bao gồm những cá thể, những cá thể ấy liên lạc thường xuyên với nhau bằng thần giao cách cảm. Mỗi cá nhân đều biết những suy nghĩ sâu thẳm của người khác. Ý tưởng này xuất hiện trước cả ý tưởng về Borg của Star Trek, nơi các cá nhân được kết nối về tinh thần và phụ thuộc vào ý chí của Hive.
Và ở phần cuối của cuốn tiểu thuyết, anh gặp chính Star Maker, như thể một thiên thần, kẻ tạo ra và chỉnh sửa toàn bộ vũ trụ các cõi, mỗi trong số chúng đều có những định luật vật lý riêng. Vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ. Trong kinh ngạc, anh hùng của chúng ta chứng kiến "Star Maker" tại nơi làm việc khi ông tạo nên cõi giới mới và đẹp đẽ, và cũng loại bỏ những cõi giới không làm ông ấy hài lòng.
Cuốn tiểu thuyết đầy sáng tạo của Stapledon đã đến như một cú sốc, bởi trong một thế giới mà đài phát thanh vẫn được coi là một phép lạ của công nghệ. Trong những năm 1930, ý tưởng đạt được một nền văn minh không gian xa dường như phi lý. Lúc đó, những chiếc máy bay hướng cánh quạt vẫn trong tình trạng mô hình nghệ thuật và hầu như không thể thu xếp để khám phá nổi độ cao của những đám mây, vì vậy khả năng du hành đến các ngôi sao dường như xa vời trong vô vọng mà thôi.
"Star Maker" đã thành công ngay lập tức. Arthur C. Clarke gọi nó là một trong những tác phẩm khoa học tốt nhất từng được xuất bản. Nó châm ngòi cho trí tưởng tượng của một thế hệ các nhà văn khoa học viễn tưởng thời hậu chiến. Nhưng trong công chúng, tiểu thuyết đã sớm bị lãng quên giữa sự hỗn loạn và tàn bạo của Thế chiến II.
TÌM KIẾM CÁC HÀNH TINH MỚI TRONG KHÔNG GIAN
Giờ đây, phi thuyền Kepler và các nhà thiên văn học Trái đất đã khám phá ra khoảng bốn nghìn hành tinh quay quanh các ngôi sao khác trong thiên hà của chúng ta Milky Way, người ta bắt đầu tự hỏi liệu các nền văn minh được mô tả bởi Stapledon có thật sự tồn tại hay không.
Vào năm 2017, các nhà khoa học Nasa đã xác định không chỉ một mà bảy hành tinh có kích thước Trái đất quay gần quanh một ngôi sao, chỉ cách Trái đất 39 năm ánh sáng. Trong bảy hành tinh này, ba trong số đó là đủ gần ngôi sao mẹ của chúng để hỗ trợ cho việc các hành tình ấy có nước lỏng. Rất sớm, các nhà thiên văn học sẽ có thể xác nhận liệu những hành tinh này và các hành tinh khác có khí quyển có chứa hơi nước hay không. Vì nước là "dung môi phổ quát" có khả năng là bát trộn (môi trường nền tảng) cho các hóa chất hữu cơ tạo nên phân tử DNA, các nhà khoa học có thể chứng minh rằng các điều kiện cho cuộc sống là phổ biến trong vũ trụ. Chúng ta có thể đang ở trên biên giới của việc tìm kiếm Chén Thánh của thiên văn học hành tinh, một anh em sinh đôi của Trái Đất trong không gian bên ngoài kia.
Quanh khoảng thời gian đó, các nhà thiên văn học đã tìm thấy một điều khiến thay đổi cuộc chơi khám phá , đó chính là việc tìm ra một hành tinh có kích thước Trái Đất Proxima Centauri b, quay quanh ngôi sao gần mặt trời nhất của chúng ta, Proxima Centrauri, chỉ cách chúng ta 4,2 năm ánh sáng. Các nhà khoa học từ lâu đã phỏng đoán rằng ngôi sao này sẽ là một trong những ngôi sao đầu tiên được khám phá.
Những hành tinh này chỉ là một vài trong số các mục gần đây trong Bách khoa toàn thư về những hành tinh bên ngoài hệ mặt trời (Extrasolar Planet Encyclopaedia), thứ đã và đang được cập nhật theo quan sát thực tiễn mỗi tuần. Nó chứa các hệ sao kỳ lạ, không bình thường, thứ mà Stapledon chỉ có thể mơ ước - bao gồm các hệ thống có từ bốn ngôi sao trở lên xoay quanh nhau. Nhiều nhà thiên văn học tin rằng nếu bạn có thể tưởng tượng bất kỳ sự hình thành cấu trúc kỳ lạ thế nào đi nữa nơi các hành tinh, thì nó có thể tồn tại ở đâu đó trong thiên hà này, miễn là nó không vi phạm một số định luật vật lý.
Điều này có nghĩa rằng chúng ta có thể tính toán gần như bao nhiêu hành tinh có kích thước Trái đất có trong thiên hà. Vì nó có khoảng một trăm tỷ ngôi sao, do đó có thể có hai mươi tỷ hành tinh có kích thước Trái đất quay quanh một ngôi sao giống như mặt trời trong thiên hà của chúng ta. Và vì có một trăm tỷ thiên hà có thể được nhìn thấy bằng các công cụ của chúng ta, chúng ta có thể ước tính có bao nhiêu hành tinh có kích thước Trái Đất có trong vũ trụ có thể nhìn thấy: một con số kinh ngạc, khoảng hai triệu triệu tỷ.
Nhận ra rằng thiên hà có thể đầy ắp những hành tinh có thể ở được, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bầu trời đêm theo cùng một cách nữa.
Một khi các nhà thiên văn học đã xác định được những hành tinh có kích thước Trái Đất này, mục tiêu tiếp theo sẽ là phân tích khí quyển của chúng để tìm ôxy và hơi nước, dấu hiệu của sự sống và lắng nghe sóng vô tuyến, thứ có thể báo hiệu sự tồn tại của một nền văn minh thông minh. Một khám phá như vậy sẽ là một trong những bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại, có thể so sánh với việc thuần hóa lửa. Không chỉ nó sẽ làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với phần còn lại của vũ trụ, nó cũng sẽ thay đổi vận mệnh của chúng ta.
THỜI ĐẠI VÀNG SON MỚI CHO KHÁM PHÁ KHÔNG GIAN
Tất cả những khám phá thú vị về hành tinh ngoại hệ mặt trời, cùng với những ý tưởng mới lạ được đưa ra bởi một thế hệ tươi mới của những người nhìn xa trông rộng, đang thu hút sự chú ý của công chúng trong du lịch vũ trụ. Ban đầu, điều đã thúc đẩy chương trình không gian là Chiến tranh Lạnh và sự cạnh tranh siêu cường. Công chúng không ngại chi tiêu 5,5% ngân sách liên bang của quốc gia vào chương trình không gian Apollo vì uy tín quốc gia của chúng ta bị đe dọa. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt này không thể duy trì mãi mãi, và quỹ tài tài trợ cuối cùng đã sụp đổ.
Các phi hành gia Hoa Kỳ cuối cùng bước trên bề mặt của mặt trăng khoảng 45 năm trước (1969). Bây giờ, tên lửa Saturn V và tàu con thoi không gian bị tháo dỡ và rỉ sét thành từng mảnh trong các bảo tàng và bãi phế liệu, những câu chuyện không sinh khí của chúng đóng đầy bụi trong những cuốn sách lịch sử. Trong những năm tiếp theo, Nasa bị chỉ trích là "cơ quan hư không – agency to nowhere". Nó đã được quay bánh xe của nó trong nhiều thập kỷ, mạnh dạn đi nơi mà tất cả mọi người đã đi trước đó.
Nhưng tình hình kinh tế đã bắt đầu thay đổi. Giá của du hành không gian, một khi quá cao nó có thể làm tê liệt ngân sách của một quốc gia, đã và đang giảm liên tục, phần lớn là vì dòng năng lượng, tiền bạc và sự nhiệt tình từ phong trào khởi nghiệp tăng cao hình thành các nhóm doanh nhân. Thiếu kiên nhẫn với tốc độ băng hà của Nasa, các tỷ phú như Elon Musk, Richard Branson và Jeff Bezos đã mở tài khoản séc của họ để xây dựng các tên lửa mới. Họ làm việc này không chỉ muốn kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, mà họ còn muốn thực hiện ước mơ thời thơ ấu của họ đi đến các ngôi sao.
Bây giờ đây đã có một ý chí quốc gia được trẻ hóa. Câu hỏi không còn là liệu Hoa Kỳ có gửi phi hành gia đến Hành tinh Đỏ hay không, mà là khi nào. Cựu Tổng thống Barack Obama nói rằng các phi hành gia sẽ đi bộ trên bề mặt sao Hỏa vào khoảng năm 2030, và Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Nasa đẩy nhanh thời gian biểu.
Một hạm đội tên lửa và các mô-đun không gian có khả năng hành trình liên hành tinh - như tên lửa tăng cường hệ thống khởi động không gian (Sapce Launch System – SLS) của Nasa với phi thuyền chứa Orion, và tên lửa tăng cường Falcon Heavy của Elon Musk với phi thuyền chứa Dragon - đang trong giai đoạn thử nghiệm sớm. Họ sẽ thực hiện việc nâng phóng hạng nặng, đưa các phi hành gia của chúng ta lên mặt trăng, các tiểu hành tinh, sao Hỏa, và thậm chí xa hơn nữa. Trong thực tế, do đó, có sự cạnh tranh xây dựng xung quanh nó. Có lẽ sẽ có sự ùn tắc giao thông trên bề mặt sao Hỏa khi các nhóm khác nhau cạnh tranh để trồng lá cờ đầu tiên trên đất Hỏa.
Một số đã viết rằng chúng ta đang bước vào một thời kỳ vàng son mới của du hành vũ trụ, khi khám phá vũ trụ một lần nữa sẽ trở thành một phần thú vị của chương trình nghị sự quốc gia sau nhiều thập kỷ bỏ bê.
Khi chúng ta nhìn vào tương lai, chúng ta có thể thấy những phác thảo về cách khoa học sẽ biến đổi khám phá không gian. Bởi vì những tiến bộ mang tính cách mạng trong một loạt các công nghệ hiện đại, chúng ta có thể suy đoán cách nền văn minh của chúng ta có thể di chuyển vào không gian bên ngoài, định hình hay chuyển hóa thể trạng các hành tinh (để có thể sinh sống và khai thác) và di chuyển giữa các vì sao. Mặc dù đây là một mục tiêu dài hạn, bây giờ có thể đưa ra một khung thời gian hợp lý và ước tính khi các cột mốc vũ trụ nhất định sẽ được đáp ứng.
Trong cuốn sách này, tôi sẽ điều tra các bước cần thiết để hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng này. Nhưng chìa khóa để khám phá cách tương lai của chúng ta có thể tiết lộ là hiểu cái gọi là khoa học đằng sau tất cả những phát triển kỳ diệu này.
NHỮNG CON SÓNG CÓ TÊN: CÔNG NGHỆ
Với giới biên giới rộng lớn của khoa học nằm trước chúng ta, nó có thể giúp đưa toàn cảnh rộng lớn của lịch sử nhân loại vào quan điểm hay cách chúng ta quan sát thế giới. Nếu tổ tiên chúng ta có thể nhìn thấy chúng ta hôm nay, họ sẽ nghĩ gì? Đối với hầu hết lịch sử loài người, chúng ta đã sống một cuộc sống khốn khổ, vật lộn trong một thế giới thù địch, đầy vô tâm… nơi mà tuổi thọ trung bình là từ hai mươi đến ba mươi tuổi. Chúng ta chủ yếu là những người du mục, mang tất cả tài sản của chúng ta trên lưng của mình. Mỗi ngày là một cuộc đấu tranh để đảm bảo thực phẩm và nơi trú ẩn. Chúng ta sống trong nỗi sợ hãi liên tục bởi những kẻ săn mồi hung dữ, những bệnh tật và đói khát. Nhưng nếu tổ tiên chúng ta có thể nhìn thấy chúng ta ngày hôm nay, với khả năng gửi hình ảnh ngay lập tức trên khắp hành tinh, với những tên lửa có thể đưa chúng ta đến mặt trăng và xa hơn nữa, và với những chiếc xe có thể tự lái, họ sẽ coi chúng ta là phù thủy và pháp sư.
Lịch sử vén bức màn ra và cho chúng ta thấy rằng cuộc cách mạng khoa học đến trong những sóng, thường được kích thích bởi những tiến bộ trong vật lý. Vào thế kỷ thứ 19, làn sóng đầu tiên của khoa học và công nghệ đã được thực hiện bởi các nhà vật lý đã tạo ra lý thuyết về cơ học và nhiệt động lực học (theory of mechanics và thermodynamics). Điều này giúp các kỹ sư có nền tảng để sản xuất động cơ hơi nước, dẫn đến việc sản xuất các đầu máy kéo (xe lửa) và cuộc cách mạng công nghiệp. Sự thay đổi sâu sắc trong công nghệ này đã nâng cao nền văn minh từ lời nguyền của sự thiếu hiểu biết, lao động bằng sức khỏe hay cơ bắp, và đói nghèo… để rồi đưa chúng ta vào thời đại của Máy Móc.
Trong thế kỷ hai mươi, làn sóng thứ hai đã được dẫn dắt trước đó bởi các nhà vật lý, những người nắm vững các định luật về điện và từ tính (electricity và magnetism), từ đó mở ra thời đại của Điện. Điều này làm cho có thể điện khí hóa các thành phố của chúng ta với sự ra đời của các loại máy phát điện (dynamos – generators), TV, radio và radar. Làn sóng thứ hai đã khai sinh ra chương trình khám phá không gian hiện đại, đưa chúng ta đến mặt trăng.
Trong thế kỷ XXI, làn sóng thứ ba của khoa học đã được thể hiện trong công nghệ cao, đã được dẫn dắt trước đó bởi các nhà vật lý lượng tử đã phát minh ra transistor/điện trở và laser (khuếch đại ánh sáng bằng kích thích phát xạ – Light Amplification by Stimulated Emission). Điều này làm nền tảng dẫn đến các công cụ mới như siêu máy tính, internet, viễn thông hiện đại, GPS và sự bùng nổ của những con chip nhỏ đã thấm đẫm vào mọi khía cạnh trong cuộc sống hiện đại của chúng ta – con người.
Trong cuốn sách này, tôi sẽ mô tả các công nghệ sẽ đưa chúng ta đến xa hơn khi chúng ta khám phá các hành tinh và các vì sao. Trong phần 1, chúng ta sẽ thảo luận về nỗ lực để tạo ra một trạm chuyển thường xuyên ở mặt trăng và thuộc địa hóa cũng như làm chuyển hóa sao Hỏa. Để làm được điều này, chúng ta sẽ phải khai thác làn sóng thứ tư của khoa học, bao gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano và công nghệ sinh học (A.I – Nanotech và Biotech). Mục tiêu cho việc chuyển hóa bề mặt sao Hỏa vượt quá khả năng của chúng ta ngày hôm nay, nhưng các công nghệ của thế kỷ 22 sẽ cho phép chúng ta biến sa mạc ảm đạm, đông lạnh kia này thành một thế giới có thể sinh sống. Chúng ta sẽ xem xét việc sử dụng rô-bốt tự sao chép, siêu khỏe và siêu nhẹ với vật liệu nano nhẹ và các loại cây trồng sinh học để cắt giảm đáng kể chi phí và biến Sao Hỏa thành một thiên đường thực sự. Cuối cùng, chúng ta sẽ tiến xa hơn sao Hỏa và phát triển các khu định cư trên các tiểu hành tinh và các mặt trăng của những gã khổng lồ toàn khí, Sao Mộc và Sao Thổ.
Trong phần 2, chúng ta sẽ hướng tới một thời điểm khi chúng ta có thể di chuyển ra ngoài hệ mặt trời và khám phá những ngôi sao gần đó. Một lần nữa, nhiệm vụ này vượt qua công nghệ hiện tại của chúng tôi, nhưng công nghệ sóng thứ năm sẽ làm cho nó có thể: Phi thuyền công nghệ nano/nanoships, buồm laser, động cơ hạt nhân, động cơ phản vật chất. Đang làm rồi, Nasa đã tài trợ cho các nghiên cứu về vật lý cần thiết để làm cho du lịch giữa các vì sao trở thành hiện thực.
Trong phần 3, chúng ta phân tích những gì cần thiết để sửa đổi cơ thể của chúng ta hòng giúp chúng ta tìm một ngôi nhà mới trong số các ngôi sao. Một cuộc hành trình giữa các vì sao có thể mất nhiều thập niên hoặc thậm chí nhiều thế kỷ, vì vậy chúng ta có thể phải tự mình tạo ra một kỹ thuật di truyền để tồn tại trong thời gian dài trong không gian sâu thẳm ngoài kia, có lẽ bằng cách kéo dài tuổi thọ của con người. Mặc dù một đài phun nước để trẻ mãi là không thể ở công nghệ ngày hôm nay, các nhà khoa học vẫn đang khám phá một đại lộ rộng lớn hứa hẹn có thể cho phép chúng ta làm chậm và có lẽ cả ngăn chặn quá trình lão hóa. Con cháu của chúng ta có thể tận hưởng một dạng bất tử nào đó. Hơn nữa, chúng ta có thể phải điều chỉnh di truyền của chúng ta để phát triển trên các hành tinh xa xôi với sự khác biệt về trọng lực, thành phần khí quyển và sinh thái khác nhau.
Cảm ơn dự án Human Connectome, đã và đang lập bản đồ mọi nơron/tế bào thần kinh mô phỏng theo bộ não con người, một ngày nào đó chúng ta có thể gửi các kết nối của chúng ta vào không gian bên ngoài trên các chùm laser khổng lồ, loại bỏ một số vấn đề trong việc di chuyển giữa các vì sao. Tôi gọi điều này là vận chuyển bằng laser – laser porting, và nó có thể giải phóng ý thức của chúng ta để khám phá thiên hà hay vũ trụ ở tốc độ ánh sáng, vì thế chúng ta không phải lo lắng về những nguy hiểm rõ ràng vẫn nghĩ trước đây cho việc du hành giữa các vì sao.
Nếu tổ tiên của chúng ta trong thế kỷ trước sẽ nghĩ về chúng ta hôm nay là những pháp sư và phù thủy, thì chúng ta có thể hình dung hậu duệ của chúng ta một thế kỷ từ bây giờ sẽ trông như thế nào?
Nhiều khả năng, chúng ta sẽ xem con cháu của chúng ta giống như các vị thần Hy Lạp. Giống như Mercury, thực thể ấy sẽ có thể bay lên không gian để tham quan các hành tinh gần đó. Giống như Venus, thực thể ấy sẽ có những cơ thể bất tử hoàn hảo. Giống như Apollo, sẽ có quyền tiếp cận sử dụng không giới hạn vào năng lượng của mặt trời. Giống như Zeus, sẽ có thể ra lệnh bằng tâm trí và những mong ước của họ trở thành sự thật. Và con cháu chúng ta sẽ có thể dựng nên những con vật thần thoại như Pegasus sử dụng kỹ thuật di truyền.
Nói cách khác, số phận của chúng ta là trở thành các vị thần mà chúng ta từng sợ và thờ phượng. Khoa học sẽ cho chúng ta những phương tiện mà chúng ta có thể định hình vũ trụ trong ý tưởng hay các hình ảnh [trong đầu] của chúng ta. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta sẽ có sự khôn ngoan của Solomon để hợp tấu với sức mạnh thuộc về cấp độ thiên thể rộng lớn này.
Cũng có khả năng chúng ta sẽ tiếp xúc với cuộc sống ngoài trái đất. Chúng ta sẽ thảo luận rằng có thể xảy ra là chúng ta gặp phải một nền văn minh cao hơn hàng triệu năm so với chúng ta, có khả năng đi lang thang khắp thiên hà và thay đổi cấu tạo của không gian và thời gian. Họ có thể dạo chơi với lỗ đen và sử dụng hố sâu để du hành với tốc độ nhanh hơn ánh sáng.
Trong năm 2016, suy đoán về nền văn minh tiên tiến trong không gian đã đạt đến mức sốt giữa các nhà thiên văn học và giới truyền thông, với việc thông báo rằng các nhà thiên văn học trước đó đã tìm thấy bằng chứng về một loại siêu cấu trúc khổng lồ nào đó, có lẽ lớn như quả cầu Dyson, quay quanh một ngôi sao xa xôi cách chúng ta nhiều ánh sáng. Trong khi bằng chứng còn khá xa để đi đến kết luận, thì lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phải đối mặt với chứng cứ rằng một nền văn minh tiên tiến thực sự có thể tồn tại trong không gian bên ngoài.
Cuối cùng, chúng ta khám phá ra khả năng rằng chúng ta sẽ đối mặt không chỉ cái chết của Trái Đất mà là cái chết của chính vũ trụ. Mặc dù vũ trụ của chúng ta vẫn còn trẻ, chúng ta có thể thấy trước một ngày trong tương lai xa xôi khi chúng ta có thể tiếp cận ngày tận thế của tất cả vũ trụ, Big Freeze là khi nhiệt độ lao xuống gần bằng không tuyệt đối và tất cả cuộc sống như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại nữa. Tại thời điểm này, công nghệ của chúng ta có thể đủ tiên tiến để rời khỏi vũ trụ và mạo hiểm thông qua không gian phía trước đến một vũ trụ mới, trẻ hơn.
Vật lý lý thuyết (chuyên môn của riêng tôi) mở ra khái niệm rằng vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là một bong bóng trôi nổi trong một loạt vũ trụ gồm những bong bóng khác. Có lẽ trong số các vũ trụ khác trong đa vũ trụ ấy, có một ngôi nhà mới cho chúng ta. Nhìn vào vô số vũ trụ, có lẽ chúng ta sẽ có thể vén bức màn cho những thiết kế vô cùng lớn của một Star Maker – người tạo ra Ngôi Sao.
Vì vậy, những kỳ công tuyệt vời của khoa học viễn tưởng, một khi được coi là sản phẩm phụ của trí tưởng tượng cháy bỏng của những kẻ mộng mơ, có thể một ngày kia lại trở thành hiện thực.
Nhân loại sắp bắt tay vào cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất của nó. Và khoảng cách tách biệt các suy đoán của Asimov và Stapledon với hiện thực thực tế có thể được bắc cầu bởi những tiến bộ đáng kinh ngạc và nhanh chóng được thực hiện trong khoa học. Và bước đầu tiên chúng ta thực hiện trong hành trình dài của chúng ta đến các ngôi sao bắt đầu khi chúng ta rời khỏi trái đất. Như câu ngạn ngữ cũ của Trung Quốc nói rằng, cuộc hành trình của vạn dặm luôn được bắt đầu với bước chân đầu tiên. Và Hành trình du hành đến các ngôi sao bắt đầu với chuyến bay bằng tên lửa đầu tiên.
TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY