Hiệp Khách Quậy Câu trả lời cho câu hỏi nêu ở tiêu đề chương này đã được ám chỉ tới, nhiều nhà khoa học khác (không riêng gì tác giả này) giải thích rõ ràng kì dị ban đầu của phương trình Friedmann bằng một viện dẫn cơ học lượng tử và hấp dẫn lượng tử. Việc không có một lí thuyết thỏa mãn hoàn toàn hấp dẫn lượng tử... Xin mời đọc tiếp.
Câu trả lời cho câu hỏi nêu ở tiêu đề chương này đã được ám chỉ tới, nhiều nhà khoa học khác (không riêng gì tác giả này) giải thích rõ ràng kì dị ban đầu của phương trình Friedmann bằng một viện dẫn cơ học lượng tử và hấp dẫn lượng tử. Việc không có một lí thuyết thỏa mãn hoàn toàn hấp dẫn lượng tử có thể tác dụng như một cái chìa khóa bảo an nữa cho những nhà khoa học ấy vì chẳng có ai có thể bác bẻ lập luận như thế.
Tuy nhiên, những nỗ lực mang tính thăm dò đối với sự hấp dẫn lượng tử cũng gặp khó khăn. Khái niệm hàm sóng của vũ trụ, như đã sử dụng trong vũ trụ học lượng tử, còn mơ hồ vì một số nguyên do, không phải chỉ vì người quan sát là ở bên trong hệ. Thời gian Planck là ngắn hơn nhiều so với thời gian được trông đợi trôi qua giữa lúc Big Bang và lúc khởi đầu lạm phát. Việc giải thích cặn kẽ kì dị ban đầu bằng các lập luận cơ lượng tử chỉ hữu ích khi không còn cách nào khác tốt hơn nữa.
Tôi thấy dễ chịu hơn là nên sáng tạo ra một mô hình vũ trụ trong đó mật độ và nhiệt độ không bao giờ vô hạn. Mô hình này ngăn ngừa Big Bang và thay nó bằng một bức tranh thời gian khác trong đó thời gian không bao giờ bắt đầu và không bao giờ kết thúc. Mô hình này trái ngược với mô hình vũ trụ học chính thống trong đó thời gian bắt đầu lúc Big Bang và không bao giờ kết thúc trong một sự giãn nở vô cùng vô tận.
Trong khi tôi không thể chứng minh chắc chắn rằng nhận thức lâu nay là không đúng, nhưng nó thật sự đưa đến các kì dị và sự đổ vỡ của thuyết tương đối rộng mà chúng ta đã nói tới. Tuy nhiên, sự tồn tại của những mô hình đáng tin cậy khác hiện nay khiến quan niệm Big Bang đang dần kém tin cậy.
Như chúng ta sẽ thấy ở phần sau quyển sách này, có một phiên bản thay thế trong đó thời gian bắt đầu lúc Big Bang (Vụ Nổ Lớn) và kết thúc trong một “Big Rip” (Cú Xé Lớn) tại một thời điểm hữu hạn trong tương lai. Tôi xem đây là mô hình ăn khớp thẩm mĩ với mô hình chính thống. Nhưng cái tốt nhất trong ba khả năng về thời gian là “vô hạn ở cả hai chiều, quá khứ và tương lai” như minh họa bởi một mô hình tuần hoàn mà tôi và sinh viên của tôi đã xây dựng trong thế kỉ 21 dựa trên thành phần năng lượng tối. Các quan sát năng lượng tối và những tính chất của nó, nhất là phương trình trạng thái của nó, sẽ xác nhận hoặc bác bỏ những quan điểm dễ chịu như thế về thời gian khẳng định rằng không hề có cái gọi là Big Bang.