Processing math: 100%

Tương lai nhân loại - Michio Kaku (Phần 1)

Hiệp Khách Quậy Một vụ nổ khổng lồ ở Indonesia đã gửi lên không trung một tấm màn khổng lồ với nào là tro, khói, và các mảnh vỡ che phủ hàng ngàn dặm. Sự phun trào của núi lửa Toba dữ dội đến mức nó được coi là sự kiện núi lửa mạnh mẽ nhất trong khoảng hai mươi lăm triệu năm qua. Nó thổi một không thể tưởng tượng 670... Xin mời đọc tiếp.

MỞ ĐẦU

Một ngày khoảng bẩy mươi lăm ngàn năm trước, phần đa nhân loại đã chết.

Một vụ nổ khổng lồ ở Indonesia đã gửi lên không trung một tấm màn khổng lồ với nào là tro, khói, và các mảnh vỡ che phủ hàng ngàn dặm. Sự phun trào của núi lửa Toba dữ dội đến mức nó được coi là sự kiện núi lửa mạnh mẽ nhất trong khoảng hai mươi lăm triệu năm qua. Nó thổi một không thể tưởng tượng 670 dặm khối bụi bẩn trong không khí. Điều này đã khiến cho các khu vực rộng lớn của Malaysia và Ấn Độ bị bao phủ bởi tro núi lửa dày tới ba mươi bộ (feet). Khói và bụi độc hại cuối cùng đã du hành qua châu Phi, để lại dấu vết của cái chết và sự hủy diệt trong cơn trỗi dậy của nó.

Hãy thử tưởng tượng, trong một khoảnh khắc, sự hỗn loạn gây ra bởi sự kiện thảm họa từ tự nhiên này. Tổ tiên của chúng ta bị khủng bố bởi sự nóng bỏng và những đám mây tro xám đen che kín mặt trời. Nhiều người bị nghẹt thở và bị đầu độc bởi muội và bụi dày. Sau đó, nhiệt độ giảm xuống, gây ra một "mùa đông núi lửa". Thảm thực vật và động vật hoang dã trải dài sự chết xa mà tầm mắt nhìn đâu cũng có thể thấy, để lại chỉ là một phong cảnh ảm đạm, hoang vắng. Người và động vật còn lại, phải dũ bù và rác ở bề mặt địa hình bị tàn phá để tìm kiếm những mẩu thức ăn thừa còn rơi sót lại, và hầu hết mọi người đều chết vì đói. Có vẻ như cả trái đất đang chết dần. Những người sống sót chỉ có một mục tiêu: chạy trốn xa nhất có thể khỏi bức màn tử thần đang chụp lên cả bầu trời nơi thế giới mà họ đang sống.

Bằng chứng rõ ràng về thảm họa sinh thái này có thể được tìm thấy trong máu của bạn.

Các nhà di truyền học đã nhận thấy sự thật kỳ lạ rằng bất kỳ hai cá thể con người nào cũng đều có DNA gần như giống hệt nhau. Ngược lại, bất kỳ hai con tinh tinh nào cũng có thể có nhiều sự khác biệt di truyền giữa chúng hơn, điều này được tìm thấy trong toàn bộ dân số loài người. Về mặt toán học, một lý thuyết để giải thích hiện tượng này là giả định rằng, tại thời điểm vụ nổ, hầu hết mọi người bị xóa sổ, chỉ để lại một số ít chúng ta - khoảng đâu đó hai nghìn người. Đáng chú ý, nhóm người bẩn thỉu, tồi tàn này có thể đã trở thành tổ tiên Adams và Eves, là những cư dần cuối cùng cư trú trên toàn bộ hành tinh. Tất cả chúng ta đều là những bản sao của nhau, anh chị em xuất thân từ một nhóm người nhỏ bé, cứng rắn, người có thể dễ dàng gòm vừa vặn vào một phòng khiêu vũ khách sạn hiện đại.

Khi họ du hành băng qua cảnh quan cằn cỗi ấy, họ không có ý tưởng rằng một ngày, con cháu của họ sẽ thống trị mọi ngóc ngách của hành tinh.

Hôm nay, khi chúng ta nhìn chăm chú vào tương lai, chúng ta thấy rằng các sự kiện đã diễn ra cách đây 75 ngàn năm có thể thực sự là một buổi diễn tập cho những thảm họa trong tương lai. Tôi đã được nhắc nhở về điều này vào năm 1992, khi tôi nghe những tin tức đáng kinh ngạc rằng, lần đầu tiên, một hành tinh quay quanh một ngôi sao ở xa đã được tìm thấy. Với phát hiện này, các nhà thiên văn học có thể chứng minh rằng có các hành tinh tồn tại ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Đây là một sự thay đổi mô hình chính trong sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Nhưng tôi rất buồn khi nghe tin tiếp theo: hành tinh xa lạ này quay quanh một ngôi sao đã chết, một pulsar, đã phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh, có thể giết chết mọi thứ có thể sống trên hành tinh đó. Không có sự sống nào được khoa học biết đến, có thể chịu được sự bùng nổ của năng lượng hạt nhân đang nổi bùng lên khi một ngôi sao nổ tung gần đó.

Sau đó tôi đã hình dung đến một nền văn minh trên hành tinh đó, nhận thức được rằng mặt trời của họ đang chết dần, đang làm việc khẩn trương để lắp ráp một đội tàu vũ trụ khổng lồ có thể vận chuyển họ đến một hệ mặt trời khác. Sẽ có sự hỗn loạn hoàn toàn trên hành tinh, khi con người, trong hoảng sợ và tuyệt vọng, cố gắng tranh giành và bảo đảm vài chỗ ngồi cuối cùng trên các tàu khởi hành. Tôi tưởng tượng sự kinh hoàng nơi những người bị bỏ lại với cảm giác đối diện với số phận của họ khi mặt trời của họ phát nổ.

Nó giống như là điều không thể chối bỏ các định luật vật lý, rằng nhân loại một ngày kia sẽ đối diện với một số loại sự kiện ở cấp độ tuyệt chủng. Nhưng liệu chúng ta, giống như tổ tiên của chúng ta, có được động lực và quyết tâm nào đó để tồn tại và thậm chí phát triển thêm?

Nếu chúng ta dò qua tất cả các dạng sống đã từng tồn tại trên Trái đất, từ vi khuẩn vi mô đến các khu rừng cao chót vót, những con khủng long nặng nề và những con người đầy gan dạ, chúng ta thấy rằng hơn 99,9% những đối tượng ấy cuối cùng đã tuyệt chủng. Điều này có nghĩa rằng: tuyệt chủng là tiêu chuẩn, rằng tỷ lệ cược đã được xếp chồng lên cách chậm rãi – nặng nề chống lại ssinhtn chúng ta. Khi chúng ta đào phía dưới chân mình, sâu vào lòng đất để khai quật hồ sơ hóa thạch, chúng ta thấy bằng chứng về nhiều dạng sống cổ xưa. Tuy nhiên, chỉ có số lượng nhỏ nhất tồn tại ngày hôm nay. Hàng triệu loài đã xuất hiện trước chúng ta; chúng đã có tháng ngày của chúng trong ánh mặt trời, và sau đó chúng tàn héo và đã chết. Đó là câu chuyện về cuộc sống.

Mặc cho chúng ta có thể quý trọng quang cảnh của những buổi hoàng hôn rực rỡ, lãng mạn; mùi gió biển mát mẻ, và sự ấm áp của một ngày mùa hè, một ngày kia nó sẽ kết thúc, và hành tinh này sẽ trở nên khắc nghiệt với cuộc sống của con người. Thiên nhiên cuối cùng sẽ ngoái đầu nhìn chúng ta, như nó đã làm với tất cả những dạng sống tuyệt chủng kia.

Toàn bộ lịch sử của sự sống trên trái đất cho thấy rằng, đối mặt với môi trường thù địch, sinh vật chắc chắn chạm mặt một trong ba số phận. Chúng có thể rời khỏi môi trường đó, chúng có thể thích ứng với nó, hoặc chúng sẽ chết. Nhưng nếu chúng ta nhìn cẩn thận đủ xa vào tương lai, cuối cùng chúng ta sẽ đối mặt với một thảm lớn đến nỗi sự thích nghi sẽ hầu như không thể. Hoặc là chúng ta phải rời khỏi Trái Đất hoặc chúng ta sẽ bị diệt vong. Không có con đường nào khác.

Những thảm họa này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ, và chúng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Trái đất đã hứng chịu năm lần lặp lại cho việc xảy ra cuộc tuyệt chủng lớn, mỗi lần đó khiến hơn 90 phần trăm tất cả các dạng sống biến mất khỏi Trái Đất. Và nó lại chắc chắn như việc ngày liền theo đêm, sẽ có nhiều thảm họa hơn thế sẽ đến.

Ở quy mô hàng thập kỷ, chúng ta phải đối mặt với các mối đe dọa không phải là tự nhiên nhưng phần lớn là tự con người gây ra, do sự dại dột và thiển cận của chúng ta. Con người phải đối mặt với sự hiểm họa của sự nóng lên toàn cầu, khi bầu khí quyển của Trái đất quay ngược hay chống lại chúng ta. Chúng ta phải đối mặt với sự nguy hiểm của chiến tranh hiện đại, khi vũ khí hạt nhân gia tăng chóng mặt ở một số khu vực bất ổn (chính trị) toàn cầu. Chúng ta phải đối mặt với sự nguy hiểm của các vi khuẩn được vũ khí sinh hóa, chẳng hạn như lây lan AIDS trong không khí hoặc Ebola, có thể truyền nhiễm đơn giản qua việc ho hoặc hắt hơi. Điều này có thể quét sạch tới 98% dân số loài người. Hơn nữa, chúng ta phải đối mặt với một dân số mở rộng tiêu thụ tài nguyên với tốc độ giận dữ. Chúng ta có thể vượt quá khả năng vận chứa của Trái đất tại một thời điểm nào đó và tìm thấy chính mình trong một ngày phán xét sinh thái (ecological Armageddon), đang tranh đua với những nguồn cung cấp cuối cùng còn lại của hành tinh này.

Ngoài những thảm họa mà chúng ta tự tạo ra, cũng có những thảm hoạ tự nhiên mà chúng ta có rất ít quyền kiểm soát. Trên quy mô hàng ngàn năm, chúng ta phải đối mặt với sự khởi đầu của kỷ băng hà khác. Trong khoảng một trăm nghìn năm đã qua, phần lớn bề mặt Trái Đất đã được phủ bởi một lớp băng cứng và dầy đến nửa dặm. Phong cảnh lạnh giá ảm đạm đã khiến nhiều loài động vật tuyệt chủng. Sau đó, khoảng mười nghìn năm trước, khí hậu đã có một sự tan chảy ra. Chính sự ấm lên qua thời kỳ ngắn ngủi này đã dẫn đến sự trỗi dậy đột ngột của nền văn minh hiện đại, và con người đã lợi dụng nó để lan rộng ra và phát triển mạnh. Nhưng sự sinh sôi ấy cũng đã xảy ra trong suốt thời kỳ băng hà, có nghĩa là chúng ta có thể sẽ gặp một kỷ băng hà khác trong những vòng mười nghìn năm tới. Khi nó đến, các thành phố của chúng ta sẽ biến mất dưới những ngọn núi tuyết và nền văn minh sẽ bị nghiền nát dưới lớp băng.

Chúng ta cũng phải đối mặt với khả năng rằng siêu núi lửa dưới Công viên Quốc gia Yellowstone có thể đánh thức từ giấc ngủ dài của nó, xé tan Hoa Kỳ và nhấn chìm Trái Đất trong một đám mây muội và những mảnh vỡ. Những đợt phun trào trước đó đã diễn ra theo các mốc thời gian là 630.000, 1,3 triệu, và 2,1 triệu năm trước. Mỗi sự kiện được tách ra khoảng 700.000 năm; do đó, chúng ta có thể do một vụ phun trào khổng lồ khác trong 100.000 năm tới.

Trên quy mô hàng triệu năm, chúng ta phải đối mặt với mối đe dọa của một thiên thạch hoặc tác động khác từ thiên thạch, tương tự như tác động của việc hủy diệt những con khủng long 65 triệu năm trước. Trở lại thời gian đó, một tảng đá khoảng sáu dặm rơi vào bán đảo Yucatan của Mexico, gửi vào bầu trời mảnh vụn bốc lửa thứ ví như một cơn mưa lửa xuống Trái đất. Cũng như vụ nổ tại Toba, chỉ là với quy mô của sự kiện Yucatan/Mexico thì lớn hơn nhiều, những đám mây tro cuối cùng che tối mặt trời và dẫn đến nhiệt độ toàn hành tinh lao xuống. Với sự khô héo của thảm thực vật, chuỗi thức ăn bị sụp đổ. Những con khủng long ăn thực vật bị chết đói, theo sau bởi những người anh em họ ăn thịt của chúng. Cuối cùng, 90 phần trăm của tất cả các dạng sống trên Trái đất đã chết trong sự kiện thảm khốc này.

Với quy mô thiên niên kỷ, chúng ta đã và đang không biết cách an lạc về thực tại, rằng Trái đất vẫn đang trôi nổi trong một đám đá nóng đầy nguy cơ chết chóc. Chỉ trong vòng một thập kỷ qua, nhà khoa học mới bắt đầu định lượng được nguy cơ thực sự của tác động chính yếu này. Bây giờ chúng ta biết rằng có hàng ngàn NEOs (near-Earth objects/vật thể gần Trái Đất), băng qua quỹ đạo của Trái đất và gây nguy hiểm cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Tính đến tháng 6 năm 2017, 12.294 trong số các đối tượng này đã được xếp vào danh mục. Nhưng đây chỉ là những cái chúng ta đã tìm thấy. Các nhà thiên văn học ước tính rằng có lẽ vài triệu đối tượng chưa được ghi nhận trong hệ mặt trời đi qua Trái Đất.

Tôi đã từng phỏng vấn nhà thiên văn học Carl Sagan khi ông còn sống, về mối đe dọa này. Ông nhấn mạnh với tôi rằng "chúng ta sống trong một phòng trưng bày đầy chết chóc nơi vũ trụ", được bao quanh bởi những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nó chỉ là vấn đề thời gian, ông nói với tôi, trước khi một tiểu hành tinh lớn va vào Trái Đất. Nếu chúng ta bằng cách nào đó có thể chiếu sáng những tiểu hành tinh này, chúng ta sẽ thấy bầu trời đêm tràn ngập hàng ngàn điểm sáng hiểm nguy.

Thậm chí giả sử chúng ta tránh được tất cả những nguy hiểm (ở các cấp độ kể trên) này, vẫn có một thảm họa số phận khác, làm cho tất cả những nguy cơ vừa nêu trở nên thấp bé trước nó. Năm tỷ năm tới, mặt trời sẽ phình to ra thành một ngôi sao đỏ khổng lồ lấp đầy toàn bộ bầu trời. Mặt trời khi ấy trở nên khổng lồ đến nỗi quỹ đạo của Trái Đất sẽ lọt trong bầu không khí rực rỡ của nó, và sức nóng phồng rộp này sẽ làm cho sự sống không thể tồn tại ở nơi địa ngục ấy.

Không giống như tất cả các dạng sống khác trên hành tinh này, thứ phải thụ động chờ đợi số phận của mình, con người chúng ta là bậc thầy của số phận của chính chúng ta. May mắn thay, chúng ta đang tạo ra những công cụ mà nó sẽ thách thức các tỷ lệ cược được đưa ra cho chúng ta bởi chính tự nhiên, để chúng ta không trở thành một trong 99,9 phần trăm của các dạng sống có số phận định đoạt bằng sự tuyệt chủng. Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ gặp những người tiên phong có năng lượng, tầm nhìn, và các nguồn lực để thay đổi số phận của nhân loại. Chúng ta sẽ gặp những người mơ mộng tin rằng nhân loại có thể sống và phát triển mạnh trong không gian bên ngoài. Chúng ta sẽ phân tích những tiến bộ mang tính cách mạng trong công nghệ mà sẽ làm cho nó có thể rời khỏi trái đất và giải quyết ở những nơi khác trong hệ mặt trời, và thậm chí xa hơn nữa.

Nhưng nếu có một bài học chúng ta có thể học hỏi từ lịch sử của chúng ta, đó là nhân loại, khi phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng đe dọa tính mạng, khi thử thách được nâng cao hơn, thì thành quả đạt được cũng nâng cao lên và thậm chí đặt mục tiêu cao hơn nữa. Nói theo ý nghĩa nào đó, thì tinh thần khám phá ở trong gen của chúng ta và mẫu thức ấy cũng có trong linh hồn của chúng ta nữa.

Nhưng giờ đây, thách thức chúng ta đối diện có lẽ là thách thức vĩ đại hơn tất cả: vượt ra khỏi biên giới của trái đất và cất cánh vào không gian bên ngoài kia. Các định luật vật lý thì rất rõ ràng; sớm hay muộn chúng ta sẽ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng toàn cầu thứ thật sự đe dọa đến sự tồn tại của chúng ta – con người.

Cuộc sống là quá quý giá để chỉ được đặt trên một hành tinh duy nhất, để có được ở lòng thương xót của các mối đe dọa cấp hành tinh.

Chúng ta cần một chính sách bảo hiểm, Sagan nói với tôi. Ông kết luận rằng chúng ta nên trở thành một "chủng loài của hai hành tinh." Nói cách khác, chúng ta cần một kế hoạch dự phòng.

Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ khám phá lịch sử, những thách thứcnhững giải pháp có thể nằm trước chúng ta. Con đường sẽ không dễ dàng, và sẽ có những trở ngại, nhưng chúng ta không có sự lựa chọn.

Từ sự kiện cận tuyệt chủng khoảng bẩy mươi lăm ngàn năm trước, tổ tiên của chúng ta đứng trước mạo hiểm và bắt đầu thực dân hóa toàn bộ Trái Đất. Cuốn sách này sẽ, tôi hy vọng, đặt ra các bước cần thiết để chinh phục những trở ngại mà chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt trong tương lai. Có lẽ số phận của chúng ta là trở thành một loài đa hành tinh rồi sống giữa các vì sao.

-----------------------

Nếu sự tồn tại lâu dài của chúng ta bị đe dọa, chúng ta có trách nhiệm cơ bản đối với loài của mình để thám hiểm đến các thế giới khác. — CARL SAGAN (vật lý thiên văn)

Những con khủng long đã tuyệt chủng vì chúng không có chương trình không gian. Và nếu chúng ta trở thành tuyệt chủng vì chúng ta không có chương trình không gian, thì nó (sự tuyệt chủng) sẽ hân hạnh phục vụ chúng ta. — LARRY NIVEN (khoa học viễn tưởng)

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm