Tương lai nhân loại - Michio Kaku (Phần 21)

Hiệp Khách Quậy Một ngày nọ, một cậu bé đã đọc một cuốn sách thiếu nhi và đã thay đổi lịch sử thế giới. Năm đó là 1895, khi các thành phố bắt đầu kéo đường dây điện và được thắp sáng. Để hiểu hiện tượng kỳ lạ mới này, cậu bé đã cách nào đó chọn lấy cuốn Sách Cho Đại Chúng Về Khoa Học Tự Nhiên của Aaron Berstein. Trong... Xin mời đọc tiếp.

WARP DRIVE – TẤM VẢI [KHÔNG.THỜI GIAN] CO ĐẨY

Một ngày nọ, một cậu bé đã đọc một cuốn sách thiếu nhi và đã thay đổi lịch sử thế giới. Năm đó là 1895, khi các thành phố bắt đầu kéo đường dây điện và được thắp sáng. Để hiểu hiện tượng kỳ lạ mới này, cậu bé đã cách nào đó chọn lấy cuốn "Sách Cho Đại Chúng Về Khoa Học Tự Nhiên" của Aaron Berstein. Trong đó, tác giả yêu cầu độc giả tưởng tượng rằng họ đang cưỡi đi cùng với dòng điện bên trong một dây điện báo. Cậu bé sau đó tự hỏi nó sẽ như thế nào nếu ta thay thế dòng điện bằng một chùm ánh sáng. Bạn có thể vượt nhanh hơn ánh sáng không? Anh ấy đã lý luận rằng vì ánh sáng là một làn sóng, chùm ánh sáng sẽ trông tĩnh lặng, đông cứng trong thời gian. Nhưng ngay cả ở tuổi mười sáu, anh đã nắm bắt được rằng không ai thậm chí đã nhìn thấy một làn sóng tĩnh của ánh sáng. Anh đã trải qua mười năm tiếp theo để giải xong câu đố khó nhằn này.

Cuối cùng, vào năm 1905, anh đã tìm ra câu trả lời. Tên của anh là Albert Einstein, và lý thuyết của anh được gọi là thuyết tương đối hẹp hay thuyết tương đối cho trường hợp đặc biệt. Anh phát hiện ra rằng không thể vượt nhanh hơn một chùm ánh sáng, bởi vì tốc độ của ánh sáng là vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ. Nếu bạn tiếp cận tốc độ đó, nhiều điều kỳ lạ sẽ diễn ra. Tên lửa của bạn trở nên nặng hơn, và thời gian chậm lại bên trong nó. Nếu bạn bằng cách nào đó đạt tới tốc độ ánh sáng, bạn sẽ vô cùng nặng nề và thời gian sẽ dừng lại. Cả hai điều kiện là không thể, có nghĩa là bạn không thể phá vỡ cái rào cản ánh sáng khó chịu kia. Einstein trở thành kẹ cảnh sát canh gác ở góc giao lộ, thiết lập giới hạn tốc độ tối đa trong vũ trụ. Rào cản này đã chọc tức lẫn làm say đắm bao thế hệ các nhà khoa học tên lửa kể từ đó.

Nhưng Einstein đã không hài lòng. Thuyết tương đối hẹp có thể giải thích nhiều bí ẩn của ánh sáng, nhưng anh cũng muốn áp dụng lý thuyết của mình vào hấp dẫn (gravity). Năm 1915, chàng trai đã đưa ra một lời giải thích đáng kinh ngạc. Anh đã giả định rằng không gian và thời gian mà trước đây vẫn được cho là trơ và tĩnh, thực sự năng động, giống như những tấm ga trải giường mịn có thể uốn cong, kéo dài hoặc cong. Theo giả thuyết của mình, trái đất không xoay quanh mặt trời bởi vì nó bị kéo bởi lực hấp dẫn của mặt trời, nhưng bởi vì mặt trời làm cong không gian xung quanh nó. Tấm Vải [không.thời gian] kia đã đẩy lên trái đất khiến nó di chuyển trong một con đường cong xung quanh mặt trời. Nói một cách đơn giản, lực hấp dẫn không kéo. Thay vào đó, không gian mới là kẻ đẩy.

Shakespeare từng nói rằng tất cả thế giới là một sân khấu và chúng ta là những diễn viên tạo ra lối vào và lối ra của chính mình. Hình ảnh không-thời gian như một kịch trường. Nó đã từng được cho là tĩnh, bằng phẳng và tuyệt đối, với đồng hồ đánh dấu ở cùng tốc độ trên bề mặt. Nhưng trong vũ trụ mà Einstein nhìn thấy, sân khấu ấy có thể bị biến dạng. Có nhiều đồng hồ chạy với các tốc độ khác nhau. Các diễn viên không thể đi qua sân khấu mà không bị ngã. Họ có thể tuyên bố rằng có một "lực" vô hình đang kéo họ theo các hướng khác nhau, khi thực sự lại là chính cái sân khấu biến dạng kia lại là tác nhân đẩy họ té.

Einstein cũng nhận ra rằng có một lỗ thủng [loophole] trong lý thuyết tương đối tổng quát của anh. Cụ thể là ngôi sao càng lớn hơn thì, tấm vải không-thời gian xung quanh nó càng xoắn vặn hay cong hơn. Nếu một ngôi sao đủ nặng, nó sẽ trở thành một lỗ đen. Tấm vải của không-thời gian thực sự có thể xé rách, có khả năng tạo ra một lỗ sâu [wormhole], đó là cửa ngõ hoặc lối tắt xuyên thông qua không gian. Khái niệm này, lần đầu tiên được Einstein và Nathan Rosen giới thiệu vào năm 1935, ngày nay được gọi là chiếc cầu Einstein-Rosen.

WORMHOLEs – CÁC LỖ SÂU CỦA KHÔNG GIAN

Ví dụ đơn giản nhất của cây cầu Einstein-Rosen là kính tìm kiếm ở truyện "Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên". Trên một mặt của kính tìm kiếm là vùng nông thôn của Oxford, Anh. Ở phía bên kia là thế giới tưởng tượng của xứ sở thần tiên, để qua đó mà Alice được dịch chuyển ngay lập tức khi cô ấy đặt ngón tay của mình qua kính.

Các lỗ sâu là thiết bị âm mưu thú vị trong các bộ phim. Han Solo gửi phi thuyền "Millennium Falcon" xuyên qua không gian bằng cách đẩy nó qua một lỗ sâu.

Chiếc Tủ lạnh mà nhân vật của Sigourney Weaver mở ra trong "Ghostbutsters- Biệt đội săn Ma" là một lỗ sâu mà cô ta qua đó cùng nhìn thấy trong toàn bộ vũ trụ. Trong "Sư tử, Phù thủy và Tủ quần áo” của C. S. Lewis, thì chiếc tủ quần áo chính là lỗ sâu nối liền vùng quê Anh với Narnia.

Các Lỗ Sâu được phát hiện bằng cách phân tích toán học của các lỗ đen, là hệ quả của sự sụp đổ của những ngôi sao khổng lồ, khi ấy sở hữu lực hấp dẫn mạnh đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Tốc độ thoát của chúng là vận tốc ánh sáng. Trong quá khứ, các hố đen được cho là cố định hay tĩnh và có trọng lực vô hạn, được gọi là một điểm kỳ dị. Nhưng tất cả các lỗ đen đã được ghi lại trong không gian lại là những thứ đang quay khá nhanh. Năm 1963, nhà vật lý Roy Kerr phát hiện ra rằng một lỗ đen khi đang xoay, nếu nó di chuyển đủ nhanh, sẽ không nhất thiết phải sụp đổ tạo ra một điểm xác định mà thay vào đó là một vòng quay hình nhẫn. Chiếc nhẫn ấy là ổn định vì lực ly tâm ngăn cản nó khỏi sụp đổ. Vậy mọi thứ rơi vào hố đen sẽ đi đâu? Các nhà vật lý vẫn chưa biết. Nhưng một khả năng là vật chất ấy có thể trồi ra ở phía bên kia đâu đó thông qua cái gọi là lỗ trắng [white hole]. Các nhà khoa học đã tìm kiếm các lỗ trắng, thứ mà sẽ giải phóng vật chất hơn là nuốt chửng nó, nhưng họ vẫn đã chưa tìm thấy bất kỳ cái nào cho đến ngày hôm nay.

Nếu bạn tiếp cận gần đến chiếc nhẫn quay của lỗ đen, bạn sẽ chứng kiến sự biến dạng không thể tin được về không gian và thời gian. Bạn có thể thấy chùm ánh sáng bị bắt cách đây hàng tỉ năm trước bởi lực hấp dẫn của lỗ sâu. Bạn thậm chí có thể gặp bản sao của chính mình. Các nguyên tử của bạn có thể bị kéo dài ra bởi lực thủy triều kinh khủng trong một quá trình kinh hãi và chết chóc gọi là spaghettification – mì ống hóa mọi thứ trên đời.

Nếu bạn đi vào trong chính chiếc nhẫn, bạn có thể bị tống qua một lỗ trắng trong một vũ trụ song song ở phía bên kia. Hãy tưởng tượng lấy hai tờ giấy, được đính lại song song với nhau, sau đó khoan một lỗ thông qua chúng với một cây bút chì để kết nối chúng. Nếu bạn đi dọc theo cây bút chì, bạn sẽ vượt qua giữa hai vũ trụ song song. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua chiếc nhẫn lần thứ hai, bạn sẽ đến một vũ trụ song song khác. Mỗi lần bạn đi vào vòng, bạn sẽ đến một vũ trụ khác, giống như cách bước vào thang máy cho phép bạn di chuyển giữa các tầng khác nhau của một tòa nhà chung cư, ngoại trừ việc ở trường hợp này bạn là không bao giờ có thể trở lại cùng một tầng.

Hấp dẫn (gravity) sẽ là hữu hạn khi bạn bước vào trong vòng nhẫn, vì vậy bạn sẽ không nhất thiết phải bị nghiền nát đến chết. Tuy nhiên, nếu chiếc nhẫn không quay đủ nhanh, nó vẫn có thể sụp đổ và giết bạn. Nhưng có thể ổn định vòng nhẫn một cách nhân tạo bằng cách thêm một thứ gọi là vật chất âm hay năng lượng âm. Do đó, một lỗ sâu ổn định là một hành động cân bằng, và chiếc bí quyết để duy trì cái hỗn hợp đúng liều lượng giữa năng lượng âm và năng lượng dương. Bạn cần rất nhiều năng lượng dương để tạo ra một cách tự nhiên cái cửa ngõ giữa các vũ trụ, như với một lỗ đen. Nhưng bạn cũng cần phải tạo ra vật chất âm hay năng lượng nhân tạo để giữ cho cái cổng ấy mở và ngăn chặn sự sụp đổ của nó.

[Negative Matter – Vật chất âm] thì rất khác với phản vật chất [antimatter] và chưa bao giờ được dò ra trong tự nhiên. Chất Âm có đặc tính chống hấp dẫn kỳ lạ, có nghĩa là nó sẽ rơi lên, chứ không phải là rơi xuống. (Ngược lại, phản vật chất được tính toán lý thuyết thì rơi xuống, không lên.) Nếu nó – vật chất âm – tồn tại trên trái đất hàng tỷ năm trước, nó sẽ bị đẩy lùi bởi vật chất của hành tinh và sẽ trôi vào không gian bên ngoài. Có lẽ đó là lý do tại sao chúng ta đã không tìm thấy bất kỳ gì về nó cả.

Mặc dù các nhà vật lý đã không thấy bằng chứng về vật chất âm, năng lượng âm đã thực sự được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Điều này tiếp tục giữ hơi thở cho hy vọng cho những người hâm mộ khoa học viễn tưởng, những kẻ mơ ước rằng một ngày kia sẽ đi qua những lỗ sâu để đến những ngôi sao xa xôi. Tuy nhiên, lượng năng lượng âm đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm là rất nhỏ, quá nhỏ để lái một chiếc phi thuyền. Việc tạo ra đủ năng lượng âm để ổn định một lỗ sâu sẽ đòi hỏi một công nghệ cực kỳ tiên tiến, mà chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn trong chương 13. Vì vậy, trong tương lai gần, đường hầm đi qua lỗ sâu cho phi thuyền không gian cơ bản là vượt quá khả năng của chúng ta.

Nhưng gần đây đã có một số hứng thú được tạo ra bởi một phương pháp khác để có thể làm cong không-thời gian.

ALCUBIERRE DRIVE – LÁI TÀU VỚI ĐỘNG CƠ ALCUBIERRE

Ngoài các lỗ sâu, phương pháp của Alcubierre có thể cung cấp một cách thứ hai để phá vỡ rào cản ánh sáng. Tôi đã từng phỏng vấn nhà vật lý lý thuyết Mexico Miguel Alcubierre. Ông đã bị hành hạ bởi một ý tưởng đột phá trong vật lý thuyết tương đối trong khi xem TV, có lẽ là lần đầu tiên điều này xảy ra. Trong một tập phim của "Star Trek", chàng trai đã ngạc nhiên rằng tàu du hành không gian "Enterprise" có thể di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Nó bằng cách nào đó có thể nuốt nén lấy không gian trước mặt nó, và theo đó thì các ngôi sao dường như còn không xa nữa. Tàu "Enterprise" đã không thực hiện hành trình đến các vì sao - các ngôi sao đã đến với tàu "Enterprise ".

Thử nghĩ đến việc di chuyển trên một tấm thảm để đến với chiếc bàn. Cách suy nghĩ thông thường là đi bộ dọc theo thảm từ điểm này sang điểm khác. Nhưng có một cách khác. Người ta có thể bắt lấy cái bàn và kéo nó về phía bạn, bằng cách bạn cuộn kéo lấy tấm thảm lại. Thế nên, thay vì đi bộ trên tấm thảm để đến bàn, cuộn tấm thảm lên và cái bàn sẽ đi đến chỗ bạn.

Một nhận thức thú vị đã nảy sinh trên anh ta. Thông thường, bạn bắt đầu với một ngôi sao hoặc hành tinh, sau đó sử dụng phương trình của Einstein để tính toán sự uốn cong không gian xung quanh nó. Nhưng bạn cũng có thể lùi lại. Bạn có thể xác định một cong vênh cụ thể và sử dụng các phương trình tương tự để xác định loại sao hoặc hành tinh có thể gây ra nó. Một sự tương tự thô có thể được thực hiện theo cách một thợ cơ khí ô tô chế tạo một chiếc xe. Bạn có thể bắt đầu với các bộ phận có sẵn - động cơ, lốp xe, và điều gì đó – rồi lắp ráp một chiếc xe hơi từ chúng. Hoặc bạn có thể chọn thiết kế của những giấc mơ của bạn và sau đó tìm ra các phần cần thiết để tạo ra nó.

Alcubierre chuyển toán học của Einstein lên phía đầu của nó, đảo ngược logic bình thường của các nhà vật lý lý thuyết. Anh cố gắng đánh giá loại ngôi sao có thể đè nén không gian theo hướng về phía trước và mở rộng nó theo hướng ngược lại. Một cú sốc lớn trờ đến, anh đã đạt được một câu trả lời rất đơn giản. Hóa ra rằng không gian uốn cong được sử dụng trong Star Trek là một giải pháp được chấp nhận với các phương trình của Einstein! Có lẽ sau tất cả thì việc có thể vặn xoắn không thời gian thì không phải là không thể xảy ra.

Một phi thuyền được trang bị động cơ Alcubierre sẽ phải được bao quanh bởi một bong bóng cong vặn – warp bubble, một lỗ cho vật chất và năng lượng. Không-thời gian bên trong và bên ngoài bong bóng ấy sẽ bị ngắt kết nối. Khi tàu vũ trụ tăng tốc, mọi người bên trong nó sẽ chẳng cảm thấy gì cả. Họ có thể không nghĩ rằng con tàu đang di chuyển chút nào, mặc dù chúng sẽ di chuyển nhanh hơn ánh sáng.

Kết quả của Alcubierre gây sốc cho cộng đồng vật lý, bởi vì nó quá mới mẻ và căn bản. Nhưng sau khi bài báo của ông được xuất bản, các nhà phê bình bắt đầu chỉ ra những điểm yếu của nó. Mặc dù tầm nhìn của nó cho việc du hành nhanh hơn ánh sáng là rất thanh lịch, nó không giải quyết tất cả các biến chứng hay sự phiền phức sẽ được chỉ ra. Nếu khu vực bên trong tàu vũ trụ được tách ra khỏi thế giới bên ngoài bởi bong bóng kia, thông tin sẽ không thể vượt qua được ngăn cách ấy, và phi công sẽ không thể điều khiển được hướng của con tàu để đi đâu về đâu. Chỉ đạo sẽ là không thể. Và sau đó có vấn đề thực sự tạo ra một bong bóng cong vặn. Để có thể nén ép được không gian phía trước nó, nó sẽ phải có một loại nhiên liệu nhất định - đó là, vật chất âm hoặc năng lượng âm.

Chúng ta quay lại ngay nơi chúng ta bắt đầu. Chất âm hay năng lượng âm sẽ là thành phần còn thiếu cần thiết để giữ cho bong bóng cong vặn của chúng ta, nhưng cũng như các lỗ sâu của chúng ta, chúng vẫn chưa được tìm thấy. Stephen Hawking đã chứng minh một định lý chung nói rằng "tất cả" các giải pháp của phương trình Einstein cho phép du lịch nhanh hơn ánh sáng phải liên quan đến vật chất âm hoặc năng lượng âm. (Nói cách khác, vật chất và năng lượng dương mà chúng ta thấy trong các ngôi sao có thể làm cong không-thời gian để nó mô tả hoàn hảo chuyển động của các thiên thể. Nhưng vật chất âm và năng lượng âm thì có thể vặn xoắn không-thời gian theo những cách kì quái, tạo ra một lực phản hấp dẫn có thể ổn định lỗ sâu và ngăn chặn chúng khỏi sự sụp đổ và đẩy bong bóng cong vặn bao bọc con tàu đến vận tốc nhanh hơn ánh sáng, bằng cách nén ép không-gian thời gian ở phía trước của chúng.)

Các nhà vật lý sau đó đã cố gắng tính toán lượng vật chất hay năng lượng âm cần thiết để đẩy đi một phi thuyền. Các kết quả mới nhất cho thấy số lượng cần thiết tương đương với khối lượng của hành tinh Mộc tinh. Điều này có nghĩa rằng chỉ có nền văn minh rất tiên tiến mới có thể sử dụng vật chất hoặc năng lượng âm để đẩy đi các tàu không gian của họ, nếu nó có thể xảy ra. (Tuy nhiên, có thể là lượng vật chất hoặc năng lượng âm cần thiết để đi nhanh hơn ánh sáng có thể bỏ đi, bởi vì các tính toán phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bong bóng cong xoắn bao quanh phi thuyền hoặc lỗ sâu.)

Tàu viễn tưởng trong Star Trek thì xử lý trọn vẹn rào cản bất tiện này bằng cách đưa ra rằng một loại khoáng vật quý hiếm được gọi là tinh thể ditithium là thành phần thiết yếu của động cơ truyền động xoắn cong không-thời gian. Bây giờ chúng ta biết rằng "tinh thể dilithium" có thể là một cách nói biểu tượng cho điều không tưởng khi nói về "vật chất hay năng lượng âm".

HIỆU ỨNG CASIMIR VÀ NĂNG LƯỢNG ÂM

Tinh thể Dilithium không tồn tại, nhưng, một cách mời gọi, năng lượng âm lại có hành động riêng, để lại mở khả năng của các lỗ sâu, không gian bị nén ép, và thậm chí cả máy thời gian – time machines. Mặc dù định luật Newton không cho chấp nhận năng lượng âm, những lý thuyết lượng tử thực hiện qua hiệu ứng Casimir, được đề xuất vào năm 1948 và được đo trong phòng thí nghiệm vào năm 1997.

Nó nói rằng chúng ta có hai đĩa kim loại song song không tích điện. Khi chúng được phân cách bởi một khoảng cách lớn, chúng ta nói rằng không có lực điện giữa chúng. Nhưng khi chúng đến gần hơn, chúng bắt đầu hút nhau một cách bí ẩn. Để chúng ta sau đó có thể trích lấy năng lượng từ chúng. Vì chúng ta bắt đầu với năng lượng bằng không nhưng có được năng lượng dương khi các tấm được mang lại gần nhau, nó tiếp theo nói rằng từ đầu thì bản thân các đĩa kim loại kia có năng lượng âm. Lý do là khá huyền bí. Ý nghĩa thông thường cho chúng ta biết rằng chân không (vacuum) là trạng thái trống rỗng (emptiness), với năng lượng bằng không. Nhưng thực ra, nó chứa đầy với nào là các hạt vật chất và các hạt phản vật chất thứ mà một cách ngắn gọn [trở thành vật chất] ra khỏi chân không và sau đó tiêu triệt trở lại nó. Những hạt "ảo" này xuất hiện và biến mất nhanh đến mức chúng không vi phạm định luật bảo toàn vật chất và năng lượng – tức là, nguyên tắc ở đây nói rằng tổng lượng vật chất và năng lượng trong vũ trụ luôn giữ nguyên. Điều này (sự xuất hiện và biến mất liên tục của các hạt ảo kia) liên tục khuấy trong chân không, tạo ra áp lực. Từ đó có nhiều hoạt động phản vật chất và phản vật chất bên ngoài các tấm hơn so với ở giữa chúng, áp lực này đẩy các tấm lại với nhau, tạo ra năng lượng âm. Đây là hiệu ứng Casimir, trong lý thuyết lượng tử, chứng minh rằng năng lượng âm có thể tồn tại.

Ban đầu, bởi vì hiệu ứng Casimir là một lực rất nhỏ như vậy, nó chỉ có thể được đo bằng các thiết bị nhạy nhất hiện có. Nhưng công nghệ nano đã tiến tới điểm mà tại đó chúng ta có thể hàn nối [tinker] với từng nguyên tử riêng lẻ. Đối với một chương trình truyền hình đặc biệt mà tôi từng tham gia điều phối khoa học, tôi đã đến thăm một phòng thí nghiệm ở Harvard có một thiết bị như là một máy tính bảng cảm ứng nhỏ thứ có thể điều khiển các nguyên tử. Trong thí nghiệm mà tôi đã quan sát thấy, rất khó để ngăn chặn hai nguyên tử được đưa gần nhau từ khoảng cách xa hoặc để đẩy ra xa nhau đúng với lực Casimir, thứ có thể là lực đẩy hoặc lực hấp dẫn. Năng lượng âm có thể giống như chén thánh cho một nhà vật lý xây dựng một tàu vũ trụ, nhưng đối với một nhà công nghệ nanô, hiệu ứng Casimir rất mạnh ở lãnh địa hay quy mô nguyên tử và do đó nó trở thành một mối phiền toái.

Tóm lại, năng lượng âm thực sự tồn tại, và nếu có một lượng đủ năng lượng âm bằng cách nào đó, chúng ta có thể, về nguyên tắc, tạo ra một cỗ máy cỗ máy đi qua lỗ sâu hay động cơ vặn xoắn không thời gian, hoàn thành một số ý tưởng điên rồi nhất tưởng chừng chỉ có trong khoa học viễn tưởng. Nhưng những công nghệ này vẫn còn một chặng đường dài, và sẽ được thảo luận trong chương 13 và 14. Trong khi chờ đợi, chúng ta sẽ làm gì đó với những cánh buồm ánh sáng điều mà có thể phóng lướt xuyên vào không gian vào cuối thế kỷ này, cung cấp hình ảnh của hành tinh ngoài hệ mặt trời đang quay quanh những ngôi sao khác. Vào thế kỷ 22, chúng ta có thể tự mình viếng thăm những hành tinh này trên những tên lửa nhiệt hạch. Và nếu chúng ta có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp trước mặt chúng ta, thì điều ấy thậm chí có thể tạo ra các động cơ phản vật chất, động cơ phản lực nhiệt hạch và thang máy không gian, … thành hiện thực.

Một khi chúng ta có được tàu vũ trụ, chúng ta sẽ tìm thấy gì trong không gian sâu thẳm kia? Liệu có những thế giới khác để có thể cho nhân loại thích nghi hay duy trì? May mắn thay, kính viễn vọng không gian và vệ tinh của chúng ta đã và đang cho chúng ta một cái nhìn chi tiết về những gì ẩn nấp giữa các ngôi sao.

Do đó tôi nói rằng tôi không chỉ đơn thuần là có ý kiến, mà là niềm tin mạnh mẽ, về sự chính xác mà tôi sẽ đặt cược, ngay cả việc phải đối diện với những lợi thế của cuộc sống, rằng có những cư dân ở các thế giới khác.

IMMANUEL KANT

Mong muốn để biết điều gì đó về những người hàng xóm trong không gian xa thẳm rộng không đến từ sự tò mò nhàn rỗi, cũng như không phải khát khao kiến thức, nhưng từ nguyên nhân sâu xa hơn, và nó là một cảm giác vững chắc bắt nguồn từ trái tim của mỗi con người có khả năng suy nghĩ nào đó.

NIKOLA TESLA

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm