Tương lai nhân loại - Michio Kaku (Phần 4)

Hiệp Khách Quậy Dưới sự lãnh đạo của von Braun, các công thức trên giấy và bản phác thảo của Tsiolkovsky cũng như các nguyên mẫu của Goddard đã trở thành tên lửa Vengeance Weapon 2, một vũ khí tiên tiến của cuộc chiến, thứ đã khủng bố London và Antwerp, thổi bay toàn bộ các khối nhà của thành phố. Xin mời đọc tiếp.

SỰ TRỖI DẬY CỦA TÊN LỬA V-2

Dưới sự lãnh đạo của von Braun, các công thức trên giấy và bản phác thảo của Tsiolkovsky cũng như các nguyên mẫu của Goddard đã trở thành tên lửa Vengeance Weapon 2, một vũ khí tiên tiến của cuộc chiến, thứ đã khủng bố London và Antwerp, thổi bay toàn bộ các khối nhà của thành phố. Chiếc V-2 mạnh mẽ đến khó tin. Nó khiến tên lửa của Goodard trở ra một chú lùn, và khiến mô hình cũ kia trông giống như đồ chơi trẻ con. Chiếc V-2 có chiều cao 42 feet và nặng 27.600 pound. Nó có thể du hành trên bầu trời với một tốc độ bén ngót với khoảng 4,5800 dặm một giờ và nó đạt độ cao tối đa khoảng sáu mươi dặm. Tên lửa V-2 đánh trúng mục tiêu của nó với tốc độ gấp 3 lần âm thanh, không gây ra cảnh báo nào ngoài tiếng bẻ gãy đối tượng làm đôi khi nó phá vỡ rào cản âm thanh. Và nó có một phạm vi hoạt động lên tới hai trăm dặm. Biện pháp đối phó là vô ích vì không có con người nào có thể theo dõi nó và không máy bay nào có thể bắt kịp được nó.

V-2 thiết lập một số kỷ lục thế giới, phá vỡ tất cả những thành tựu trong quá khứ về tốc độ và phạm vi cho một tên lửa. Đó là tên lửa đạn đạo dẫn đường tầm xa đầu tiên. Đó là tên lửa đầu tiên phá vỡ rào chắn âm thanh. Và ấn tượng nhất, đó là tên lửa đầu tiên rời khỏi ranh giới của bầu khí quyển và đi vào không gian bên ngoài.

Chính phủ Anh đã bị lúng túng bởi vũ khí tiên tiến này mà họ không có lời nào cho nó. Họ đã phải bịa ra câu chuyện rằng tất cả các vụ nổ này đều do các nguồn khí bị hỏng học đâu đó gây ra. Nhưng vì những người chứng kiến trực tiếp những vụ nổ khủng khiếp này thì thấy rõ ràng chúng đến từ bầu trời, công chúng châm biếm gọi chúng là "ống khí bay". Chỉ sau khi Đức Quốc xã tuyên bố rằng một vũ khí chiến tranh mới đã được tung ra chống lại người Anh đã khiến Winston Churchill cuối cùng thừa nhận rằng nước Anh đã bị tấn công bởi tên lửa.

Đột nhiên, nó xuất hiện như thể tương lai của châu Âu, và nền văn minh phương Tây, có thể tồn vong chỉ bởi yếu tố nào đó đang xoay quanh công việc của một nhóm nhỏ các nhà khoa học độc lập do von Braun lãnh đạo.

SỰ KINH HOÀNG CỦA CHIẾN TRANH

Những thành công của vũ khí tiên tiến của Đức đi kèm với một chi phí rất lớn về con người. Hơn ba nghìn tên lửa V-2 đã được phóng lên chống lại Đồng Minh, khiến chín nghìn người chết (thiệt hại về con người trong sản xuất ra tên lửa). Người ta ước tính rằng số người chết thậm chí còn cao hơn - ít nhất là mười hai nghìn - cho các tù nhân chiến tranh, người đã chế tạo các tên lửa V-2 trong các trại lao động nô lệ. Ma quỷ muốn những kì hạn của nó. Von Braun nhận ra đã quá muộn rằng con đường đang đi vượt quá mọi suy tính trong đầu mình.

Anh ta đã rất kinh hãi khi đến thăm công xưởng nơi các tên lửa được chế tạo. Một người bạn của von Braun trích lời anh ta, "Nó đúng là địa ngục. Phản ứng tự phát của tôi là nói chuyện với một trong những lính canh SS, chỉ để được nói với sự khắc nghiệt không thể nhầm lẫn rằng tôi nên quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển của riêng mình, hoặc tìm thấy chính mình trong cùng việc làm kinh khủng này ... Tôi nhận ra rằng bất kỳ nỗ lực lý luận nào về nền tảng nhân đạo sẽ hoàn toàn vô ích. " Một đồng nghiệp khác, khi được hỏi liệu von Braun đã từng chỉ trích các trại tử hình này chưa, ông trả lời, "Nếu ông ta (ban lãnh đạo SS và Hitler) đã làm điều đó, theo ý kiến của tôi, ông ta nên bị bắn ngay tại chỗ."

Von Braun trở thành một quân chốt cho con quái vật mà anh đã giúp tạo ra. Năm 1944, khi nỗ lực chiến tranh cho phe Phát Xít gặp rắc rối, anh ta khi đó say rượu tại một bữa tiệc và nói rằng cuộc chiến đã không diễn ra tốt đẹp. Tất cả những gì anh muốn làm là làm việc nghiên cứu và phát triển hỏa tiễn. Anh hối tiếc rằng họ đang làm việc để tạo ra những vũ khí chiến tranh này thay vì một phi thuyền. Thật không may, có một gián điệp tại bữa tiệc, và khi những bình luận say xỉn của anh ta được chuyển tiếp tới chính phủ, anh ta bị Gestapo (lực lượng cảnh sát mật của Phát Xít) bắt giữ. Trong hai tuần, anh đã bị giam tại một nhà tù ở Ba Lan, không biết rằng mình có bị bắn hay không. Những cáo buộc khác, kể cả tin đồn rằng ông là một người có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản, đã được đưa ra khi Hitler quyết định số phận của anh. Một số quan chức khác còn lo ngại rằng ông có thể đầu quân sang Anh và phá hoại nỗ lực V-2.

Cuối cùng, một lời kêu gọi trực tiếp từ Albert Speer (bộ trưởng bộ khí tài) tới Hitler đã tha cho mạng sống của von Braun vì ông vẫn được coi là quá quan trọng đối với những nỗ lực để quân đội có được cũng như phát triển V-2.

Tên lửa V-2 đã đi trước thời đại nhiều thập kỷ , nhưng không tham gia chiến đấu toàn thời gian cho đến cuối năm 1944, đã quá muộn để dừng sự sụp đổ của đế quốc Nazi, khi Hồng quân và lực lượng Đồng minh cùng tiến quân vào Berlin.

Năm 1945, von Braun và một trăm trợ lý của ông đầu hàng cho Đồng minh. Họ, cùng với ba trăm chuyến xe lửa chuyển các tên lửa và các bộ phận V-2, đã được lén nhập tới Hoa Kỳ. Đây là một phần của chương trình, được gọi là “Chiến Dịch Kẹp Giấy – Operation Paperclip”, để phân tích và tuyển mộ các nhà khoa học Đức Quốc xã cũ.

Quân đội Hoa Kỳ đã nghiên cứu tỉ mỉ V-2, mà cuối cùng đã trở thành cơ sở của tên lửa Redstone, và von Braun cùng các trợ lý của ông đã có lý lịch Đức Quốc xã của họ được "làm sạch". Nhưng vai trò rất mơ hồ của von Braun trong chính phủ Đức Quốc xã tiếp tục ám ảnh anh ta. Diễn viên hài độc thoại Mort Sahl đã dí dỏm tóm tắt sự nghiệp của ông với câu châm biếm, "Tôi tiếp cận với các vì sao, nhưng đôi khi tôi đánh vào London." Ca sĩ Tom Lehrer đã viết những ca từ như sau, "Một khi tên lửa đã phóng lên, ai quan tâm đến nơi chúng xuống? Đó không còn phải là phận sự của tô nữa."

TÊN LỬA VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CÁC SIÊU CƯỜNG

Trong những năm 1920 và 1930, các quan chức chính phủ Mỹ đã bỏ lỡ một cơ hội chiến lược khi họ không nhận ra công việc có tính tiên tri đang được thực hiện tại sân sau của chính đất nước của họ bởi Goddard. Họ đã bỏ lỡ một cơ hội chiến lược thứ hai sau chiến tranh, với sự xuất hiện của von Braun. Trong những năm 1950, họ đã để lại von Braun và các trợ lý của mình trong tình trạng lấp lửng, mà không cho họ bất kỳ sự tập trung thực sự nào. Cuối cùng, sự cạnh tranh giữa dịch vụ nội chính phủ đã qua đi. Quân đội, dưới von Braun, đã tạo ra tên lửa Redstone, trong khi hải quân có tên lửa The Vanguard và không quân có The Atlas.

Không có nghĩa vụ ngay lập tức cho quân đội, von Braun bắt đầu quan tâm đến giáo dục khoa học. Ông đã tạo ra một loạt các phim hoạt hình đặc biệt với Walt Disney, thứ đã chiếm được trí tưởng tượng của các nhà khoa học tên lửa trong tương lai. Trong loạt phim này, von Braun đã vẽ các phác thảo rộng lớn cho một nỗ lực khoa học khổng lồ để đáp xuống mặt trăng cũng như phát triển một hạm đội tàu để có thể đến được sao Hỏa.

Trong khi chương trình tên lửa của Hoa Kỳ đã được tiến hành bởi sự phù hợp và bắt đầu từ tốn, người Nga đã tiến lên dẫn đầu nhanh chóng theo cách của họ. Joseph Stalin và Nikita Khrushchev nắm được tầm quan trọng chiến lược của chương trình không gian và đã đặt nó trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Chương trình của Liên Xô đã được đặt dưới sự chỉ đạo của Sergei Korolev, người có danh tính được dấu rất bí mật. Trong nhiều năm, ông chỉ được gọi một cách bí ẩn là "Nhà thiết kế trưởng" hoặc "Kĩ Sư". Người Nga cũng đã bắt giữ một số kỹ sư V-2 và chuyển họ sang Liên Xô. Với hướng dẫn của họ, Liên Xô đã lấy thiết kế cơ bản của V-2 và nhanh chóng xây dựng một loạt các tên lửa dựa trên đó. Về cơ bản, toàn bộ kho vũ khí của Hoa Kỳ và Liên Xô dựa trên một sự sửa đổi hoặc công kích lẫn nhau trên nền tảng của tên lửa V-2, mẫu được chế tạo dựa trên nguyên mẫu tiên phong của Goddard.

Một trong những mục tiêu chính của cả Hoa Kỳ và Liên Xô là phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Chính Isaac Newton là người đầu tiên đề xuất khái niệm này. Trong một sơ đồ giờ đây đã rất nổi tiếng, Newton đã ghi chú rằng nếu bạn bắn một quả đạn pháo từ đỉnh núi, nó sẽ rơi gần chân núi. Tuy nhiên, theo phương trình chuyển động của mình, quả cầu pháo càng nhanh thì càng đi xa hơn. Nếu bạn bắn quả đạn pháo đủ nhanh, nó sẽ quay tròn hoàn toàn quanh Trái đất và trở thành vệ tinh. Newton đã tạo ra một bước đột phá lịch sử: nếu bạn thay thế khẩu pháo này bằng mặt trăng, thì phương trình chuyển động của ông ấy sẽ có thể dự đoán được cách chính xác quy luật tự nhiên quỹ đạo của mặt trăng.

Trong thí nghiệm tưởng tượng của mình, Newton hỏi một câu hỏi quan trọng: Nếu một quả táo rơi xuống, mặt trăng có rơi không? Vì quả đạn pháo rơi tự do khi nó đi vòng quanh Trái đất, mặt trăng cũng phải rơi tự do. Cái nhìn sâu sắc của Newton đặt vào cơ học chuyển động vào một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử. Newton có thể tính toán chuyển động của các khẩu pháo, mặt trăng, các hành tinh - hầu hết mọi thứ. Ví dụ, sử dụng định luật về chuyển động cơ học, bạn có thể dễ dàng chỉ dẫn ra rằng bạn phải bắn những viên đạn đại bác với vận tốc ban đầu ở mười tám ngàn dặm một giờ để có nó quay quanh Trái Đất.

Tầm nhìn của Newton trở thành hiện thực khi Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới, Sputnik, vào tháng 10 năm 1957.

KỈ NGUYÊN SPUTNIK

Cú sốc to lớn đối với tâm lý người Mỹ cho bài học về vệ tinh Sputnik là không thể đánh giá thấp việc này được (họ giờ đây ngồi ngay trên đầu rồi – cứ bay vòng vòng ngoài không gian kia, rồi muốn làm gì thì làm thôi sao…). Người Mỹ nhanh chóng nhận ra rằng Liên Xô dẫn đầu thế giới về khoa học tên lửa. Sự xấu hổ đã trở nên tồi tệ hơn khi hai tháng sau, tên lửa Vanguard của hải quân đánh dấu thêm một thất bại thảm khóc trên truyền hình quốc tế. Tôi nhớ một cách chói lòa rằng, khi ấy còn là một đứa trẻ, tôi hỏi mẹ xem mình có thể ở nhà trễ hơn để xem phóng tên lửa không. Bà miễn cưỡng đồng ý. Tôi kinh hoàng khi chứng kiến tên lửa Vanguard được đẩy lên khoảng bốn bộ trên không trung, sau đó rơi ngược lại bốn bộ, ngả qua một bên, và tự phá hủy bệ phóng của chính nó trong một vụ nổ chói lòa. Tôi có thể thấy rõ hình nón mũi ở phía trên của tên lửa, có chứa vệ tinh, lật đổ và biến mất trong một quả bóng lửa.

Sự sỉ nhục tiếp tục khi Vanguard thứ hai khởi động một vài tháng sau đó cũng thất bại. Báo chí đưa tin ngập các mặt báo, gọi tên lửa là "Flopnik và Kaputnik – NiK ngồi phịch và NiK Khóc Nhè, trò ghép chữ với Sputnik của Liên Xô". Đại biểu Liên Xô của LHQ thậm chí còn đùa rằng Liên Xô nên cấp viện trợ cho Hoa Kỳ.

Cố gắng để phục hồi từ cơn bão truyền thông khổng lồ này như đang thổi bay uy tín quốc gia của Mỹ, von Braun đã được lệnh phải nhanh chóng khởi động một vệ tinh, Explorer I, sử dụng tên lửa Juno I. Juno I có nền tảng dựa trên tên lửa Redstone, thứ trước đó đã lần lượt dựa trên V-2.

Nhưng Liên Xô đã có một loạt các con át chủ lên tay áo của họ. Một chuỗi các "đầu tiên" lịch sử thống trị các tiêu đề trong vài năm tới:

1957: Sputnik 2 mang động vật đầu tiên, một con chó tên Laika, vào quỹ đạo

1957: Lunik 1 là tên lửa đầu tiên bay ngang qua mặt trăng

1959: Lunik 2 là vệ tinh đầu tiên đáp xuống chạm mặt trăng

1959: Lunik 3 là tên lửa đầu tiên chụp ảnh mặt tối của mặt trăng

1960: Sputnik 5 mang động vật đầu tiên được trả về an toàn từ không gian

1961: Venera 1 là tàu thăm dò đầu tiên bay ngang qua sao Kim – Venus

Chương trình không gian của Nga đạt được thành tích vượt bậc khi Yuri Gagarin an toàn đi vào quỹ đạo quay quanh Trái Đất năm 1961.

Tôi nhớ lại những năm tháng đó, khi Sputnik lan truyền sự ngạc nhiên hoảng loạn khắp nước Mỹ. Làm thế nào mà một quốc gia trông có vẻ lạc hậu, một Liên Xô, đột nhiên nhảy vọt lên phía trước chúng tôi?

Các nhà bình luận kết luận rằng nguyên nhân gốc rễ của sự thất bại này là hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ. Sinh viên Mỹ đã tụt lại phía sau Liên Xô. Một chiến dịch phá bỏ và xây dựng lại phải được thực hiện cũng như gắn kết để tiền, tài nguyên và sự chú ý của truyền thông có thể được dành cho việc tạo ra một thế hệ các nhà khoa học Mỹ mới có thể cạnh tranh với người Nga. Các bài báo tại thời điểm đó tuyên bố rằng "Học sinh Liên Xô thì có thể đọc, nhưng cậu trò Mỹ thì không thể. – Ivan can read but Johnny cannot."

Trong thời gian khó khăn này, đến kèm theo là thế hệ Sputnik, một đội quân sinh viên coi đó là nhiệm vụ quốc gia của họ để trở thành nhà vật lý, nhà hoá học, hay các nhà khoa học tên lửa.

Dưới áp lực to lớn để cho quân đội kiểm soát những nỗ lực không gian của Hoa Kỳ và dường như bỏ rơi lại phía sau các nhà khoa học dân sự, Tổng thống Dwight Eisenhower dũng cảm khăng khăng tiếp tục quan sát và trông nom những nghiên cứu khoa học cấp dân sự và tạo ra Nasa. Sau đó, Tổng thống John F. Kennedy, đáp lời cho chuyến đi vào không gian của Gagarin, bằng kêu gọi một chương trình cấp bách đưa con người lên mặt trăng vào cuối thập kỷ ấy – 1960s.

Cuộc gọi này đã lên lại tinh thần thép cho cả nước. Đến năm 1966, ngân sách kinh ngạc lên đến 5,5 phần trăm ngân sách liên bang Hoa Kỳ đã đi vào chương trình chinh phục Mặt Trăng. Như mọi khi, Nasa tiến hành một cách thận trọng, hoàn thiện công nghệ cần thiết để có được đích đến cuối cùng là cuộc đổ bộ lên mặt trăng bằng một loạt các phiên phóng tên lửa vũ trụ trước đó. Đầu tiên, một người đi kèm theo chiếc tàu có tên là Mercury, và sau đó là Gemini với hai người, rồi cuối cùng là Apollo có ba người. Nasa cũng cẩn thận làm chủ từng bước trong việc du hành vào không gian. Đầu tiên, các phi hành gia rời khỏi cách an toàn phi thuyền không gian của họ và thực hiện những chuyến đi bộ trong vũ trụ trước tiên. Sau đó, các phi hành gia nắm vững nghệ thuật phức tạp của việc gắn tàu vũ trụ của họ với một con tàu khác. Tiếp theo, phi hành gia bay quay quanh trọn vẹn quỹ đạo của mặt trăng nhưng không hạ cánh trên mặt đất. Sau đó cuối cùng, Nasa mới sẵn sàng cho việc phóng phi hành gia trực tiếp lên mặt trăng.

Von Braun đã được gọi để giúp xây dựng Saturn V, đó là tên lửa lớn nhất từng được chế tạo. Tên lửa này thực sự là một kiệt tác kỹ thuật tuyệt vời. Nó cao hơn Tượng Nữ thần Tự do cao hơn sáu mươi feet. Nó có thể nâng trọng tải 310.000 pound vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Quan trọng nhất, nó có thể chuyển lên một trọng tải lớn vượt qua mốc vận tốc hai mươi lăm ngàn dặm một giờ, đó chính là vận tốc thoát khỏi Trái Đất.

Khả năng một thảm họa gây tử vong đã từng có trong tâm trí của Nasa. Tổng thống Richard Nixon đã có sẵn hai bài phát biểu của ông để chuẩn bị cho việc phải công bố lên truyền hình, về kết quả của sứ mệnh Apollo 11. Một bài phát biểu đã báo cáo rằng nỗ lực đó là thất bại và các phi hành gia Mỹ đã chết trên mặt trăng. Kịch bản này thực sự đã tiến đến điểm rất gần để thực sự xảy ra. Trong những giây cuối cùng trước khi Lunar Module được hạ cánh, máy tính báo động đã tắt ở bên trong khoang nang. Neil Armstrong đã tự điều khiển phi thuyền và nhẹ nhàng hạ cánh nó lên bề mặt mặt trăng. Phân tích sau đó cho thấy rằng họ chỉ còn lại năm mươi giây nhiên liệu; viên nang có thể đã bị rơi.

May mắn thay, ngày 20 tháng 7 năm 1969, Tổng thống Nixon đã có thể chuyển đi một phát biểu khác, chúc mừng các phi hành gia của chúng tôi đã hạ cánh thành công. Mãi ngày nay, Saturn V là tên lửa duy nhất từng mang con người ra khỏi quỹ đạo gần Trái Đất. Đáng ngạc nhiên, nó thực hiện hoàn hảo. Tổng cộng có mười lăm tên lửa Saturn được chế tạo, và mười ba chiếc đã bay, không có rủi ro. Tổng cộng, Saturn đã gửi 24 phi hành gia lên bề mặt mặt trăng hoặc bay gần nó, từ tháng 12 năm 1968 đến tháng 12 năm 1972, và các phi hành gia Apollo được ca ngợi đúng như những anh hùng đã phục hồi danh tiếng quốc gia của chúng tôi – nước Mỹ.

Người Nga cũng đã kéo theo rất nhiều nguồn lực vào cuộc đua đến mặt trăng. Tuy nhiên, họ gặp phải một số khó khăn. Korolev, người đã chỉ đạo chương trình không gian của Liên Xô, qua đời năm 1966. Và họ cũng có bốn lần thất bại của tên lửa N-1, tên lửa dự kiến là để đưa các phi hành gia Nga lên mặt trăng. Nhưng có lẽ yếu tố quyết định nhất chính là họ vướng phải một thực tế rằng nền kinh tế Liên Xô, đã bị kéo căng ra bởi Chiến tranh Lạnh, không thể cạnh tranh với nền kinh tế Mỹ, nơi có sự phát triển lớn hơn hai lần sự phát triển của Liên Xô.

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm