Phát hiện ngôi sao cổ xưa nhất vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Các nhà thiên văn vừa công bố hôm 9/2 rằng họ đã khám phá ra ngôi sao cổ xưa nhất trong vũ trụ. Họ tin rằng ngôi sao đó thuộc thế hệ sao thứ hai trong lịch sử vũ trụ. Xin mời đọc tiếp.

Các nhà thiên văn vừa công bố hôm 9/2 rằng họ đã khám phá ra ngôi sao cổ xưa nhất trong vũ trụ. Họ tin rằng ngôi sao đó thuộc thế hệ sao thứ hai trong lịch sử vũ trụ.

Stefan Keller, một nhà thiên văn tại Đài thiên văn Núi Stromlo ở Australia và là tác giả đứng tên đầu của một bài báo mô tả ngôi sao trên, viết trên website của ông như sau:

Những ngôi sao thế hệ đầu tiên thường gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần khối lượng Mặt trời. Chúng sống nhanh, chết trẻ và không tồn tại được đến ngày nay. Ngôi sao thế hệ thứ hai mà chúng tôi vừa phát hiện thấy, mặt khác, nhỏ hơn Mặt trời một chút, nên nó tuổi thọ kéo dài hơn 13 tỉ năm.

Mặt trời của hành tinh chúng ta hiện nay khoảng chừng 4,5 tỉ năm tuổi.

Nhà thiên văn Stefen Keller cùng với kính thiên văn SkyMapper

Nhà thiên văn Stefen Keller cùng với kính thiên văn SkyMapper.

Kết quả trên giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về thế hệ sao đầu tiên đã chết như thế nào và thế hệ sao thứ hai đã ra đời như thế nào. Keller và đội nghiên cứu của ông đã đo bước sóng ánh sáng đến từ ngôi sao và từ khoảng thời gian tương ứng, từ đó suy luận ra thành phần hóa học của ngôi sao để hiểu thêm về cơ chế hóa học của vũ trụ sơ khai.

Phòng nghiên cứu của Keller chuyên tìm kiếm các ngôi sao sơ khai. Ngôi sao này hiếm lắm, ông viết, trong 60 triệu ngôi sao thì mới có một ngôi sao giống như vậy. Nhưng ông và các đồng sự sẽ tiếp tục tìm kiếm các ngôi sao khác với cùng phương pháp mà họ đã tìm thấy ngôi sao này, sử dụng kính thiên văn SkyMapper thuộc trường Đại học quốc gia Australia, thiết bị có mục đích lập bản đồ kĩ thuật số tất cả các vật thể trên bầu trời bán cầu nam trong 5 năm sắp tới.

Keller và các đồng sự của ông công bố công trình khám phá của họ trên tạp chí Nature.

Theo Popular Science

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm