Hiệp Khách Quậy Nếu bạn không nhìn vào chòm sao Leo vào lúc rạng sáng thứ bảy tuần trước, có lẽ bạn đã bỏ lỡ vụ nổ sao sáng nhất mà các nhà khoa học NASA từng quan sát. Nó sáng gấp ba lần vụ nổ sao sáng xếp hạng hai, và nếu so sánh hơi kì cục một chút thì nó sáng gấp 35 tỉ lần ánh sáng nhìn thấy. Xin mời đọc tiếp.
Nếu bạn không nhìn vào chòm sao Leo vào lúc rạng sáng thứ bảy tuần trước, có lẽ bạn đã bỏ lỡ vụ nổ sao sáng nhất mà các nhà khoa học NASA từng quan sát. Nó sáng gấp ba lần vụ nổ sao sáng xếp hạng hai, và nếu so sánh hơi kì cục một chút thì nó sáng gấp 35 tỉ lần ánh sáng nhìn thấy.
Đó là một vụ nổ tia gamma, GRB, một loại sự kiện sáng nhất mà chúng ta biết trong vũ trụ. Trong một vụ nổ sao siêu mới, trong đó một ngôi sao đồ sộ co lại thành một lỗ đen, sao neutron, hoặc sao quark, thỉnh thoảng một GRB được phát ra. Không ai biết chắc chắn GRB xảy ra như thế nào, nhưng chúng đã được quan sát thấy trong một vụ nổ sao siêu mới và gồm một chùm bức xạ hẹp, sít sao, chuyển động với tốc độ mà cho dù bạn có “cưỡi” ánh sáng thì cũng khó lòng qua mặt chúng.
Ảnh minh họa một vụ nổ tia gamma
Vụ nổ này đã được quan sát bởi Máy theo dõi Vụ nổ Tia gamma trên Kính thiên văn vũ trụ Fermi và sau đó được phát hiện bởi mọi đơn vị quan sát trên mặt đất miễn là hướng gần về phía chòm sao Leo. Nó ở cách chúng ta khoảng 3,6 tỉ năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn thường sử dụng GRB để tìm kiếm sao siêu mới phát ra chúng; GRB sáng đến mức nó là một cách hữu ích để xác định nơi sao siêu mới có lẽ đã xảy ra. NASA cho biết họ hi vọng sẽ tìm thấy sao siêu mới gây ra vụ nổ trên trong vòng một hai tuần tới.
Theo Popular Science