Hiệp Khách Quậy Nhiệt độ bề mặt của nó tương đương một ngày hè nóng bức ở Arizona hay Seville – và sẽ khá thân thiện đối với con người. Nó là vật thể lạnh lẽo nhất từng được chụp ảnh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Xin mời đọc tiếp.
Nhiệt độ bề mặt của nó tương đương một ngày hè nóng bức ở Arizona hay Seville – và sẽ khá thân thiện đối với con người. Nó là vật thể lạnh lẽo nhất từng được chụp ảnh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.
Nhưng WD 0806-661 B không phải là một hành tinh – nó là một ngôi sao rất nhỏ. Khối lượng của chỉ gấp sáu đến chín lần Mộc tinh của chúng ta.
Ảnh minh họa sao lùn nâu mới phát hiện đang quay xung quanh một sao lùn trắng – tàn dư kiệt lực của một ngôi sao giống mặt trời của chúng ta.
Giáo sư Kevin Luhman, người khám phá ra vật thể trên, nói “Đó là một ngôi sao rất nhỏ với nhiệt độ khí quyển nguội tương đương khí quyển của Trái đất”.
Các nhà thiên văn đã sử dụng kính thiên văn vũ trụ Spitzer của NASA – kính thiên văn vũ trụ nhạy nhất trên Trái đất – để tìm ngôi sao lạnh trên. Họ đã quét qua 600 ngôi sao ở gần Trái đất nhằm tìm kiếm những vật thể đang quay xung quanh chúng. Kính thiên văn hồng ngoại được sử dụng vì những vật thể lạnh “phát sáng” trong những bức ảnh đó. Ngôi sao phá kỉ lục trên nằm cách Trái đất 63 năm ánh sáng và quay xung quanh một sao “lùn trắng” rắn đặc, đã co lại.
Ngôi sao trên là một sao lùn nâu – và đã được hình thành, giống như những ngôi sao khác, từ một đám mây bụi và chất khí.
Nhưng vì nó không tích góp đủ khối lượng từ đám mây bụi đó, nên phản ứng nhiệt hạt nhân “thắp sáng” cho những ngôi sao bình thường đã không đánh lửa được.
Bề mặt của ngôi sao lùn nâu mới phát hiện có nhiệt độ từ 27 đến 80 độ C – đó là nhiệt độ con người có thể thích nghi được.
Sao lùn nâu mới phát hiện có nhiệt độ bề mặt từ 27 đến 80 độ C, và quay xung quanh một sao lùn trắng.
Ảnh minh họa một sao lùn nâu (phía trước, bên trái) đang quay xung quanh một sao lùn trắng ở xa.
Kể từ khi những ngôi sao lùn nâu đầu tiên được khám phá ra hồi năm 1995, các nhà thiên văn đã và đang cố gắng đi tìm những kỉ lục mới cho những sao lùn nâu lạnh lẽo nhất – những vật thể được xem là những phòng thí nghiệm quý giá để giúp chúng ta tìm hiểu khí quyển của những hành tinh ngoài hệ mặt trời với nhiệt độ tương đương trên Trái đất.
Các nhà thiên văn đặt tên cho sao lùn nâu mới trên là WD 0806-661 B. Nó quay xung quanh một “sao lùn trắng” – lõi của một ngôi sao. Sao lùn trắng ấy đã tỏa sáng giống như mặt trời của chúng ta cho đến khi những lớp bên ngoài của nó bị tống vào trong không gian trong những giai đoạn cuối của cuộc đời của một ngôi sao.
“Khoảng cách từ Mặt trời đến sao lùn trắng này là 63 năm ánh sáng, rất gần hệ mặt trời của chúng ta so với đa số các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta”, Luhman nói.
Quỹ đạo của sao lùn nâu trên rất lớn, gấp khoảng 2500 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.
Nguồn: Daily Mail