Tương lai nhân loại - Michio Kaku (Phần 13)

Hiệp Khách Quậy Một khi các phi hành gia của chúng ta đã làm chủ hay nắm vững được những thử thách cơ bản mang tính sinh tử cho việc tồn tại trên sao Hỏa, họ có thể thưởng thức một số phần thưởng tuyệt mỹ nhẹ nhàng của hành tinh đỏ. Xin mời đọc tiếp.

ĐI DU NGOẠN TRÊN SAO HỎA

Một khi các phi hành gia của chúng ta đã làm chủ hay nắm vững được những thử thách cơ bản mang tính sinh tử cho việc tồn tại trên sao Hỏa, họ có thể thưởng thức một số phần thưởng tuyệt mỹ nhẹ nhàng của hành tinh đỏ.

Do trọng lực yếu của hành tinh, bầu khí quyển mỏng và thiếu nước lỏng, các ngọn núi sao Hỏa có thể phát triển với những tỉ lệ thực sự hùng vĩ so với các vùng đất bị ràng buộc nặng hơn ở Trái Đất. Olympus Mons của Sao Hỏa là ngọn núi lửa lớn nhất được biết đến trong hệ mặt trời. Nó cao hơn khoảng 2,5 lần so với Mt. Everest và rộng đến mức, nếu được đặt ở Bắc Mỹ, nó sẽ kéo dài từ thành phố New York đến Montreal, Canada. Trường trọng lực thấp cũng có nghĩa là những người leo núi sẽ không bị gánh sức ép quá cao bởi việc đeo ba lô nặng nề và sẽ có thể thực hiện những kỳ công phi thường trong thời gian kéo dài hơn của sự bền bỉ, như các phi hành gia đã thực hiện trên mặt trăng.

Tiếp giáp với Olympus Mons là ba núi lửa nhỏ hơn theo đường thẳng. Sự hiện diện và vị trí của các núi lửa nhỏ hơn này là dấu hiệu của hoạt động kiến tạo cổ trên sao Hỏa. Đảo Hawaii ở đây trên Trái đất cung cấp một sự hữu ích tương tự. Có một bể dung nham magma tĩnh ở dưới vùng Thái Bình Dương này, và khi mảng kiến tạo di chuyển phía trên hồ magma này, áp lực từ magma đẩy một cách định kì lên trên lớp vỏ, tạo ra hòn đảo mới nhất trong chuỗi Havaiian. Nhưng hoạt động kiến tạo dường như đã kết thúc trên sao Hỏa từ lâu, cung cấp bằng chứng cho thấy lõi của hành tinh đã nguội đi.

Hẻm núi sao Hỏa lớn nhất, Mariner Valley, có lẽ là hẻm núi lớn nhất trong hệ mặt trời, rộng lớn đến mức, nếu được đặt ở Bắc Mỹ, nó sẽ kéo dài từ thành phố New York đến Los Angeles. Những người đi bộ đã ngạc nhiên trước Grand Canyon sẽ kinh ngạc bởi mạng lưới hẻm núi ngoài trái đất này. Nhưng không giống như Grand Canyon, Mariner Valley không có một con sông ở phía dưới. Lý thuyết lớn nhất là hẻm núi hơn ba nghìn dặm là điểm nối của hai mảng kiến tạo cổ đại, như Đứt Gãy San Andreas (cắt ngang California dấu chỉ của việc phân chia mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ – khoảng ba mươi triệu năm trước – phát hiện năm 1895 bởi giáo sư Andrew Lawson, đại học California).

Một điểm chính thu hút khách du lịch sẽ là hai chiếc mũ băng cực khổng lồ của Hành tinh đỏ, có hai loại băng và khác biệt về thành phần so với hai chiếc mũ băng cực trên Trái đất. Một loại mũ băng được làm bằng nước đóng băng. Đây là một thứ cố định lâu dài trên cảnh quan và vẫn gần như giống nhau trong nhiều năm của sao Hỏa. Loại khác bao gồm băng khô, hoặc carbon dioxide đông lạnh, và chúng mở rộng hoặc co lại tùy theo mùa. Vào mùa hè, băng khô bốc hơi và biến mất, chỉ để lại những viên băng bao gồm nước. Kết quả là, vẻ bề ngoài hay sự xuất hiện của các mũ băng ở vùng cực sẽ thay đổi trong suốt cả năm.

Trong khi bề mặt trái đất đang liên tục thay đổi, địa hình cơ bản của sao Hỏa đã không thay đổi nhiều trong vài tỷ năm. Kết quả là, sao Hỏa có các tính năng không thể tìm thấy trên Trái đất, bao gồm tàn dư của hàng ngàn hố thiên thạch khổng lồ được hình thành từ lâu. Trái đất đã từng có những hố thiên thạch khổng lồ, nhưng sự xói mòn nước đã xóa đi rất nhiều trong số chúng. Hơn nữa, hầu hết bề mặt Trái đất được tái sinh vài trăm triệu năm do hoạt động kiến tạo, vì vậy miệng núi lửa cổ xưa đã được chuyển thành địa hình mới. Tuy nhiên khi nhìn vào sao Hỏa, là đang nhìn vào một quang cảnh thuộc về sự đóng băng khớp với thời gian.

Theo nhiều cách thì, chúng ta thực sự biết nhiều hơn về bề mặt sao Hỏa hơn bề mặt Trái Đất. Khoảng ba phần tư trái đất được bao phủ bởi các đại dương, trong khi sao Hỏa không có đại dương. Các quan sát viên đang quay quanh quỹ đạo sao Hỏa của chúng ta đã có thể chụp mỗi mét vuông bề mặt của nó và cung cấp cho chúng ta bản đồ chi tiết về địa hình của hành tinh này. Sự kết hợp của băng, tuyết, bụi và cồn cát trên sao Hỏa tạo ra tất cả các loại hình thành địa chất mới lạ như tiểu thuyết thứ không được nhìn thấy trên Trái Đất. Đi bộ trên địa hình sao Hỏa sẽ là giấc mơ của một người thám hiểm đường bộ.

Một trở ngại rõ ràng để làm cho sao Hỏa trở thành một điểm đến du lịch có thể là những quái vật bụi khủng khiếp, khá phổ biến và có thể được nhìn thấy xung quanh các sa mạc gần như hàng ngày. Chúng có thể cao hơn Mt. Everest, khiến những cơn bão ở trái đất trở thành các chú lùn khi so sánh, ở trái đất chỉ cao vài trăm feet vào không khí. Ngoài ra còn có những cơn bão bụi có kích thước hành tinh, dữ dội có thể bao bọc toàn bộ sao Hỏa trong một tấm chăn cát trong nhiều tuần. Nhưng chúng sẽ không gây ra nhiều thiệt hại, nhờ áp suất khí quyển thấp của hành tinh. Gió hàng trăm dặm một giờ sẽ chỉ cảm thấy như một làn gió mười dặm một giờ với một phi hành gia. Chúng có thể là một mối phiền toái, thổi các hạt mịn vào bộ quần áo du hành, máy móc và các phương tiện không gian của chúng ta và gây ra sự cố và hỏng hóc, nhưng chúng sẽ không lật đổ các tòa nhà và những kết cấu kiến trúc.

Bởi vì không khí quá mỏng, máy bay sẽ cần một sải cánh lớn hơn nhiều để bay trên sao Hỏa, so với trên Trái đất. Một chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ đòi hỏi diện tích bề mặt to lớn và có thể quá đắt để triển khai cho mục đích giải trí. Có lẽ chúng ta sẽ không thấy khách du lịch bay qua hẻm núi sao Hỏa như họ làm qua Grand Canyon. Nhưng bóng bay và khí cầu có thể là phương tiện vận chuyển khả thi, mặc dù nhiệt độ thấp và áp suất khí quyển thấp. Chúng có thể khám phá địa hình sao Hỏa ở khoảng cách gần hơn nhiều so với các vệ tinh quay quanh quỹ đạo, và vẫn dò tìm một khu vực rộng lớn của bề mặt. Một ngày nào đó, hạm đội bóng bay và khí cầu có thể là một cảnh tượng thường xuyên về các kỳ quan địa chất ở đó.

SAO HỎA: MỘT KHU VƯỜN EDEN

Để duy trì sự hiện diện lâu dài trên Hành tinh Đỏ, chúng ta phải tìm cách tạo ra Vườn Địa đàng trên cảnh quan khắc nghiệt của nó.

Robert Zubrin, một kỹ sư hàng không vũ trụ người đã làm việc với Martin Marietta và Lockheed Martin, cũng là người sáng lập của dự án Cộng Đồng Sao Hỏa – Mars Society và trong nhiều năm đã là một trong những người ủng hộ mạnh tiếng nhất cho việc thuộc địa hóa hành tinh đỏ. Mục đích của ông là thuyết phục công chúng tài trợ cho một nhiệm vụ có người lái. Ngày trước, anh ấy là một giọng nói đơn độc, cầu xin với bất cứ ai sẽ lắng nghe, nhưng bây giờ, các công ty và chính phủ đang tìm kiếm lời khuyên của anh.

Tôi đã phỏng vấn anh ấy nhiều lần, và mỗi lần sự nhiệt tình, năng lượng và sự cống hiến của anh ấy cho sứ mệnh của anh ấy đều tỏa sáng. Khi tôi hỏi anh điều gì đã làm dấy lên niềm đam mê này với không gian, anh ấy nói với tôi rằng tất cả bắt đầu bằng việc đọc tiểu thuyết khoa học khi còn là một đứa trẻ. Ông cũng bị mê hoặc khi diễn ra sự kiện, vào khoảng năm 1952, von Braun đã chỉ ra cách thực hiện của nhiệm vụ đưa mười phi thuyền không gian, được lắp ráp trong quỹ đạo, có thể mang một phi hành đoàn gồm bảy mươi phi hành gia đến sao Hỏa.

Tôi đã hỏi Ts. Zubrin rằng làm thế nào để từ niềm đam mê của ông với khoa học viễn tưởng được chuyển thành nhiệm vụ suốt đời để tiếp cận sao Hỏa. "Thật ra, đó là Sputnik," ông đáp. "Đối với thế giới người lớn, nó thật đáng sợ, nhưng đối với tôi nó thật phấn khởi." Ông đã bị quyến rũ bởi chuyến khởi hành năm 1957 của vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới bởi vì nó có nghĩa là các tiểu thuyết mà ông đang đọc có thể trở thành hiện thực. Khoa học viễn tưởng, ông tin chắc, một ngày nào đó sẽ trở thành hiện thực của khoa học.

Tiến sĩ Zubrin là một phần của thế hệ đã thấy Hoa Kỳ bắt đầu từ đầu để trở thành quốc gia vĩ đại nhất về chương trình không gian trên hành tinh này. Sau đó mọi người bắt đầu bị hao tổn trong tiêu thụ bởi chiến tranh Việt Nam và xung đột nội bộ, và rồi việc đi bộ trên mặt trăng dường như càng xa xôi hơn và không quan trọng. Ngân sách đã bị cắt giảm. Các chương trình đã bị hủy. Mặc dù tâm trạng của công chúng đã chống lại chương trình vũ trụ, nhưng Ts. Zubrin vẫn duy trì niềm tin rằng sao Hỏa là cột mốc quan trọng tiếp theo trong chương trình nghị sự của chúng ta (our agenda). Năm 1989, Tổng thống George H. Bush đã nhanh chóng kích thích trí tưởng tượng của công chúng bằng cách công bố kế hoạch đạt đến sao Hỏa vào năm 2020 - cho đến năm sau đó, khi các nghiên cứu cho thấy rằng giá cho dự án sẽ vào khoảng 450 tỷ USD. Người Mỹ bị sốc do chấn động, và nhiệm vụ của Hỏa tinh lại bị hoãn lại một lần nữa.

Zubrin đã dành nhiều năm lang thang trong vùng hoang dã của sự cô đơn này, cố gắng để gióng lên tiếng trống kêu gọi sự hỗ trợ cho chương trình nghị sự đầy tham vọng của mình. Thừa nhận rằng công chúng sẽ không ủng hộ bất kỳ kế hoạch nào vượt quá ngân sách, Zubrin đề xuất một số phương pháp mới nhưng thực tế để chinh phục Hành tinh Đỏ. Trước khi ông góp mặt, hầu hết mọi người đã không nghiêm túc xem xét vấn đề tài chính của các nhiệm vụ không gian trong tương lai.

Trong đề xuất năm 1990, được gọi là Mars Direct, Zubrin giảm chi phí bằng cách chia nhiệm vụ thành hai phần. Ban đầu, một tên lửa không người lái gọi là Earth Return Vehicle (Tàu chở trả về Trái đất) được gửi đến sao Hỏa. Nó mang một lượng nhỏ hydro - chỉ có khoảng 8 tấn - nhưng kết hợp nó với nguồn cung cấp carbon dioxide không giới hạn xuất hiện tự nhiên trong bầu khí quyển sao Hỏa. Phản ứng hóa học (giữa Hydro và CO2) này tạo ra tới 112 tấn khí mê-tan (CH4) và oxy và cung cấp đủ nhiên liệu tên lửa cho chuyến đi về sau. Một khi nhiên liệu đã được tạo ra, các phi hành gia cất cánh rời trái đất trong một tàu chuyên chở thứ hai được gọi là Mars Habitat Unit, chỉ chứa đủ nhiên liệu cho một chuyến đi một chiều đến sao Hỏa. Sau khi các phi hành gia hạ cánh xuống sao Hỏa, họ tiến hành các thí nghiệm khoa học. Sau đó, họ rời khỏi (Mars Habitat Unit) Bộ phận Cư Trú Hỏa tinh và chuyển vào (Earth Return Vehicle) Tàu chở trả về Trái đất từ nhiệm vụ ban đầu, thứ đã được nạp đầy với nhiên liệu tên lửa mới được tạo ra. Con tàu này sau đó sẽ đưa các phi hành gia trở lại Trái Đất.

Các nhà phê bình hay lập luận trái chiều, đôi khi kinh hoàng khi nghe qua rằng Zubrin ủng hộ, hoặc khuyến khích để người du hành chỉ đi vé một chiều tới sao Hỏa, như thể mong đợi họ sẽ chết trên hành tinh đỏ. Ông cẩn thận giải thích rằng nhiên liệu cho chuyến đi khứ hồi có thể được sản xuất trên sao Hỏa. Nhưng ông nói thêm, "Cuộc sống là một chuyến đi một chiều, và một cách để chi tiêu nó là đi đến sao Hỏa và bắt đầu một nhánh mới của nền văn minh nhân loại ở đó." Ông tin rằng năm trăm năm kể từ bây giờ, các sử gia có thể không nhớ tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột có tính trang điểm của thế kỷ 21, nhưng nhân loại sẽ ăn mừng kỷ niệm việc thành lập cộng đồng mới của nó trên sao Hỏa.

Nasa đã thông qua các khía cạnh chiến lược của Mars Direct, thứ đã thay đổi triết lý của chương trình sao Hỏa để ưu tiên chi phí, hiệu quả và sống ngoài bề mặt sao Hỏa. Mars Society của Zubrin cũng đã xây dựng một nguyên mẫu của một cơ sở ở sao Hỏa thực sự. Họ đã chọn Utah (Nằm ở một tiểu bang thuộc miền tây nước Mỹ) làm địa điểm cho Trạm Nghiên cứu Sa mạc Sao Hỏa của họ (MDRS – Mars Desert Research Station) vì môi trường này tiến đến gần nhất cho việc mô phỏng các điều kiện trên Hành tinh Đỏ: lạnh, hoang vắng, cằn cỗi, thiếu thực vật và động vật. Cốt lõi của MDRS là chỗ cư trú của nó, một hình trụ hai tầng có thể chứa bảy thành viên phi hành đoàn. Ngoài ra còn có một đài quan sát lớn để nghiên cứu thiên văn học. MDRS có các tình nguyện viên từ công chúng, những người cam kết ở lại trạm từ hai đến ba tuần. Các tình nguyện viên được đào tạo để hành xử như các phi hành gia thực tế với các nhiệm vụ và nghĩa vụ nhất định, chẳng hạn như trông nom các thí nghiệm khoa học, thực hiện bảo trì và tiến hành các quan sát. Ban tổ chức MDRS cố gắng làm cho trải nghiệm càng hiện thực càng tốt và sử dụng các phiên thực hành này như một cách để kiểm tra chiếu kích về tâm lý có thể khi bị cô lập trên sao Hỏa trong thời gian dài với những người cần hợp tác làm việc. Hơn một nghìn người đã trải qua chương trình này kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2001.

Sự thu hút của sao Hỏa mạnh đến mức nó đã thu hút một số liên doanh hay đầu tư mạo hiểm có giá trị đáng ngờ. MDRS không nên nhầm lẫn với chương trình Mars One, quảng cáo một chuyến đi một chiều đáng ngờ đến sao Hỏa cho những người vượt qua một chuỗi các bài kiểm tra. Mặc dù hàng trăm người đã đăng ký nhưng chương trình không có phương tiện hay cam kết cụ thể nào cho việc đi đến sao Hỏa. Nó tuyên bố rằng nó sẽ trả tiền cho tên lửa bằng cách gây quỹ và sản xuất một bộ phim về sứ mệnh của mình. Những người hoài nghi cáo buộc rằng các nhà lãnh đạo của chương trình Mars One thì có vẻ giỏi hơn trong việc kết hợp báo chí hơn là thu hút chuyên môn khoa học thực sự.

Một nỗ lực phi thường khác để hình thành một thuộc địa bị cô lập giống như chúng ta sẽ tạo ra trên sao Hỏa là một dự án gọi là Biosphere 2, được hỗ trợ với 150 triệu đô la Mỹ tài trợ từ gia đình Bass. Khu phức hợp mái vòm rộng 3 mẫu được làm bằng thủy tinh và thép được dựng lên ở sa mạc Arizona. Nó có thể chứa tám con người và ba nghìn loài thực vật và động vật và có nghĩa là để phục vụ như một môi trường sống kín hòng kiểm tra xem con người có thể tồn tại trong một môi trường được kiểm soát, bị cô lập giống như những gì chúng ta có thể tạo ra trên một hành tinh khác. Từ khi bắt đầu vào năm 1991, thử nghiệm đã bị cản trở bởi một loạt các rủi ro, tranh chấp, vụ bê bối và trục trặc tạo ra nhiều tiêu đề ở các trang báo hơn khoa học thực sự. May mắn thay, các cơ sở đã được chuyển giao lại cho Đại học Arizona vào năm 2011, và kể từ đó họ đã trở thành một trung tâm nghiên cứu hợp lệ.

TIẾN HÀNH CHUYỂN ĐỔI SAO HỎA

Dựa trên kinh nghiệm của ông với MDRS và những nỗ lực khác, tiến sĩ Zubrin dự đoán rằng việc thuộc địa lấy sao Hỏa sẽ tiến hành theo một chuỗi diễn trình có thể dự đoán được. Theo quan điểm của ông, ưu tiên hàng đầu là thiết lập một căn cứ cho khoảng hai mươi đến năm mươi phi hành gia trên bề mặt sao Hỏa. Một số sẽ ở lại chỉ một vài tháng. Những người khác sẽ trở thành những người sống và thiết lập căn cứ cho ngôi nhà dài lâu của họ. Theo thời gian, những người trên sao Hỏa sẽ bắt đầu thấy mình ít là phi hành gia hơn là những người định cư.

Hầu hết các nguồn cung cấp ban đầu sẽ phải chuyển đến từ Trái đất, nhưng trong giai đoạn thứ hai, khi dân số sẽ tăng lên vài nghìn người, và họ sẽ trở thành có khả năng khai thác các nguyên liệu thô của hành tinh. Màu đỏ của cát trên sao Hỏa là do sự hiện diện của oxit sắt, hoặc gỉ, vì vậy người định cư sẽ có thể làm ra sắt và thép để xây dựng. Điện có thể được tạo ra từ các công viên năng lượng mặt trời lớn thu hoạch năng lượng từ mặt trời. Khí carbon dioxide trong khí quyển có thể được sử dụng để trồng cây. Việc định cư ở sao Hỏa sẽ trở nên tự cung tự cấp và bền vững.

Bước tiếp theo là khó khăn nhất. Cuối cùng rồi thì, thuộc địa sẽ phải tìm cách để từ từ làm nóng không khí để nước lỏng có thể chảy trên hành tinh đỏ lần đầu tiên trong ba tỷ năm. Điều này có thể sẽ làm cho nông nghiệp khả thi và, cuối cùng, việc thiết lập nên các thành phố là có thể. Tại thời điểm đó, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thứ ba, và một nền văn minh mới có thể phát triển mạnh mẽ và rực rỡ trên sao Hỏa.

Các tính toán thô sơ cho thấy rằng nó sẽ có thể cực kỳ tốn kém vào thời điểm hiện nay để làm chuyển đổi (terraform) sao Hỏa và rằng phải mất nhiều thế kỷ để hoàn thành quá trình này. Tuy nhiên, điều hấp dẫn và đầy hứa hẹn về hành tinh này là bằng chứng địa lý cho thấy nước lỏng đã từng phong phú trên bề mặt, khắc họa các lòng sông, bờ sông và thậm chí cả đường viền của một đại dương cổ đại có kích thước của nước Mỹ. Hàng tỷ năm trước, sao Hỏa đã nguội đi trước khi Trái Đất làm điều đó, và có khí hậu nhiệt đới khi Trái Đất vẫn còn nóng chảy. Sự kết hợp của thời tiết ôn hòa và các nguồn nước lớn đã khiến một số nhà khoa học suy đoán rằng DNA ở trái đất có nguồn gốc từ sao Hỏa. Trong kịch bản này, một thiên thạch khổng lồ đã làm nổ tung một lượng lớn các mảnh vụn rồi tóe vào không gian bên ngoài - một số sau đó hạ cánh xuống Trái Đất và gieo vào nó bằng DNA của sao Hỏa. Nếu lý thuyết này là chính xác, thì tất cả những gì bạn phải làm để thấy một người sao Hỏa, là chỉ cần nhìn vào trong gương.

Zubrin chỉ ra rằng việc chuyển hóa không phải là một quá trình gì mới mẻ hay kỳ lạ cả. Xét cho cùng, phân tử ADN liên tục chuyển hóa (terraform) trái đất đó thôi. Cuộc sống đã định hình lại mọi khía cạnh của hệ sinh thái của trái đất, từ thành phần của khí quyển, đến địa hình của bề mặt, để trang điểm các đại dương. Vì vậy, chúng ta sẽ chỉ đơn giản là làm theo kịch bản riêng của tự nhiên khi chúng ta bắt đầu chuyển hóa Sao Hỏa.

NHẢY-VÀO VIỆC HÂM NÓNG SAO HỎA LÊN

Để bắt đầu quá trình chuyển hóa, chúng ta có thể bơm mê-tan và hơi nước vào khí quyển để tạo ra hiệu ứng nhà kính nhân tạo. Những khí nhà kính này sẽ thu giữ ánh sáng mặt trời và tăng đều nhiệt độ của băng. Khi băng tan chảy, chúng sẽ giải phóng hơi nước bị mắc kẹt và carbon dioxide.

Chúng ta cũng có thể gửi vệ tinh vào quỹ đạo quanh sao Hỏa để hướng ánh sáng mặt trời tập trung vào mũ băng. Các vệ tinh có thể được đồng bộ để bay liệng qua một điểm cố định trên bầu trời, và điều chỉnh năng lượng tới các vùng cực. Trên trái đất, chúng ta canh góc các đĩa thu truyền hình vệ tinh của chúng ta, hướng tới một vệ tinh địa tĩnh tương tự với hai mươi hai ngàn dặm mà dường, thứ mà chúng như được cố định trên bầu trời vì nó tạo ra một cuộc cách mạng hoàn chỉnh xung quanh Trái Đất mỗi hai mươi bốn tiếng đồng hồ. (Những vệ tinh địa tĩnh trong quỹ đạo quay quanh phía trên đường xích đạo. Điều này có nghĩa là năng lượng từ các vệ tinh này sẽ hoặc là chạm vào các cực ở một góc, hoặc năng lượng sẽ phải được chiếu xuống đường xích đạo và sau đó được vận chuyển đến các cực. Thật không may, không một trong hai thay thế liên quan đến việc mất năng lượng.)

Trong mô hình này, các vệ tinh năng lượng mặt trời của sao Hỏa sẽ giăng ra thành một tấm che khổng lồ, nhiều dặm, có chứa một loạt các gương hay tấm pin mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể được tập trung và sau đó hướng về các mũ băng, hoặc năng lượng có thể được chuyển đổi bằng cách sử dụng các ô/cells năng lượng mặt trời và sau đó được gửi xuống dưới dạng vi sóng. Đây là một trong những hiệu quả nhất, mặc dù tốn kém, phương pháp tiếp cận để chuyển đổi hành tinh đỏ, bởi vì nó là an toàn, không ô nhiễm, và đảm bảo thiệt hại tối thiểu cho bề mặt của sao Hỏa.

Đã có các chiến lược khác được đề xuất. Chúng ta có thể xem xét khai thác Titan giàu mêtan, ở một trong những mặt trăng của sao Thổ, và đưa khí mê-tan đến sao Hỏa. Khí mê-tan có thể đóng góp vào hiệu ứng nhà kính mong muốn - mê-tan, để tham khảo, có thấy việc này hiệu quả hơn hai mươi lần khi bẫy nhiệt bằng carbon dioxide. Một phương pháp khác có thể là sử dụng các sao chổi hoặc tiểu hành tinh gần đó. Như chúng ta đã thảo luận, sao chổi phần lớn bao gồm băng, và các tiểu hành tinh được biết là chứa amoniac, một loại khí nhà kính. Nếu chúng xảy ra bằng sự kiện băng ngang qua sao Hỏa, chúng có thể bị điều chỉnh cho lệch hướng để chúng quay quanh hành tinh. Sau đó, chúng có thể được chuyển hướng tiếp tục cho đến khi chúng thực hiện một xoắn ốc rơi xuống rất chậm tới bề mặt sao Hỏa. Khi chúng bước vào bầu khí quyển sao Hỏa, ma sát làm nóng chúng cho đến khi chúng tan rã, giải phóng hơi nước hoặc amoniac. Quỹ đạo này sẽ là một cảnh tượng tuyệt vời từ bề mặt của sao Hỏa. Trong một số ý nghĩa, chương trình Asteroid Redirect Misson (ARM) của Nasa có thể được coi là có bài tập bằng chạy thực hành cho một cam kết như vậy. ARM, bạn hãy nhớ lại, là một nhiệm vụ trong tương lai của Nasa, hoặc dùng để lấy mẫu đá hoặc nhẹ nhàng thay đổi quỹ đạo của sao chổi hay các tiểu hành tinh. Tất nhiên, công nghệ này phải được tinh chỉnh cho chuẩn xác, hoặc chúng ta có nguy cơ làm chệch hướng một tiểu hành tinh khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa và tàn phá một thuộc địa.

Một ý tưởng có phần nhiều không chính thống, được đề xuất bởi Elon Musk, là làm tan chảy những chiếc mũ băng bằng cách kích nổ các quả bom hydro ở phía trên chúng. Phương pháp này hiện có thể với công nghệ không có sẵn. Về nguyên tắc, bom hydro, mặc dù được bảo vệ cao, tương đối rẻ tiền để sản xuất, và chúng ta chắc chắn có công nghệ để thả một loạt cỡ vài chục quả vào mũ băng với tên lửa hiện có. Tuy nhiên, không ai biết làm thế nào ổn định các mũ băng là hoặc những gì ảnh hưởng lâu dài của phương pháp này có thể diễn ra, và nhiều nhà khoa học không thoải mái về nguy cơ của những hậu quả ngoài ý muốn.

Người ta ước tính rằng, nếu các mũ băng của sao Hỏa tan hoàn toàn, sẽ có đủ nước lỏng để lấp đầy một đại dương hành tinh này với độ sâu từ 15 đến 30 feet.

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY
Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm