Tương lai nhân loại - Michio Kaku (Phần 10)

Hiệp Khách Quậy Elon Musk có chút gì đó như là một con chiên lạc, một doanh nhân với một sứ mệnh vũ trụ: để xây dựng các tên lửa mà một ngày sẽ đưa chúng ta đến sao Hỏa. Tsiolkovsky, Goddard, và von Braun đều đã mơ ước đến sao Hỏa, nhưng Musk có thể là người thực sự làm được. Trong sự tiến triển này, anh ấy đang phá... Xin mời đọc tiếp.

3. SAO HỎA HAY NỔ TUNG

Elon Musk có chút gì đó như là một con chiên lạc, một doanh nhân với một sứ mệnh vũ trụ: để xây dựng các tên lửa mà một ngày sẽ đưa chúng ta đến sao Hỏa. Tsiolkovsky, Goddard, và von Braun đều đã mơ ước đến sao Hỏa, nhưng Musk có thể là người thực sự làm được. Trong sự tiến triển này, anh ấy đang phá vỡ tất cả các quy tắc của trò chơi.

Anh đã yêu thích chương trình không gian như một đứa trẻ lớn lên ở Nam Phi và thậm chí đã còn tự xây dựng một tên lửa. Cha anh, một kỹ sư, đã khuyến khích sự yêu thích của anh. Đầu tiên, Musk kết luận rằng nguy cơ tuyệt chủng của con người chỉ có thể tránh được bằng cách tiếp cận các vì sao. Và do đó, anh quyết định rằng một trong những mục tiêu của anh sẽ là "làm cho sự sống trở thành đa hành tinh", một chủ đề đã hướng dẫn toàn bộ sự nghiệp của anh.

Ngoài việc phóng tên lửa, anh bị ép buộc bởi hai đam mê, máy tính và kinh doanh. Anh đã lập trình ở tuổi lên mười và bán trò chơi video đầu tiên của mình, được gọi là "Blaster", cho năm trăm đô la ở tuổi mười hai. Anh ta đã bồn chồn và hy vọng một ngày kia có thể chuyển đến Mỹ. Khi ông mười bảy tuổi, ông di cư sang Canada một mình. Trong thời gian ông nhận bằng cử nhân vật lý từ Đại học Pennsylvania, ông đã bị giằng xé giữa hai nghề nghiệp có thể. Một con đường dẫn đến cuộc đời của một nhà vật lý hay kỹ sư, thiết kế các tên lửa hoặc các thiết bị công nghệ cao khác. Hướng còn lại dẫn đến việc kinh doanh và sử dụng các kỹ năng máy tính của anh để tích luỹ một tài sản, điều sẽ có thể khiến anh có thể có đủ nguồn tài chính cho việc triển khai tầm nhìn của anh một cách riêng tư – cá nhân, không lệ thuộc vào chính phủ hay ai khác.

Sự tiến thoái lưỡng nan đã đến bằng sự kiện then chốt, khi anh bắt đầu làm luận án tiến sĩ của mình với việc nghiên cứu tại Đại học Stanford năm 1995 về vật lý ứng dụng. Sau khi chi tiêu chỉ hai ngày trong chương trình ấy, anh đột ngột bỏ học và lao vào thế giới khởi nghiệp internet. Anh đã vay 28.000 đô la và thành lập một công ty phần mềm sản xuất bảng hướng dẫn thành phố trực tuyến cho ngành công nghiệp xuất bản báo chí. Anh đã bán nó cho Compag với giá 341 triệu đô la bốn năm sau đó. Anh thu về 22 triệu đô la từ việc bán hàng đó và ngay lập tức cày cới lợi nhuận đó vào một công ty mới có tên là X.com, công ty này sau đó phát triển thành Paypal. Năm 2002, eBay đã mua Paypal với giá 1,5 tỷ đồng, trong thương vụ đó Musk nhận được 165 triệu đô la.

Khá khẩm với tiền mặt, anh khai thác nguồn tài chính này để thực hiện ước mơ của mình, bằng cách tạo ra SpaceX và Tesla Motors. Tại thời điểm đó, anh đã đầu tư 90% tổng giá trị tài sản ròng của mình vào hai công ty của mình. Không giống như các công ty hàng không vũ trụ khác, vẫn xây dựng tên lửa dựa trên công nghệ đã biết, SpaceX đã tiên phong làm một thiết kế mang tính cách mạng cho một tên lửa tái sử dụng. Mục tiêu của Musk là giảm chi phí đi lại không gian bằng một phần mười bằng cách sử dụng lại bộ phóng tăng cường – the booster, thứ thường bị loại bỏ sau mỗi lần phóng.

Gần như từ đầu, với hầu hết các sai phạm và đổ vỡ trong nghiên cứu tên lửa, Musk đã phát triển Falcon (được đặt tên theo "Millennium Falcon trong phim Star Wars"), sẽ tăng cường một mô-đun không gian có tên là Dragon (được đặt tên theo bài hát "Puff, Magic Dragon") để đưa vào không gian vũ trụ bên ngoài. Tới năm 2012, tên lửa Falcon của SpaceX đã trở thành tên lửa thương mại đầu tiên tiếp cận Trạm vũ trụ quốc tế. Nó cũng trở thành tên lửa đầu tiên hạ cánh thành công trên trái đất sau một chuyến bay vào quỹ đạo. Người vợ đầu tiên của ông, Justine Musk, nói, "Tôi thích so sánh anh ấy với Terminator – siêu nhân người máy. Anh ấy cài đặt chương trình của mình và cứ thế... sẽ ... không ... dừng lại."

Vào năm 2017, anh đã ghi thêm một chiến thắng lớn khi anh khởi động lại thành công một tên lửa phóng tăng cường đã được sử dụng. Tên lửa phóng trước đó đã hạ cánh trên bệ phóng của nó, được dọn dẹp và phục vụ, và được gửi lên không gian lần thứ hai. Tái sử dụng có thể cách mạng hóa kinh tế du hành vũ trụ. Hãy suy nghĩ về thị trường xe hơi đã qua sử dụng. Sau Thế chiến II, những chiếc xe vẫn còn xa tầm với của nhiều người, đặc biệt là GI (những người trưởng thành trở về sau khi tham chiến) và giới trẻ. Ngành công nghiệp xe hơi đã qua sử dụng cho phép người tiêu dùng trung bình mua xe ô tô và đã làm thay đổi mọi thứ, bao gồm lối sống và cách tương tác xã hội của chúng ta. Ngày nay, ở Mỹ, khoảng 40 triệu xe ô tô đã qua sử dụng được bán mỗi năm, gấp 2,2 lần số lượng xe mới được bán ra. Trong cùng một cách tư duy, Musk hy vọng rằng tên lửa Falcon của mình sẽ chuyển biến thị trường hàng không vũ trụ và cho phép giá tên lửa giảm mạnh xuống. Hầu hết các tổ chức sẽ không quan tâm nếu tên lửa gửi vệ tinh của nó vào không gian bên ngoài là mới toanh hay đã được sử dụng trước đây. Họ sẽ lựa chọn phương thức rẻ nhất, đáng tin cậy nhất.

Tên lửa tái sử dụng đầu tiên là một cột mốc quan trọng, nhưng Musk đã gây sốc cho khán giả khi anh trình bày chi tiết về kế hoạch đầy tham vọng của mình để tiếp cận sao Hỏa. Anh dự kiến sẽ gửi một nhiệm vụ không người lái đến sao Hỏa vào năm 2018, tiếp theo là một nhiệm vụ có người lái vào năm 2024, đánh bại kế hoạch của Nasa khoảng một thập kỷ. Mục đích cuối cùng của anh là thiết lập không chỉ một tiền đồn mà là cả một thành phố trên sao Hỏa. Anh hình dung hình ảnh của việc gửi một hạm đội của một ngàn tên lửa Falcon đã được điều chỉnh, mỗi trong số chúng mang theo một trăm người, để thiết lập thuộc địa đầu tiên trên hành tinh đỏ. Chìa khóa cho kế hoạch của Musk là giảm giá đáng kết cho chi phí du hành vũ trụ và những đổi mới trong công nghệ. Tính toán giá của một sứ mệnh sao Hỏa thường dao động từ 400 đến 500 tỷ đô la, nhưng Musk ước tính rằng anh có thể tạo ra và phóng tên lửa tới sao Hỏa chỉ với 10 tỷ đô la. Ban đầu, vé vào sao Hỏa sẽ đắt đỏ, nhưng cuối cùng chúng sẽ giảm xuống còn khoảng 200.000 USD / người/chuyến do giá vé du hành vũ trụ giảm. Đây là tương đương với $ 200,000 cần thiết để đi xe chỉ bảy mươi dặm phía trên Trái Đất trên SpaceShipTwo của hãng Virgin Galactic, hoặc $20 đến $40 triệu với giá ước tính của một chuyến đi lên Trạm vũ trụ quốc tế cho một tên lửa của Nga.

Musk nhìn thấy tiềm năng của việc hợp tác hay liên kết với các phần khác của đế chế trị giá hàng tỷ đô la của mình – với đa dạng các lãnh vực. Tesla đã phát triển một phiên bản tiên tiến của chiếc xe hoàn toàn bằng điện, và Musk đã đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng mặt trời, đó sẽ là nguồn năng lượng chính cho bất kỳ máy móc điện và mảng năng lượng mặt trời nào cần thiết để thúc đẩy một thuộc địa ở sao Hỏa.

Trong khi Nasa thường chậm chạp và lười biếng cách nặng nề, thì các doanh nhân tin rằng họ có thể giới thiệu những ý tưởng và kỹ thuật mới, sáng tạo một cách nhanh chóng. "Có một khái niệm ngớ ngẩn rằng thất bại không phải là một lựa chọn tại Nasa," Musk nói. "Thất bại là một lựa chọn ở đây [tại SpaceX]. Nếu mọi thứ không thất bại, bạn không đổi mới hay sáng tạo đủ rồi."

Musk có lẽ là khuôn mặt đương đại của chương trình không gian: bùng nổ, không biết sợ hãi, và biểu tượng phi thường, ngoài việc sáng tạo và thông minh vốn có. Ông là một nhà khoa học tên lửa mới, nhà doanh nhân-tỷ phú- nhà khoa học. Anh ta thường được so sánh với Tony Stark, phiên bản người đàn ông thường được chuyển hóa thành Iron Man, một nhà công nghiệp duyên dáng và nhà phát minh sành điệu kẻ chỉ làm việc ở nhà giống như các ông trùm kinh doanh và kỹ sư cơ khí. Thực tế, phần tiếp theo của Iron Man được quay tại các trụ sở của SpaceX ở Los Angeles, và khi du khách lái xe đến SpaceX, họ được chào đón bằng một bức tượng cỡ người của Tony Stark trong bộ đồ Iron Man của mình. Musk thậm chí còn ảnh hưởng đến bộ thiết kế với chủ đề không gian tại Tuần lễ thời trang New York của nhà thiết kế nam Nick Graham, người đã giải thích, "Họ nói rằng sao Hỏa là tham vọng mới. Ý tưởng thiết kế của bộ sưu tập Mùa Thu 2025 được xây dựng thời điểm mà Musk muốn đưa những người đầu tiên tới sao Hỏa. "

Musk tóm tắt triết lý của mình bằng cách nói, "Tôi thực sự không có động cơ khác để tích lũy tài sản cá nhân nữa," ông nói, "ngoại trừ việc có thể đóng góp lớn nhất tôi có thể làm cho sự sống trở thành khả dĩ ở cấp độ đa hành tinh." Peter Diamandis của XPRIZE đã nói, "Ở đây chúng ta gặp gỡ một bác tài xế thì đúng nghĩa hơn là một người tìm kiếm lợi nhuận. Tầm nhìn của [Musk] quả là làm say đắm lòng người và vô cùng mạnh mẽ."

SAO HỎA. CUỘC ĐUA MỚI VÀO KHÔNG GIAN

Tất cả điều này nói về sao Hỏa, tất nhiên có giới hạn nhất định để khuấy động sự cạnh tranh. Giám đốc điều hành của Boeing, Dennis Muilenburg, đã nói, "Tôi tin rằng người đầu tiên bước chân trên sao Hỏa sẽ đến đó bằng việc cưỡi trên một tên lửa Boeing." Có lẽ không có trùng hợp tình cở nào nào khi anh ta đưa ra những nhận xét đáng ngạc nhiên này chỉ một tuần sau khi Musk công bố kế hoạch Mars của mình. Musk có thể phủ đầy tất cả các tờ báo bởi tiêu đề nóng hổi, nhưng Boeing có truyền thống du lịch không gian thành công lâu đời. Sau tất cả, chính là Boeing đã chế tạo tên lửa phóng tăng cường Saturn V nổi tiếng, đưa các phi hành gia của chúng ta lên mặt trăng, và Boeing hiện có hợp đồng xây dựng tên lửa tăng cường SLS cỡ lớn, thiết lập nền tảng cho nhiệm vụ được lên kế hoạch bởi Nasa trong dự án chinh phục Hỏa.

Những người ủng hộ Nasa đã chỉ ra rằng tài trợ công là rất quan trọng cho các dự án không gian lớn của quá khứ, chẳng hạn như Kính viễn vọng Không gian Hubble, một trong những món đồ quý giá của chương trình không gian. Các nhà đầu tư tư nhân có tài trợ cho một nỗ lực mạo hiểm như vậy không, khi việc đầu tư mạo hiểm kia không có hy vọng tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông? Sự chống lưng từ các tổ chức lớn, có phần quan liêu nhưng lại có thể là cần thiết cho các khoản đầu tư quá đắt đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc ít hy vọng tạo ra doanh thu.

Có những lợi thế cho mỗi bên ở chương trình cạnh tranh này. Boeing có thể nâng 130 tấn vào không gian bên ngoài, có thể gửi trọng tải lớn hơn chiếc Falcon Heavy của Musk, thứ chỉ có thể mang 64 tấn. Tuy nhiên, Falcon có thể hợp lý hơn về giá cả. Hiện tại, SpaceX có mức giá rẻ nhất để phóng vệ tinh vào không gian với giá khoảng một nghìn đô la mỗi pound, hoặc 10 phần trăm của tỷ lệ thông thường cho các phương tiện thương mại hàng không không gian. Giá có thể giảm hơn nữa khi SpaceX hoàn thiện công nghệ tên lửa tái sử dụng của nó.

Nasa đã tìm thấy chính họ ở trong một vị thế tuyệt vời, với hai người thỉnh nguyện đấu thầu cho một dự án vẫn là tốt nhất. Họ có thể, về nguyên tắc, vẫn có thể quyết định giữa SLS và Falcon Heavy. Khi được hỏi về thử thách đến từ Boeing, Musk nói, "Tôi nghĩ tốt nhất là nên có nhiều con đường đến sao Hỏa ... như thế có nhiều bàn sắt hơn nữa trong lò nung ... Bạn biết đấy, càng nhiều càng tốt."

Phát ngôn viên Nasa đã nói, "Nasa hoan nghênh tất cả những ai muốn có bước nhảy khổng lồ tiếp theo - và bước tiến trên hành trình đến sao Hỏa ... Hành trình này sẽ đòi hỏi ứng cử viên tốt nhất và sáng giá nhất ... Tại Nasa, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ suốt nhiều năm qua để phát triển một kế hoạch thăm dò sao Hỏa bền vững, và xây dựng một liên minh của các đối tác khu vực tư nhân và quốc tế hòng hỗ trợ tầm nhìn này. " Cuối cùng, tinh thần cạnh tranh có thể sẽ chứng minh một thứ có lợi cho chương trình không gian.

Có một số đánh giá thơ mộng cho cuộc cạnh tranh này, tuy nhiên. Chương trình không gian, bằng cách buộc phải thu nhỏ các thiết bị điện tử, đã mở ra cánh cửa cho cuộc cách mạng máy tính. Lấy cảm hứng từ những kỷ niệm thời thơ ấu của họ về chương trình không gian, các tỷ phú được tạo ra bởi cuộc cách mạng máy tính đang tiến đến cuối của vòng tròn và đặt một số tài sản của họ trở lại trong việc thăm dò không gian.

Người châu Âu, Trung Quốc và Nga cũng bày tỏ mong muốn gửi một sứ mệnh có người lái đến sao Hỏa trong khoảng thời gian 2040 đến 2060, nhưng kinh phí cho các dự án này vẫn còn có vấn đề. Tuy nhiên, cũng khá chắc chắn rằng người Trung Quốc sẽ đến mặt trăng vào năm 2025. Chủ tịch Mao đã từng phàn nàn rằng Trung Quốc đã lạc hậu đến mức không thể đưa nổi một củ khoai tây vào vũ trụ. Mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn kể từ đó. Cải tiến lại các tên lửa được mua từ Nga vào những năm 1990, Trung Quốc đã phóng mười "taikonauts – tên gọi đặt cho những phi hành gia người Hoa du hành trong không gian" vào quỹ đạo trái đất và đang tiến hành các kế hoạch đầy tham vọng để xây dựng một trạm không gian và phát triển một tên lửa mạnh mẽ như Saturn V vào năm 2020. Trong kế hoạch năm năm, Trung Quốc cẩn thận lần theo những bước đi tiên phong của Nga và Mỹ.

Ngay cả những người tầm nhìn đầy hy vọng nhất cũng nhận thức rõ rằng sẽ có một loạt các mối nguy hiểm phải đối mặt cho các phi hành gia trên hành trình sao Hỏa. Musk, khi được hỏi liệu anh ta có muốn ghé thăm sao Hỏa hay không, thừa nhận rằng xác suất chết trong chuyến đi đầu tiên trên hành tinh này là "khá cao" và phản hồi lại rằng anh muốn nhìn thấy con mình lớn lên.

DU HÀNH VŨ TRỤ KHÔNG PHẢI LÀ ĐI DÃ NGOẠI VÀO CHỦ NHẬT.

Danh sách các mối nguy hiểm tiềm tàng của một nhiệm vụ có người lái đến sao Hỏa là rất đáng sợ.

Đầu tiên là thất bại thảm khốc. Chúng ta đã hơn năm mươi năm tuổi cho việc đi vào không gian, nhưng xác suất của một tai nạn khi phóng tên lửa tai hại vẫn còn khoảng 1%. Có hàng trăm bộ phận chuyển động bên trong một tên lửa, và bất kỳ một trong số chúng có thể khiến cho một nhiệm vụ thất bại. Tàu con thoi đã có hai tai nạn khủng khiếp trong tổng số 135 lần phóng, hay tương đương khoảng 1,5% tỷ lệ của thất bại. Tỷ lệ tử vong chung của chương trình không gian là 3,3%. Trong số 544 người đã từng ở trong không gian, 18 người đã chết trong khi làm nhiệm vụ. Phải rất dũng cảm để sẵn sàng ngồi trên đầu tên lửa một triệu pound nhiên liệu được thổi vào không gian với vận tốc thoát khỏi trái đất là hai mươi lăm ngàn dặm một giờ, không biết điều gì có thể xảy ra với mình cả.

Ngoài ra còn có cái gọi là "Mars jinx – điều xúi quẩy trên đường tới Sao Hỏa." Ba phần tư số đầu dò không gian của chúng ta (nước Mỹ) được gửi đến sao Hỏa không bao giờ đến được đó cả, chủ yếu là do khoảng cách rộng lớn, vấn đề với bức xạ, hỏng hóc cơ khí, mất liên lạc, va phải thiên thạch siêu nhỏ, ... Mặc dù vậy, Mỹ có kinh nghiệm tốt hơn nhiều trong việc ghi nhận hay theo dõi về vấn đề này so với người Nga, những người đã trải qua mười bốn lần thất bại để tiếp cận hành tinh đỏ.

Một vấn đề khác là chiều dài thời gian của hành trình đến sao Hỏa. Đi đến mặt trăng với chương trình Apollo chỉ mất ba ngày, nhưng một chuyến đi một chiều đến sao Hỏa sẽ mất tới chín tháng, và một chuyến khứ hồi hoàn chỉnh sẽ mất khoảng hai năm. Tôi đã từng tham quan trung tâm đào tạo Nasa ở Cleveland, Ohio, nơi các nhóm các nhà khoa học phân tích những căng thẳng về du hành vũ trụ. Các phi hành gia bị teo cơ và xương ,nguyên nhân gây ra bởi tình trạng không trọng lực khi họ trải qua thời gian dài trong không gian ngoài trái đất. Cơ thể chúng ta được tinh chỉnh để sống trên một hành tinh với lực hấp dẫn/trọng lực của Trái đất. Nếu chỉ cần Trái đất lớn hơn hoặc nhỏ hơn vài phần trăm, cơ thể chúng ta sẽ phải được thiết kế lại để tồn tại trên đó. Chúng ta càng ở trong không gian bên ngoài, cơ thể chúng ta càng trở nên xấu đi. Phi hành gia người Nga Valeri Polyakov, sau khi lập kỷ lục thế giới về không gian trong 437 ngày, hầu như không thể bò ra khỏi khoang tàu vũ trụ của mình khi ông trở về trái đất.

Một thực tế thú vị là các phi hành gia trở nên cao hơn vài inch trong không gian bên ngoài do sự mở rộng cột sống của họ. Khi trở lại Trái Đất, chiều cao của chúng sẽ trở lại bình thường. Các phi hành gia cũng có thể mất 1% khối lượng xương mỗi tháng trong không gian. Để làm chậm sự mất mát này, họ phải tập thể dục ít nhất hai giờ một ngày trên máy chạy bộ. Tuy nhiên, nó có thể lấy của phi hành gia cả năm sau đó để phục hồi cho một chuyến lưu diễn sáu tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế - và đôi khi, họ không bao giờ phục hồi hoàn toàn khối lượng xương của họ. (Một hậu quả xa hơn nữa của tình trạng không trọng lượng thứ không được thực hiện nghiên cứu nghiêm túc cho mãi đến gần đây, đó là thiệt hại cho các dây thần kinh thị giác.Trong quá khứ, các phi hành gia đã lưu ý rằng thị lực của họ trở nên xấu đi sau những nhiệm vụ dài ngày trong không gian. Khi quét chi tiết mắt của họ thì đã thấy rằng dây thần kinh thị giác của họ thường kích thích hay bị viêm, có lẽ do áp lực từ dịch lỏng của mắt.)

Trong tương lai, các viên nang không gian của chúng ta có thể phải quay sao cho lực ly tâm có thể tạo ra lực hấp dẫn nhân tạo. Chúng ta trải nghiệm hiệu ứng này mỗi khi chúng ta đi đến một lễ hội và chui vào con quay hình ống xi lanh của Rotor hoặc Gravitron. Lực ly tâm tạo ra lực hấp dẫn nhân tạo và đẩy chúng ta trở lại bức tường của xy lanh. Hiện tại, một tàu vũ trụ quay sẽ quá tốn kém để sản xuất và ý tưởng này khó thực hiện. Các cabin quay sẽ phải là khá lớn, nếu không lực ly tâm sẽ không được phân phối, và các phi hành gia sẽ bị say sóng và mất phương hướng.

Ngoài ra còn có vấn đề bức xạ trong không gian, đặc biệt là từ gió mặt trời và tia vũ trụ. Chúng ta thường quên rằng Trái Đất được che phủ bởi một bầu không khí dày đặc và được che đỡ bởi một khiên từ trường giúp bảo vệ chúng ta. Ở mực nước biển, khí quyển của chúng ta hấp thụ hầu hết các bức xạ chết người, nhưng ngay cả trên một chuyến bay bình thường trên khắp nước Mỹ, chúng ta nhận được và thêm hàng triệu bức xạ mỗi giờ trong máy bay phản lực – tương đương với X-quang nha khoa mỗi lần chúng ta bay trên bầu trời. Các phi hành gia du hành đến sao Hỏa sẽ phải đi qua các vành đai phóng xạ bao quanh Trái đất, điều có thể khiến họ tiếp xúc với liều phóng xạ nặng hơn và tăng tính nhạy cảm với bệnh, lão hóa sớm cũng như ung thư. Trong chuyến đi hai năm liên hành, một phi hành gia sẽ nhận được một lượng cao hơn khoảng hai trăm lần bức xạ của một người sinh đôi tương đương sống trên trái đất. (Tuy nhiên, số liệu thống kê này nên được đặt trong bối cảnh. Nguy cơ cả đời của các phi hành gia phát triển ung thư sẽ tăng từ 21% lên 24%. Trong khi sẽ là không đáng kể, khi đặt mối đe dọa này lại so với mối nguy hiểm lớn hơn mà một phi hành gia phải đối mặt từ một tai nạn đơn giản trong khi làm nhiệm vụ hoặc kém may mắn.)

Tia vũ trụ từ không gian bên ngoài đôi khi dữ dội khiến các phi hành gia thực sự có thể nhìn thấy những tia sáng nhỏ xíu khi các hạt hạ nguyên tử ion hóa chất lỏng trong nhãn cầu của họ. Tôi đã phỏng vấn một số phi hành gia những người đã mô tả những nhấp nháy, trông đẹp đẽ kia nhưng có thể gây tổn thương bức xạ nghiêm trọng cho mắt.

Và năm 2016 đã mang đến tin xấu liên quan đến tác động của bức xạ lên não. Nhà khoa học tại Đại học California, Irvine, đã để cho những con chuột tiếp xúc với liều lượng lớn phóng xạ tương đương với lượng hấp thụ trong suốt hai năm đi xuyên sâu vào không gian. Họ tìm thấy bằng chứng về tổn thương não không thể đảo ngược. Những con chuột cho thấy các vấn đề hành vi và trở nên kích động cũng như rối loạn chức năng. Ít nhất, những kết quả này xác nhận rằng các phi hành gia phải được che chắn đầy đủ trong không gian sâu ngoài vũ trụ.

Ngoài ra, các phi hành gia phải lo lắng về bão lửa mặt trời khổng lồ. Năm 1972, khi Apollo 17 được chuẩn bị cho một chuyến đi đến mặt trăng, một cơn bão năng lượng mặt trời mạnh mẽ đã giáng vào bề mặt mặt trăng. Nếu các phi hành gia đã đi bộ trên mặt trăng vào thời điểm đó, họ có thể đã bị giết. Không giống như tia vũ trụ, vốn là ngẫu nhiên, bão lửa mặt trời có thể được theo dõi từ Trái Đất, vì vậy có thể cảnh báo các phi hành gia vài giờ trước thời điểm chết chóc kia ập đến. Đã có sự cố khi các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế được thông báo về việc tiếp cận bão lửa mặt trời và được lệnh chuyển sang các khu vực được bảo vệ tốt hơn của Trạm vũ trụ.

Sau đó, còn là những thiên thạch siêu nhỏ - micrometeors, có thể xé vỏ ngoài của một tàu vũ trụ. Kiểm tra cận thân của tàu con thoi không gian cho thấy tác động của nhiều thiên thạch loại nhỏ lên trên bề mặt lát gạch của nó. Lực của một viên đá vũ trụ có kích thước của một con tem bưu chính khi du hành ở vận tốc 40.000 dặm một giờ sẽ là đủ để tách một lỗ trong tên lửa và gây ra sự giảm áp bởi sự thoát khí nhanh chóng. Là khôn ngoan để tách riêng các mô-đun không gian vào các khoang khác nhau, do đó một phần bị thủng có thể được nhanh chóng niêm phong ra khỏi những khoang khác.

Những khó khăn về tâm lý sẽ cho thấy một loại trở ngại khác. Bị nhốt trong một viên nang nhỏ, chật chội với một nhóm ít người trong một thời gian dài sẽ rất thách thức. Ngay cả với một loạt các bài kiểm tra tâm lý, chúng ta không thể dự đoán dứt khoát làm thế nào - hay liệu mọi người sẽ trở nên hợp tác với nhau hay không. Cuối cùng, cuộc sống của bạn có thể phụ thuộc vào ai đó, người chịu đựng sự căng thẳng từ bạn.

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI - MICHIO KAKU
Bản dịch của ĐỖ BÁ HUY

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm