Hiệp Khách Quậy Định luật III Newton của chuyển động phát biểu rằng khi hai vật, A và B, tương tác, thì lực do A tác dụng lên B bằng về độ lớn với lực do B tác dụng lên A, nhưng hai lực tác dụng ngược chiều nhau. Xin mời đọc tiếp.
Định luật III Newton
Định luật III Newton của chuyển động phát biểu rằng khi hai vật, A và B, tương tác, thì lực do A tác dụng lên B bằng về độ lớn với lực do B tác dụng lên A, nhưng hai lực tác dụng ngược chiều nhau.
1 Ví dụ 1
Khi một người bắt đầu bước về phía trước, chân của họ đạp mặt đất ra phía sau và mặt đất tác dụng một lực bằng và ngược chiều lên người đó. Tương tác có hai vật và hai lực tham gia.
Lực nhỏ do người tác dụng lên mặt đất không gây ra gia tốc gì đáng kể cho mặt đất vì khối lượng lớn của nó. Cũng độ lớn của lực đó tác dụng lên người, nhưng vì người có khối lượng nhỏ hơn nhiều, nên người thu gia tốc.
2 Ví dụ 2
Khi một người bước từ thuyền nhỏ lên bờ, họ đẩy thuyền ra phía sau và thuyền đẩy họ ra phía trước với một lực bằng về độ lớn nhưng ngược chiều.
Lực ma sát giữa thuyền và nước là không đáng kể và, khi người đẩy thuyền ra, nó bắt đầu chuyển động giật lùi làm giảm chuyển động về phía trước của người, anh ta sẽ có xu hướng rơi xuống phần nước giữa thuyền và bờ.
3 Ví dụ 3
Khi người bắn súng bóp cò, hai lực bằng nhau và ngược chiều tác dụng lên viên đạn và súng lúc viên đạn bay ra khỏi nòng. Súng và đạn thu động lượng bằng nhau nhưng ngược chiều nhau.
khối lượng của đạn × vận tốc của đạn = khối lượng của súng × vận tốc của súng
Vì khối lượng của đạn nhỏ hơn khối lượng của súng nhiều lần, nên viên đạn sẽ bay về phía trước với vận tốc cao hơn nhiều so với vận tốc giật lùi của súng.
File ảnh: