Vật lí Lượng tử Tốc hành (Phần 90)

Hiệp Khách Quậy Nhiều nhà khoa học đã dội thêm gáo nước lạnh vào các khẳng định cho rằng ý thức con người nảy sinh từ các hiệu ứng lượng tử. Nổi bật trong số những kẻ hoài nghi này là Max Tegmark thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Chỉ rõ rằng bộ não không phải là một cấu trúc nóng và phức tạp, ông đã cho chạy... Xin mời đọc tiếp.

Lại là ý thức lượng tử

Nhiều nhà khoa học đã dội thêm gáo nước lạnh vào các khẳng định cho rằng ý thức con người nảy sinh từ các hiệu ứng lượng tử. Nổi bật trong số những kẻ hoài nghi này là Max Tegmark thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Chỉ rõ rằng bộ não không phải là một cấu trúc nóng và phức tạp, ông đã cho chạy các phép tính đề xuất rằng mọi sự chồng chất lượng tử có thể phát sinh trong não bộ sẽ mất kết hợp nhanh hơn tốc độ các neuron truyền tín hiệu cho nhau. Điều này có nghĩa là, giả sử những trạng thái lượng tử này có tồn tại, thì chúng chẳng có tác dụng gì đối với việc xử lí của não.

Tuy nhiên, kể từ phân tích của Tegmark, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sinh vật sống thật sự có thể sử dụng các hiệu ứng lượng tử vì lợi ích của chúng. Trong số này có sự quang hợp ở cây xanh và giác quan cảm nhận từ trường của các loài chim di trú. Rốt lại, bộ não người là quá phức tạp để chúng ta lập mô phỏng thích đáng, nghĩa là vẫn có chỗ cho các lí thuyết về ý thức lượng tử bên cạnh các lí thuyết được hậu thuẫn tốt hơn cho rằng bộ não chúng ta có thể mô tả được bằng vật lí cổ điển.

ý thức lượng tử

Lẽ nào không có tự do ý chí?

Từ góc nhìn triết học, tác dụng có ý nghĩa nhất của cơ học lượng tử là liệu nó cho phép chúng ta tự do ý chí hay không? Nhiều nhà vật lí lượng tử và nhà triết học tin rằng tất định luận, nguyên lí nói rằng Vũ trụ là có thể dự báo trước, khiến mọi hành động và quyết định của chúng ta cũng là có thể dự báo trước (tất nhiên, giả sử người ta có công suất điện toán, có một hiểu biết đầy đủ về các quá trình có liên quan và truy xuất được mọi thông tin cần thiết về Vũ trụ). Ngược lại, một số người đề xuất rằng tính ngẫu nhiên theo xác suất của cơ học lượng tử loại bỏ hoàn toàn tự do ý chí: nếu chẳng thứ gì có thể dự báo được chuẩn xác, thì hà tất gì chúng ta phải nói cái xảy ra là do hệ quả của các hành động của chúng ta.

Dù trường hợp nào đúng, thì tự do ý chí vẫn là một ảo giác, và nhà vật lí Đức Sabine Hossenfelder còn đề xuất sự tồn tại của “các hàm tự do ý chí”, các quy luật ẩn có thể gây ra thứ trông như là tự do ý chí. Tuy nhiên, sự phân biệt như thế có đủ để ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta hay không lại là một vấn đề khác.

ý thức lượng tử

Vật lí Lượng tử Tốc hành
Gemma Lavender
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>

TẢI XUỐNG EBOOK

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm