Hiệp Khách Quậy Vào mùa đông năm sinh nhật thứ 50 của mình, và một năm sau khi được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo tại trường đại học Würzburg, Wilhelm Conrad Roentgen để ý thấy một màn ảnh barium platinocyanide phát huỳnh quang trong phòng thí nghiệm của ông khi ông dùng ống Crookes tạo ra tia cathode cách đó không bao... Xin mời đọc tiếp.
Vào mùa đông năm sinh nhật thứ 50 của mình, và một năm sau khi được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo tại trường đại học Würzburg, Wilhelm Conrad Roentgen để ý thấy một màn ảnh barium platinocyanide phát huỳnh quang trong phòng thí nghiệm của ông khi ông dùng ống Crookes tạo ra tia cathode cách đó không bao xa. Tạm gác qua một bên trách nhiệm của ông đối với trường đại học và các sinh viên, ngài hiệu trưởng Roentgen dành trọn sáu tuần sau đó trong phòng thí nghiệm của ông, tự mình nghiên cứu, không chia sẻ bất cứ điều gì với đồng nghiệp hết.
Ba ngày trước Giáng sinh, ông đã đưa vợ đến phòng thí nghiệm, và thực hiện bức ảnh chụp lịch sử thể hiện xương bàn tay và chiếc nhẫn đeo trên ngón tay của vợ ông. Hội Vật lí Y khoa Würzburg là nơi đầu tiên nghe báo cáo về các tia mới có khả năng đâm xuyên qua cơ thể và chụp ảnh xương người. Roentgen chính thức công bố kết quả vào ngày 28 tháng 12 năm 1895. Emil Warburg tường thuật lại kết quả đó trước Hội Vật lí Berlin vào hôm 4 tháng 1. Ngày hôm sau, tờ báo Wiener đăng tin, và hôm sau nữa thì tin tức về khám phá của Roentgen bắt đầu lan tỏa khắp thế giới qua con đường điện báo.
Ngày 13 tháng 1, Roentgen trình diện Kaiser và được thưởng Huân chương Hoàng gia Phổ, Hạng nhì. Và vào ngày 16 tháng 1, tờ New York Times công bố khám phá trên là một dạng nhiếp ảnh mới, chụp ảnh các vật rắn chứa tiềm ẩn bên trong, đâm xuyên qua gỗ, giấy, da thịt, và làm hiện ra giàn khung của bộ xương người. “Những người làm khoa học trong thành phố này đang hết sức nóng lòng chờ đợi sự xuất hiện của các tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh cung cấp đầy đủ các chi tiết về khám phá của giáo sư Roentgen về phương pháp chụp ảnh các vật không trong suốt”. Tờ New York Times mở đầu như vậy, và tờ báo kết luận với việc dự đoán “sự chuyển mình của khoa phẫu thuật hiện đại bởi sự cho phép nhà phẫu thuật phát hiện ra sự có mặt của những vật thể ngoại lai” (số ngày 16/01/1896, trang 9).
Wilhelm Conrad Roentgen (1845–1923). (Ảnh: AIP Emilio Segré Visual Archives)
Mời tham khảo: