Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 3: Thang nhiệt độ

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 3: Thang nhiệt độ. Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 3: Thang nhiệt độ
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 3: Thang nhiệt độ các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề kiểm tra vật lý 12

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 3, thang nhiet do-55804-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 3 thang nhiet do


Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 3: Thang nhiệt độ

Câu 1:

Nhiệt độ vào một ngày mùa hè ở Luân Đôn là 77 °F. Nhiệt độ đó tương ứng với bao nhiêu °C?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fahrenheit bằng số đọc trên thang nhiệt độ Celsius ?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Giả sử một bạn học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là nhiệt độ Z, có đơn vị là °Z. Trong đó nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1 atm là 10 °Z và nhiệt độ nước đang sôi ở 1 atm là 150 °Z.

a) Thiết lập biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang nhiệt độ Z.

b) Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 80 °Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Celsius là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Có một nhiệt kế bị lỗi có các điểm đóng băng và điểm sôi của nước được đánh dấu là 5 và 95%. Nhiệt độ của một chất được đo bằng nhiệt kế trên là 590 . Tìm nhiệt độ chính xác của chất đó trên thang Celsius.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Trên một thang đo nhiệt độ X, điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là −125 °X và 375 °X. Trên một thang đo nhiệt độ Y, điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là –70 °Y và –30 °Y. Nếu trên thang đo độ Y tương ứng với nhiệt độ 50 °Y thì nhiệt độ trên thang đo °X sẽ là bao nhiêu?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:
Nội dung nào đúng khi nói nhiệt độ của một vật đang nóng so sánh với nhiệt độ của một vật đang lạnh? 
  • (A) Vật lạnh có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của vật nóng. 
  • (B) Vật lạnh có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của vật nóng. 
  • (C) Vật lạnh có nhiệt độ bằng nhiệt độ của vật nóng. 
  • (D) Vật nóng có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của vật nóng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:
Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? 
  • (A) Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
  • (B) Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
  • (C) Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. Từ vật ở trên cao sang vật ở dưới thấp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Câu nào sau đây nói về điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật là đúng? 
  • (A) Nhiệt không thể truyền từ vật có nhiệt năng nhỏ sang vật có nhiệt năng lớn hơn. 
  • (B) Nhiệt không thể truyền giữa hai vật có nhiệt năng bằng nhau. 
  • (C) Nhiệt chỉ có thể truyền từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. 
  • (D) Nhiệt không thể tự truyền được từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:
Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc thay đổi như thế nào? 
  • (A) Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm. 
  • (B) Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng. 
  • (C) Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều giảm. 
  • (D) Nhiệt năng của giọt nước và nước trong cốc đều tăng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng? 
  • (A) Nhiệt năng là một dạng năng lượng. 
  • (B) Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra. 
  • (C) Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • (D) Nhiệt năng của vật càng lớn khi nhiệt độ của vật càng cao.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:
Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng? 
  • (A) Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. 
  • (B) Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. 
  • (C) Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. 
  • (D) Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Một cục nước đá ở 0 °C được thả vào nước ở 0 °C. Khi đó nước đá sẽ 
  • (A) tan chảy. 
  • (B) chuyển thành nước.
  • (C) không tan. 
  • (D) tan chảy một phần.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:
Người ta cho hai vật dẫn nhiệt tiếp xúc với nhau, sau một thời gian khi có trạng thái cân bằng nhiệt thì hai vật này có 
  • (A) cùng nhiệt độ. 
  • (B) cùng nội năng. 
  • (C) cùng năng lượng. 
  • (D) cùng nhiệt lượng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Dụng cụ nào sau đây không phải là thang đo nhiệt độ. 
  • (A) Thang do Kelvin. 
  • (B) Thang do Celsius. 
  • (C) Thang do Richter
  • (D) Thang do Fahrenheit

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:
Đơn vị đo nhiệt độ trong thang nhiệt Celsius là 
  • (A) K. 
  • (B) °F.
  • (C) N. 
  • (D) °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:
Cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là 
  • (A) lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (10 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.
  • (B) lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (0 °C) làm chuẩn. 
  • (C) lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn. 
  • (D) lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (10 °C) làm chuẩn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:
Theo thang nhiệt độ Celsius, từ nhiệt độ đông đặc đến nhiệt độ sôi của nước được chia thành 
  • (A) 100 phần bằng nhau, mối phần ứng với 1 ° 
  • (B) 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 °K. 
  • (C) 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 °F. 
  • (D) 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:
Thang nhiệt độ Celsius có nhiệt độ âm là nhiệt độ 
  • (A) thấp hơn 0 ° 
  • (B) cao hơn 0 °
  • (C) từ 35 ° đến 42 ° 
  • (D) từ 0 °C đến 100 °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:
Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là 
  • (A) Độ Kelvin (Kí hiệu K). 
  • (B) Độ Celsius (Kí hiệu 0 °C).
  • (C) Độ Fahrenheit (Kí hiệu 0 °F). 
  • (D) Cả 3 đáp án trên đều sai.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:
Cho các nhiệt độ sau: 0 °C; 5 °C; 36,5 °C; 327 °C. Nhiệt độ nào có thể thích hợp cho mỗi trường hợp nào sau đây? 
  • (A) Chì nóng chảy, nhiệt độ cơ thể người, ly nước trà đá, nước đá.
  • (B) Ly nước trà đá, nước đá, chì nóng chảy, nhiệt độ cơ thể người. 
  • (C) Nước đá, ly nước trà đá, chì nóng chảy, nhiệt độ cơ thể người. 
  • (D) Nước đá, ly nước trà đá, nhiệt độ cơ thể người, chì nóng chảy.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:
"Độ không tuyệt đối" là nhiệt độ ứng với
  • (A) 0 K. 
  • (B) 0 ° 
  • (C) 273 ° 
  • (D) 273 K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:
Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang Kelvin là
  • (A) 0 K và 100 K.
  • (B) 273K và 373 K. 
  • (C) 73 K và 3 K.
  • (D) 32K và 212 K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:
Nêu khái niệm nhiệt độ không tuyệt đối?
  • (A) Nhiệt độ tại đó chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng lại. 
  • (B) Nhiệt độ tại đó nước đông đặc thành đá.
  • (C) Nhiệt độ tại đó tất cả các chất khí hóa rắn. 
  • (D) Nhiệt độ tại đó tất cả các chất khí hóa lỏng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:
Biểu thức nào sau đây là đúng khi biến đổi nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin? 
  • (A) T(K) = t(°C) - 273. 
  • (B) T(K) = t(°C) + 273. 
  • (C)  T(K)=t°C+2732
  • (D) T(K) = 2t(°C) + 273.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:
Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius? 
  • (A) Kí hiệu của nhiệt độ là t. 
  • (B) Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 0 °
  • (C) Tăng 1 ° trong thang Celsius tương ứng tăng 2 ° trong thang Fahrenheit . 
  • (D) Đơn vị đo nhiệt độ là °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:
Chọn phát biểu đúng. Trong thang nhiệt độ Fahrenheit: 
  • (A) Kí hiệu độ là ° Fh. 
  • (B) Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 °F. 
  • (C) Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 °F. 
  • (D) Thang nhiệt độ Fahrenheit được sử dụng ở các nước nói tiếng Anh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:
Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang Fahrenheit là
  • (A) 0 °F và 100 °F. 
  • (B) 100 °F và 200 °F. 
  • (C) 32 °F và 212 °F. 
  • (D) 22 °F và 202 °F.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:
Công thức chuyển đổi nhiệt độ t °C sang thang °F là 
  • (A) t(°F) = 1,8 + 32t (°C). 
  • (B) t(°F) = 273 + t(°C).
  • (C) t(°F) = 32 + 1,8t (°C). 
  • (D) t(°F) = 32t(°C).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:
Thang nhiệt độ nào sau đây không thể lấy giá trị âm? 
  • (A) Thang do °
  • (B) Thang đo °F.
  • (C) Thang do K. 
  • (D) Cả ba thang đo trên.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:
Phát biểu nào sau đây là sai? 
  • (A) Giá trị của độ không tuyệt đối trên thang đo Kelvin là 0 K. 
  • (B) Giá trị của độ không tuyệt đối trên thang đo Celsius là –218,5 ° 
  • (C) Nếu chênh lệch của nhiệt độ trên thang Celsius là 90 °C thì chênh lệch nhiệt độ trong thang đo Kelvin là 90 °
  • (D) Nếu chênh lệch của nhiệt độ trên thang Celsius là 45 °C thì chênh lệch nhiệt độ trong thang đo Kelvin là 45 K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:
Dụng cụ nào sau đây dùng để đo nhiệt độ?
  • (A) Cân đồng hồ. 
  • (B) Nhiệt kế. 
  • (C) Vôn kế. 
  • (D) Tốc kế.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:
Nhiệt kế chất lỏng được chế tạo dựa trên nguyên tắc nào? 
  • (A) Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
  • (B) Sự nở ra của chất lỏng khi nhiệt độ giảm. 
  • (C) Sự co lại của chất lỏng khi nhiệt độ tăng. 
  • (D) Sự nở của chất lỏng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:
Nhiệt kế chất lỏng được chế tạo dựa trên nguyên tắc nào?
  • (A) Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. 
  • (B) Sự nở ra của chất lỏng khi nhiệt độ giảm. 
  • (C) Sự co lại của chất lỏng khi nhiệt độ tăng
  • (D) Sự nở của chất lỏng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:
Nhiệt kế nào sau đây hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng? 
  • (A) Nhiệt kế thuỷ ngân. 
  • (B) Nhiệt kế kim loại. 
  • (C) Nhiệt kế hồng ngoại 
  • (D) Nhiệt kế điện tử

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:
Trong các nhiệt kế sau đây, em hãy chọn nhiệt kế phù hợp để đo nhiệt độ của nước sôi? 
  • (A) Nhiệt kế y tế có thang chia độ từ 35 °C đến từ 42 ° 
  • (B) Nhiệt kế rượu có thang chia độ từ –30 °C đến từ 60 ° 
  • (C) Nhiệt kế thuỷ ngân có thang chia độ từ −10 °C đến từ 110 ° 
  • (D) Nhiệt kế hồng ngoại có thang chia độ từ 30 °C đến từ 45 °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:
Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì 
  • (A) rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 
  • (B) rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100 ° 
  • (C) rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100 ° 
  • (D) rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0 °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:
Chọn câu sai. Nhiệt kế thuỷ ngân dùng để đo 
  • (A) nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động. 
  • (B) nhiệt độ của nước đá đang tan. 
  • (C) nhiệt độ khí quyển.
  • (D) nhiệt độ cơ thể người.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:

Hình vẽ dưới đây gồm bốn cách sắp xếp để đo nhiệt độ của nước trong cốc bằng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm. Hình vẽ nào thể hiện sự sắp xếp đúng để đo nhiệt độ chính xác?

Hình vẽ dưới đây gồm bốn cách sắp xếp để đo nhiệt độ của nước trong cốc bằng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm. Hình vẽ nào thể hiện sự sắp xếp đúng để đo nhiệt độ chính xác? (ảnh 1)
  • (A) hình                          
  • (B) hình                          
  • (C) hình                          
  • (D) hình

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Hình vẽ nào bên dưới phù hợp với trường hợp nhiệt 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh?

Hình vẽ nào bên dưới phù hợp với trường hợp nhiệt 1 được đặt vào một cốc đựng nước nóng còn nhiệt kế 2 được đặt vào một cốc đựng nước lạnh? (ảnh 1)
  • (A) Hình 1.                              
  • (B) Hình 2.                          
  • (C) Hình 3.                         
  • (D) Hình 4.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Cho các bước như sau:

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là

  • (A)   (2), (4), (3), (1), (5). 
  • (B) (1), (4), (2), (3), (5). 
  • (C) (1), (2), (3), (4), (5).
  • (D) (3), (2), (4), (1), (5).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:

Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự):

1 Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

2 Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

3 Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

4 Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa. Nếu chưa, thì vẩy nhiệt kế cho thuỷ ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • (A) 1, 2, 3, 4                        
  • (B) 4, 3, 1, 2                        
  • (C) 4, 3, 2, 1                        
  • (D) 2, 1, 3, 4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:
Nhiệt độ của một vật trong thang đo Kelvin là 19 K, nhiệt độ tương đương của nó trong thang độ Celsius là 
  • (A) -254 °
  • (B) 273 ° 
  • (C) -45 ° 
  • (D) 100 °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:
Nhiệt độ vào một ngày mùa hè ở Hà Nội là 35 °C. Nhiệt độ đó tương ứng với bao nhiêu độ F? 
  • (A) 59 °F. 
  • (B) 67 °F. 
  • (C) 95 °F. 
  • (D) 76 °F.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 44:
Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kelvin là 293 K. Hỏi theo thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? 
  • (A) 20 °F.
  • (B) 100 °F. 
  • (C) 58 °F. 
  • (D) 261 °F.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 45:
104 °F. ứng với bao nhiêu K? 
  • (A) 313 K. 
  • (B) 298 K. 
  • (C) 328 K. 
  • (D) 293 K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 46:
Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fahrenheit gấp đôi số đợc trên thang nhiệt độ Celsius? 
  • (A) 160 ° 
  • (B) 100 ° 
  • (C) 0 ° 
  • (D) 260 °

👉 Xem giải chi tiết

Câu 47:
Khi truyền nhiệt cho một vật, nhiệt độ của vật đó tăng lên 15 °C. Nhiệt độ tăng tương ứng trên thang Kelvin là bao nhiêu? 
  • (A) 54 K. 
  • (B) 15 K. 
  • (C) 20 K.
  • (D) -50 K.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 48:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nhiệt kế vẽ ở hình bên là
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của nhiệt kế vẽ ở hình bên là A. 50 °C và 1 °C. B. 50 °C và 2 °C. C. Từ 20 °C đến 50 °C và 1 °C. D. Từ – 20 °C đến 50 °C và 2°C. (ảnh 1)
  • (A) 50 °C và 1 ° 
  • (B) 50 °C và 2 ° 
  • (C) Từ 20 °C đến 50 °C và 1 °
  • (D) Từ – 20 °C đến 50 °C và 2°

👉 Xem giải chi tiết

Câu 49:
Một thang đo X lấy điểm băng là – 10 X, lấy điểm sôi là 90 X. Nhiệt độ của một vật đọc được trên nhiệt kế Celsius là 40 °C thì trên nhiệt kế X có nhiệt độ bằng 
  • (A) 20 X. 
  • (B) 30 X. 
  • (C) 40 X. 
  • (D) 50 X.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 50:
Giả sử có một thang nhiệt độ kí hiệu là Z. Nhiệt độ sôi của nước theo thang này là 60 Z, điểm ba của nước là – 15 Z. Nhiệt độ của vật theo thang Fahrenheit (Fa-ren-hai) là bao nhiêu nếu thang Z là – 96 Z? 
  • (A) -62,4 °F. 
  • (B) 162,4 °F. 
  • (C) -162,4 °F. 
  • (D) 62,4 °F.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 51:
Trên một thang đo nhiệt độ mới được gọi là thang đo W. Điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là 39 W và 239 W. Nếu trên thang đo độ °C tương ứng với nhiệt độ 39 °C thì nhiệt độ trên thang đo mới W sẽ là bao nhiêu 
  • (A) -254 W. 
  • (B) 117 W.
  • (C) 200 W. 
  • (D) -50 W.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 52:
Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của bước sóng điện từ theo hệ thức Vien: \({\rm{T}} \cdot {\lambda _{\max }} = 2900(\mu {\rm{m}}.{\rm{K}})\) được dùng vào việc chế tạo các nhiệt kế thường dùng hằng ngày như nhiệt kế hồng ngoại, cũng như các nhiệt kế trong thiên văn để đo nhiệt độ bề mặt của các thiên thể. Xét một nhiệt kế hồng ngoại khi đo nhiệt độ cơ thể người như hình vẽ. Bước sóng hồng ngoại do cơ thể người phát ra bằng xấp xỉ bằng 
  • (A) 9,4 μm. 
  • (B) 79 μm. 
  • (C) 29 μm. 
  • (D) 10,6 μm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 53:
Trong phạm vi từ 0 °C đến 600 °C thì điện trở của một dây platin (bạch kim) phụ thuộc vào nhiệt độ theo hệ thức: R = 10(1 + 2t + 4t2) (t đo bằng °C, R đo bằng Ω). Nếu điện trở của dây bạch kim bằng 4210 Ω thì nhiệt độ của dây bạch kim bằng 
  • (A) 4210 K. 
  • (B) 10 ° 
  • (C) 610 ° 
  • (D) 610 K

👉 Xem giải chi tiết

Câu 54:

Cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau, hãy dự đoán chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 55:

Trong thời tiết mùa đông giá lạnh, cùng ở trong phòng học, nếu chạm tay vào song sắt ở cửa sổ, ta có cảm giác lạnh, nhưng chạm tay vào bàn gỗ ta có cảm giác đỡ lạnh hơn. Có phải vì chiếc bàn gỗ có nhiệt độ cao hơn không? Vì sao? Làm thế nào có thể biết được nhiệt độ các vật?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 56:

Cho biết nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện trở hoạt động dựa trên nguyên tắc vật lí nào?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 57:

Hiện nay, người ta có thể đo nhiệt độ bằng cảm biến hồng ngoại. Hãy tìm hiểu thông tin và thực hiện các yêu cầu sau:

• Nêu nguyên lí đo nhiệt độ của cảm biến hồng ngoại

• Nêu cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại điện tử (Hình 2.2c) để đo nhiệt độ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 58:

Kể tên các thang nhiệt độ mà em biết

👉 Xem giải chi tiết

Câu 59:

Dựa vào cách chia nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ Kelvin, hãy chứng minh: 1°C=1100 của khoảng cách giữa nhiệt độ nóng chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất 1 atm); 1 K=1273,16 của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ điểm mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất 1 atm).

👉 Xem giải chi tiết

Câu 60:

Nhiệt độ của khối khí trong phòng đo được là 27 °C. Xác định nhiệt độ của khối khí trong thang nhiệt độ Kelvin.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 61:

Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nùng.

a) Xác định phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius?

b) Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 °C thì nhiệt kế có đo được không?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 62:

Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là thang nhiệt độ Z, có đơn vị là °Z. Trong đó, nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1 atm là – 5 °Z và nhiệt độ nước sôi ở 1 atm là 105 °Z.

a) Thiết lập biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celcius sang thang nhiệt độ Z.

b) Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 61 °Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Celcius là bao nhiêu?

c) Nhiệt độ của vật bằng bao nhiêu (theo thang nhiệt độ Celcius) để số chỉ trên hai thang nhiệt độ bằng nhau?

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 3 thang nhiet do

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề kiểm tra vật lý 12

BÀI VIẾT NỔI BẬT