Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 5: Mô hình động học phân tử và cấu trúc của chất

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 5: Mô hình động học phân tử và cấu trúc của chất. Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 5: Mô hình động học phân tử và cấu trúc của chất
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 5: Mô hình động học phân tử và cấu trúc của chất các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề kiểm tra vật lý 12

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 5, mo hinh dong hoc phan tu va cau truc cua chat-55805-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 5 mo hinh dong hoc phan tu va cau truc cua chat


Trắc nghiệm Vật lý 12 Cánh diều Bài 5: Mô hình động học phân tử và cấu trúc của chất

Câu 1:

Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích hiện tượng khi chất khí nở ra ở nhiệt độ không đổi, tại sao áp suất lại giảm?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích hiện tượng: “Tại sao không thể truyền nhiệt bằng chất khí”.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích áp suất của chất khí thay đổi ra sao nếu thể tích của nó giảm ở nhiệt độ không đổi.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Dựa vào mô hình động học phân tử hãy giải thích hiện tượng khi một chất khí được đun nóng, nhiệt độ của nó tăng lên?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Theo mô hình động học phân tử, tốc độ của các phân tử khí ở nhiệt độ không tuyệt đối là bao nhiêu? Tại sao ở nhiệt độ không tuyệt đối các phân tử dừng lại?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Giải thích sự hóa hơi của chất lỏng dựa trên mô hình động học phân tử?

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Giải thích các tính chất sau của chất khí trên cơ sở thuyết động học phân tử của chất khí:

a) khả năng nén cao.

b) khí chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:
Nội dung thí nghiệm Brown là 
  • (A) quan sát hạt phấn hoa bằng kính hiển vi. 
  • (B) quan sát chuyển động của hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi. 
  • (C) quan sát cánh hoa trong nước bằng kính hiển vi.
  • (D) quan sát chuyển động của cánh hoa.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:
Trong thí nghiệm của Brown các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì 
  • (A) giữa chúng có khoảng cách. 
  • (B) chúng là các phân tử. 
  • (C) các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
  • (D) chúng là các thực thể sống.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:
Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn không ngừng của 
  • (A) các chất. 
  • (B) các phân tử. 
  • (C) các nguyên tử. 
  • (D) các hạt rất nhỏ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:
Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? 
  • (A) Chuyển động không ngừng. 
  • (B) Giữa chúng có khoảng cách.
  • (C) Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. 
  • (D) Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? 
  • (A) Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. 
  • (B) Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại
  • (C) Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. 
  • (D) Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:
Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động 
  • (A) chuyển động cơ.
  • (B) chuyển động quang. 
  • (C) chuyển động nhiệt. 
  • (D) chuyển động từ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:
Chọn phát biểu đúng về lực tương tác giữa các phân tử. 
  • (A) Giữa các phân tử có cả lực hút và lực đẩy.
  • (B) Giữa các phân tử chỉ có lực hút hoặc lực đẩy. 
  • (C) Giữa các phân tử chỉ có lực đẩy. 
  • (D) Giữa các phân tử chỉ có lực hút.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:
Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? 
  • (A) Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước phân tử thì lực tương tác coi như không đáng kể. 
  • (B) Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. 
  • (C) Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. 
  • (D) Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:
Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử 
  • (A) chỉ có lực hút. 
  • (B) chỉ có lực đẩy.
  • (C) có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
  • (D) có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:
Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau? 
  • (A) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. 
  • (B) Các phân tử chuyển động không ngừng.
  • (C) Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn. 
  • (D) Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực liên kết phân tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:
Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? 
  • (A) Giữa các phân tử có khoảng cách. 
  • (B) Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. 
  • (C) Chuyển động không ngừng. 
  • (D) Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:
Các chất có thể tồn tại ở những thể nào? 
  • (A) Thể rắn.
  • (B) Thể lỏng.
  • (C) Thể khí. 
  • (D) Thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:
Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của cùng một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau 
  • (A) thể tích. 
  • (B) khối lượng riêng. 
  • (C) kích thước của các nguyên tử
  • (D) trật tự của các nguyên tử.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:
Chọn đáp án đúng: Chất rắn 
  • (A) có lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh.
  • (B) có lực tương tác giữa các phân tử rất yếu. 
  • (C) không có hình dạng xác định. 
  • (D) các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất rắn chuyển động hỗn độn tự do.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:
Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn 
  • (A) không chuyển động.
  • (B) đứng xa nhau. 
  • (C) chuyển động với vận tốc nhỏ không đáng kể. 
  • (D) chuyển động quanh một vị trí cân bằng xác định.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:
Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng? 
  • (A) Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. 
  • (B) Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. 
  • (C) Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. 
  • (D) Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:
Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh? 
  • (A) Có dạng hình học xác định. 
  • (B) Có cấu trúc tinh thể. 
  • (C) Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. 
  • (D) có tính tuần hoàn trong không gian.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:
Chất rắn nào sau đây không phải là chất rắn kết tinh?
  • (A) Muối ăn NaCl. 
  • (B) Kim cương.
  • (C) Thủy tinh. 
  • (D) Nước đá.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:
Chất rắn nào sau đây không phải là chất rắn vô định hình? 
  • (A) Nhựa dẻo. 
  • (B) Nhựa đường. 
  • (C) Nhựa đường. 
  • (D) Thạch anh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:
Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là
  • (A) tinh thể thạch anh. 
  • (B) tinh thể muối ăn. 
  • (C) tinh thể kim cương. 
  • (D) tinh thể than chì.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng? 
  • (A) Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng. 
  • (B) Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn. 
  • (C) Không có thể tích và hình dạng riêng xác định. 
  • (D) Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:
Trong chuyển động nhiệt, các phân tử lỏng 
  • (A) chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng. 
  • (B) dao động quanh vị trí cân bằng xác định. 
  • (C) chuyển động hỗn loạn. 
  • (D) dao động quanh vị trí cân bằng nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của chất lỏng? 
  • (A) Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, dễ nén.
  • (B) Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén. 
  • (C) Có hình dạng cố định, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén. 
  • (D) Có hình dạng của vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian, dễ nén.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 31:
Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng 
  • (A) lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định. 
  • (B) lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất yếu, các phân tử dao động tự do về mọi phía. 
  • (C) lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn. 
  • (D) Tất cả các phương án đưa ra đều sai.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 32:
Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng vì 
  • (A) phân tử khí không có khối lượng. 
  • (B) khoảng cách giữa các phân tử khí quá gần nhau. 
  • (C) lực tương tác giữa các phân tử quá nhỏ.
  • (D) các phân tử khí luôn đẩy nhau.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 33:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? 
  • (A) Các phân tử khí ở rất gần nhau so với các phân tử chất lỏng. 
  • (B) Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu. 
  • (C) Chất khí không có hình dạng riêng và thể tích riêng. 
  • (D) Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 34:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? 
  • (A) Có hình dạng và thể tích riêng.
  • (B) Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. 
  • (C) Có thể nén được dễ dàng.
  • (D) Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 35:
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? 
  • (A) Có hình dạng và thể tích riêng. 
  • (B) Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. 
  • (C) Có thể nén được dễ dàng. 
  • (D) Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 36:
Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng là vì 
  • (A) khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh. 
  • (B) khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.
  • (C) khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh. 
  • (D) khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 37:
Chất khí luôn luôn chiếm hết thể tích của bình chứa bởi vì 
  • (A) Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu nên chúng chuyển động tự do về mọi phía. 
  • (B) Các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. 
  • (C) Trong chất khí có quá nhiều phân tử. 
  • (D) Các phân tử chất khí luôn luôn đẩy nhau ra xa nên chúng cách nhau càng xa càng tốt.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 38:
Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? 
  • (A) Dễ dàng nén được. 
  • (B) Không có hình dạng xác định. 
  • (C) Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. 
  • (D) Không cháy được.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 39:

Các phát biểu sau đây đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

 

 

b) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.

 

 

c) Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng.

 

 

d) Các chất không thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 40:

Các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng các yếu.

 

 

b) Các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.

 

 

c) Vật ở thể lỏng có thể tích và hình dạng riêng.

 

 

d) Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 41:

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về thể tích.

 

 

b) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về kích thước nguyên tử.

 

 

c) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về khối lượng riêng.

 

 

d) Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về trật tự của các nguyên tử.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 42:

Các phát biểu sau đây đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

a) Chất rắn kết tinh có hình dạng hình học, chất rắn vô định hình không có hình dạng xác định.

 

 

b) Mỗi chất chỉ có thể là chất rắn kết tinh hoặc là chất rắn vô định hình.

 

 

c) Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể, còn chất rắn vô định hình thì các hạt trong nó sắp xếp hỗn độn.

 

 

d) Mỗi chất rắn kết tinh chỉ có một cấu trúc mạng tinh thể xác định.

 

 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 43:

Dựa vào mô hình động học phân tử, hãy giải thích hiện tượng: Mở lọ nước hoa và đặt ở một góc trong phòng, một lúc sau, người trong phòng có thể ngửi thấy mùi nước hoa.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat ly 12 canh dieu bai 5 mo hinh dong hoc phan tu va cau truc cua chat

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề kiểm tra vật lý 12

BÀI VIẾT NỔI BẬT