7 thuật ngữ khoa học bị lạm dụng trong đời sống

Hiệp Khách Quậy Giả thuyết. Lí thuyết. Định luật. Những thuật ngữ khoa học này được mang ra nói thường xuyên, nhưng đa số công chúng thường hiểu sai ý nghĩa của chúng. Xin mời đọc tiếp.

Giả thuyết. Lí thuyết. Định luật. Những thuật ngữ khoa học này được mang ra nói thường xuyên, nhưng đa số công chúng thường hiểu sai ý nghĩa của chúng.

Nay một nhà khoa học cho rằng người ta nên bỏ đi những từ bị hiểu sai này và thay chúng bằng từ “mô hình”. Nhưng đâu phải chỉ có các thuật ngữ khoa học mới gây ra rắc rối, và việc thay thuật ngữ này bằng thuật ngữ kia một cách đơn giản sẽ chỉ mang đến những thuật ngữ mới bị hiểu sai nhiều hơn – một số nhà khoa học cho biết.

“Một từ như ‘lí thuyết’ là một thuật ngữ khoa học kĩ thuật,” phát biểu của nhà hóa học Michael Fayer tại trường Đại học Stanford. “Thực tế nhiều người hiểu sai ý nghĩa khoa học của nó không có nghĩa là chúng ta nên ngừng sử dụng nó. Nó có nghĩa là chúng ta cần có nền giáo dục khoa học tốt hơn nữa,” ông nói.

Một lí thuyết khoa học

Một lí thuyết khoa học tóm tắt một giả thuyết hay một nhóm giả thuyết đã được hậu thuẫn bởi những kiểm nghiệm lặp đi lặp lại.

Từ “lí thuyết” cho đến “ý nghĩa”, dưới đây là một số thuật ngữ khoa học thường bị lạm dụng.

Giả thuyết

Trong một bài đăng trên blog Wired Science, nhà vật lí Rhett Allain ở trường Đại học Southeastern Louisiana cho rằng phần đông công chúng hay lạm dụng các từ giả thuyết, lí thuyết và định luật nên các nhà khoa học cần dừng việc sử dụng những thuật ngữ này.

“Tôi không nghĩ lúc này việc gìn giữ những từ như thế là đáng giá,” Allain nói.

Giả thuyết là một lí giải cho cái gì đó được đề xuất có thể thật sự kiểm tra được. Nhưng “nếu bạn chỉ cần hỏi bất kì ai đó một giả thuyết là gì, thì họ lập tức đáp ngay đó là ‘dự đoán của người có học’,” Allain nói.

Chỉ là lí thuyết ư?

Những người phủ nhận sự biến đổi khí hậu và tiến hóa viện dẫn từ “lí thuyết” để nêu lên ngờ vực về sự biến đổi khí hậu và tiến hóa.

“Như thể là nó không đúng chỉ bởi vì nó là một lí thuyết,” Allain nói.

Xu thế đó diễn ra bất chấp thực tế lượng bằng chứng đang tăng dần ủng hộ cho sự biến đổi khí hậu và sự tiến hóa do con người gây ra.

Một phần của vấn đề nằm ở chỗ từ ‘lí thuyết’ có nghĩa là cái gì đó rất khác về mặt ngôn ngữ với ngữ nghĩa của nó trong khoa học. Một lí thuyết khoa học là một lí giải của một phương diện nào đó của thế giới tự nhiên đã được chứng minh qua các thí nghiệm hay thử nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng nói chung, một lí thuyết chỉ là một quan điểm tồn tại trong trí não của người nào đó, chứ không phải một lí giải có gốc rễ trong thí nghiệm và thử nghiệm.

Mô hình

Tuy nhiên, lí thuyết không phải là cụm từ khoa học duy nhất gây ra rắc rối. Thuật ngữ ưu tiên của Allain để thay thế cho giả thuyết, lí thuyết và định luật là “mô hình”. Từ này không chỉ gợi đến những chiếc xe đồ chơi của trẻ em, mà nó còn chỉ những cái khác nhau trong những lĩnh vực khoa học khác nhau. Một mô hình khí hậu thì rất khác với một mô hình toán học chẳng hạn.

“Các nhà khoa học trong những lĩnh vực khác nhau sử dụng những thuật ngữ này không giống nhau,” phát biểu của nhà nhân chủng học John Hawks tại trường Đại học Wisconsin-Madison. “Tôi không nghĩ từ ‘mô hình’ sẽ cải thiện được vấn đề. Nó có hiện thân vững chắc trong vật lí học hiện nay chủ yếu bởi vì Mô hình Chuẩn. Trái lại, trong di truyền học và tiến hóa học, các ‘mô hình’ được sử dụng với ý nghĩa rất khác.”

Hoài nghi

Khi ai đó không tán thành sự biến đổi khí hậu, giới truyền thông thường mô tả những cá nhân đó là “kẻ hoài nghi khí hậu”. Nhưng như thế có lẽ đã vinh danh họ quá rồi, theo lời nhà khoa học khí hậu Michael Mann tại trường Đại học Pennsylvania.

“Việc bác bỏ dòng khoa học chính thống dựa trên những chỉ trích khoa học mong manh, không đúng và bị chính trị chi phối quá nhiều xét cho cùng không phải là hoài nghi. Nó là chống đối... hay phủ nhận,” Mann nói.

Thay vậy, những người hoài nghi thật sự đón mở bằng chứng khoa học và sẵn sàng đánh giá nó một cách công bằng.

“Không phải nhà khoa học nào cũng hoài nghi. Những người hoài nghi đích thực, như Carl Sagan mô tả, là ‘cỗ máy tự hiệu chỉnh’ của khoa học,” Mann nói.

Nature vs. nurture

Cụm từ “nature vs. nurture” (tự nhiên vs. nuôi dưỡng) còn khiến các nhà khoa học nhức đầu, bởi vì nó đơn giản hóa triệt để một quá trình rất phức tạp, theo lời nhà sinh học tiến hóa Dan Kruger tại trường Đại học Michigan.

“Đây là cái mà các nhà tiến hóa học hiện đại đang lép vế,” Kruger nói.

Các gen có thể ảnh hưởng đến cuộc sống con người, nhưng sự biến đổi biểu sinh cũng thế. Những biến đổi này làm thay đổi gen hoạt tính, và cả hai đều có thể di truyền và dễ dàng bị tác động bởi môi trường. Môi trường định hình hành vi con người có thể là bất cứ cái gì từ những hóa chất mà một bào thai tiếp xúc lúc còn trong bụng mẹ cho đến ngôi nhà mà một người lớn lên cho đến loại thực phẩm họ ăn lúc còn nhỏ. Toàn bộ những yếu tố này tương tác với nhau theo kiểu lộn xộn, không thể dự báo được.

Ý nghĩa

Một từ nữa khiến các nhà khoa học răng cắn vào lưỡi là từ “ý nghĩa”.

“Đó là một từ hết sức lộn xộn. Nó có nghĩa là ý nghĩa thống kê, hay nó có nghĩa là quan trọng?”, phát biểu của Michael O'Brien, chủ nhiệm khoa nghệ thuật và khoa học tại trường Đại học Missouri.

Trong thống kê, cái gì đó có ý nghĩa nếu một sự chênh lệch không có khả năng là do sự may rủi ngẫu nhiên. Nhưng điều đó không thể phiên dịch thành một sự chênh lệch có nghĩa, nói ví dụ như trong các triệu chứng nhức đầu hay IQ.

Tự nhiên

“Tự nhiên” (natural) là một ngáo ộp khác nữa đối với các nhà khoa học. Từ này đồng nghĩa với đức hạnh, khỏe mạnh hay tốt đẹp. Nhưng không phải cái gì nhân tạo là không lành mạnh, và không phải cái gì tự nhiên cũng tốt cho bạn.

“Uranium là tự nhiên, nhưng nếu bạn tiêm nhiễm đủ lượng uranium, bạn sẽ chết,” Kruger nói.

Từ chị em ruột của tự nhiên, “hữu cơ” cũng có ý nghĩa lộn xộn. Trong khi đối với các nhà khoa học từ hữu cơ có nghĩa đơn giản là “gốc carbon”, thì thuật ngữ này hiện nay lại được sử dụng để mô tả những loại rau quả không có thuốc trừ sâu và các tấm cotton siêu bền.

Nền giáo dục kém

Nhưng mặc dù những từ này có thể bị hiểu sai, theo các nhà khoa học, vấn đề thật sự là vì người ta đã không được dạy dỗ tốt ở trường học phổ thông. Vì thế, công chúng không hiểu những lí giải khoa học đã được hình thành, kiểm nghiệm rồi được chấp nhận như thế nào.

Ngoài ra, bộ não con người có lẽ chưa tiến hóa đến mức hiểu theo trực giác những khái niệm khoa học chủ chốt như giả thuyết hay lí thuyết, Kruger nói.

Đa số mọi người có xu hướng sử dụng các lối tắt tinh thần để làm cho có nghĩa sự lộn xộn thông tin mà họ bắt gặp mỗi ngày.

Một trong những xu hướng đó là tạo ra “một sự phân biệt nước đôi giữa cái gì đó đúng theo nghĩa tuyệt đối và cái gì đó sai hay là dối trá,” Kruger nói. “Với khoa học, đó là một sự liên tục. Chúng ta liên tục xây dựng bồi đắp kiến thức của mình.”

Nguồn: Tia Ghose (LiveScience)

Mời đọc thêm