Rô bôt cứu hộ trên biển Pars

Hiệp Khách Quậy Nếu theo các xu hướng công nghệ hiện nay, thì có khả năng chuyện bảo an cứu hộ con người sẽ được thay thế bằng rô bôt trong tương lai. Trước đây, người ta đã thử nghiệm thành công một cái phao cứu hộ được điều khiển từ xa và một rô bôt kiểu con kì giông đi lại trên nước lẫn trên đất liền. Thay vì băng... Xin mời đọc tiếp.

Nếu theo các xu hướng công nghệ hiện nay, thì có khả năng chuyện bảo an cứu hộ con người sẽ được thay thế bằng rô bôt trong tương lai. Trước đây, người ta đã thử nghiệm thành công một cái phao cứu hộ được điều khiển từ xa và một rô bôt kiểu con kì giông đi lại trên nước lẫn trên đất liền. Thay vì băng xuyên trên nước để đến chỗ người bị nạn giống như nhiều nghiên cứu và hướng thiết kế rô bôt khác, một trung tâm nghiên cứu ở Iran đề xuất một trực thăng bốn cánh phóng lên từ một bệ nổi và thả phao cứu hộ đến chính xác nơi cần đến chúng.

RTS Lab bắt đầu phát triển Pars để giải quyết vấn nạn chết đuối tăng cao trên Biển Caspi theo tuyến ven biển của Iran. Sau khi chế tạo một rô bôt cứu hộ tầm ngắn giúp đỡ những người ở gần bờ biển, đội khoa học quyết định nghiên cứu một mô hình cải tiến với những khả năng xuất sắc hơn nhiều.

Mẫu hiện tại có thể mang theo mỗi lần ba cái phao

Mẫu hiện tại có thể mang theo mỗi lần ba cái phao

Thiết kế Pars hướng đến một trực thăng bốn cánh nhẹ cân được trang bị số lượng lớn bộ cảm biến, bao gồm gia tốc kế, con quay hồi chuyển, GPS, áp kế, và một la bàn điện tử. Tuy nhiên, đặc điểm khác biệt nhất của nó là một chuỗi then nằm bên dưới có thể giữ và thả ra từng cái phao một. Thiết kế mới đây nhất có thể chở đi mỗi lần ba cái phao, nhưng những người phát triển nó cho biết các mẫu trong tương lai có thể mang hơn 15 phao.

Pars được điều khiển thủ công hoặc hoạt động tự động

Pars được điều khiển thủ công hoặc hoạt động tự động trong một số tình huống nhất định

Người điều khiển sẽ có thể điều khiển rô bôt từ xa bằng phương pháp thủ công hoặc một chương trình thông minh tích hợp có thể cho phép nó hoạt động tự động trong những tình huống nhất định. RTS Lab cho biết họ đang đi theo hướng giữ cho hoạt động điều khiển thật đơn giản, để người làm công tác cứu hộ có thể học cách điều khiển chúng trong vòng vài ba ngày tập huấn.

Trạm tích điện sử dụng năng lượng mặt trời để nạp điện cho các rô bôt Pars

Trạm tích điện sử dụng năng lượng mặt trời để nạp điện cho các rô bôt Pars

Nhóm nghiên cứu còn thiết kế một trạm tích điện sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để nạp điện cho vài đơn vị Pars khi chúng neo đậu. Các nhà thiết kế khẳng định bệ tích điện đó có thể gắn phía trên một con thuyền cứu hộ hoặc một cấu trúc duyên hải nào đó và có thể cải tiến thành một trạm nổi đứng độc lập. Trong trường hợp hệ thống hỏng hoặc công suất thấp, thì rô bôt bay nổi trên nước mà không cần phao cứu hộ, cho nên nó dễ dàng được trục vớt về sau đó.

Có thể lắp đặt Pars trên thuyền cứu hộ hoặc một cấu trúc nào đó ven bờ biển

Có thể lắp đặt Pars trên thuyền cứu hộ hoặc một cấu trúc nào đó ven bờ biển

Nếu Pars hoạt động tốt như những người thiết kế ra nó khẳng định, thì nó có thể có một vài ưu điểm nổi trội so với đa số rô bôt cứu hộ mà chúng ta từng thấy trước đây. Thứ nhất, nó có thể cứu nhiều người cùng lúc trong một chuyến bay, trong khi đa số các rô bôt lội nước chỉ được trang bị để cứu mỗi lúc một người thôi.

Bay phía trên sóng còn cho phép Pars vượt qua bất kì vật cản nào hay các điều kiện nước gập ghềnh thường không thể tiếp cận bởi những phương tiện đi lại trong nước (hay thậm chí những chiếc trực thăng cỡ lớn bay trên không). Tuy nhiên, nó sẽ xử lí như thế nào trong một cơn bão lớn thì vẫn là chuyện cần nghiên cứu thêm.

Trực thăng bốn cánh còn có thể được trang bị máy quay do thám trên không, cho phép người làm công tác cứu hộ có cái nhìn kiểu mắt chim của một tình huống khẩn cấp và cho phép họ xử lí trang thiết bị thích hợp trước khi họ có thể tiếp cận địa điểm gặp nạn.

Đa phần thiết kế ban đầu đã hoàn tất và thử nghiệm xong

Đa phần thiết kế ban đầu đã hoàn tất và thử nghiệm xong

Theo RTS Lab, phần lớn thiết kế ban đầu cho rô bôt Pars hoạt động đã hoàn tất và thử nghiệm xong, tuy nhiên mô hình hiện nay chưa tích hợp các bộ cảm biến siêu âm và trí tuệ nhân tạo. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm nguồn tài trợ để chế tạo một nguyên mẫu công nghiệp và cuối cùng là sản xuất hàng loạt rồi trao vào tay các đội cứu hộ trên khắp thế giới.

Nguồn: RTS Lab

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm